Tin tức

Dấu hiệu nhận biết và phương hướng điều trị bệnh ung thư xương hàm

Ngày 28/10/2022
Ung thư xương hàm là bệnh lý nguy hiểm, có thể làm biến dạng khuôn mặt hay nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân khi không được điều trị từ sớm. Các dấu hiệu của bệnh thường khá đặc trưng và dễ nhận biết nên chỉ cần chú ý để phát hiện, thăm khám sớm và điều trị đúng phương pháp, cơ hội chữa khỏi bệnh và cùng tiên lượng sống cho bệnh nhân sẽ được cải thiện hơn nhiều.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư xương hàm

1.1. Ung thư xương hàm là bệnh gì?

Ung thư xương hàm là một dạng của ung thư xương ở vùng mặt, được xác định khi trong xương hàm có sự hiện diện của khối u ác tính. Một người có thể bị ung thư xương hàm nguyên phát khi khối u khởi phát ngay ở xương hàm hay phát triển thứ phát do kết quả của khối u ác tính ở vị trí khác từ trước đó. Nói như vậy tức là các tế bào ung thư di căn từ cơ quan khác tới xương hàm rồi hình thành khối u, trong đó phổ biến nhất chính là ung thư biểu mô tế bào vảy tại miệng. 

Ung thư xương hàm

Ung thư xương hàm là sự hiện diện khối u ác tính ở khu vực xương hàm

1.2. Dấu hiệu mắc bệnh ung thư xương hàm

Người mắc ung thư xương hàm thường xuất hiện các dấu hiệu sau:

- Cảm giác đau

Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không gây ra cảm giác đau ở hàm nhưng đây lại là dấu hiệu điển hình của bệnh ở giai đoạn sau. Khối u càng phát triển thì cơn đau càng trở nên dữ dội, liên tục và kéo dài âm ỉ. 

Nếu khối u chèn dây thần kinh, cơn đau có thể lan đến mặt hoặc cổ. Tùy vào vị trí của khối u bên trong hàm mà người bệnh có thể bị đau khi nhai. Khi chạm vào khu vực bị ảnh hưởng bởi khối u sẽ có cảm giác mềm.

- Bị sưng

Dù kích thước khối u như thế nào thì sự tồn tại của nó đều có thể gây sưng. Nếu khối u mọc ngoài xương hàm sẽ gây sưng mặt. Nếu khối u mọc trong xương hàm sẽ gây sưng miệng. 

- Răng bị lung lay

Nếu bỗng nhiên rụng nhiều răng trong khoảng thời gian ngắn thì đây cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư xương hàm. Đây chính là kết quả của việc khối u ảnh hưởng đến phần xương ở xung quanh nướu răng, khiến cho xương bị mềm rồi bị tiêu hủy và răng bị lung lay.

Ngoài những dấu hiệu điển hình trên đây thì tùy vào loại khối u ở từng trường hợp cụ thể mà mỗi người bệnh cũng sẽ phát triển các dấu hiệu khác nhau.

2. Chẩn đoán và điều trị ung thư xương hàm như thế nào?

2.1. Chẩn đoán ung thư xương hàm

Trong quá trình thăm khám lâm sàng cho người bệnh, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe ở vùng đầu cổ trong đó có cả việc chỉ định xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh. Khi có dấu hiệu nghi ngờ ung thư, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện thêm các xét nghiệm có giá trị chẩn đoán phân biệt khác.

Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner) cung cấp cơ sở để chẩn đoán bệnh ung thư xương hàm

Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner) cung cấp cơ sở để chẩn đoán bệnh ung thư xương hàm

Những xét nghiệm thường được dùng để chẩn đoán bệnh ung thư xương hàm gồm:

- Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner): cung cấp hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể để bác sĩ có căn cứ xác định tình trạng di căn ung thư.

- Chụp MRI: cung cấp hình ảnh chi tiết về kích thước khối u và các vấn đề có liên quan đến khối u.

- Chụp X-quang: cung cấp hình ảnh hai chiều ở toàn bộ khoang miệng.

- Sinh thiết rạch mô: rạch một phần nhỏ ở phần mô nghi ngờ để phân tích trong phòng thí nghiệm.

- Sinh thiết khoan: dùng công cụ chuyên dụng loại bỏ một phần da nhỏ ở khu vực được nghi ngờ để kiểm tra trong phòng thí nghiệm nhằm tìm kiếm khối u ở xương hàm.

2.2. Điều trị ung thư xương hàm

Tùy vào tình trạng khối u ở từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Đến nay, các phương pháp đang được áp dụng để điều trị ung thư xương hàm gồm:

- Phẫu thuật loại bỏ khối u: được áp dụng với trường hợp khối u ác tính xương hàm chưa di căn. Mục đích của việc điều trị nhằm loại bỏ khối u ác tính tại một vị trí cụ thể để ngăn chặn nguy cơ di căn. 

- Phẫu thuật cắt bỏ xương hàm: tiến hành khi khối u đã xâm lấn vào xương. Một đoạn hoặc toàn bộ xương hàm trên sẽ bị loại bỏ tùy vào vị trí mà khối u liên quan. Khoảng trống còn lại sau phẫu thuật sẽ được tái tạo lại để khôi phục khả năng hoạt động bình thường của xương hàm. Theo đó, bác sĩ sẽ dùng tế bào xương ở bộ phận khác của cơ thể như chân, hông, cẳng tay, lưng,... hoặc dùng vật liệu nhân tạo để thực hiện tái tạo xương hàm.

Sau khi có kết quả thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị ung thư xương hàm phù hợp

Sau khi có kết quả thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị ung thư xương hàm phù hợp

- Xạ trị: sử dụng trong trường hợp điều trị bổ sung nếu không thể loại bỏ hoàn toàn khối u hoặc tế bào ung thư phát triển mạnh ảnh hưởng trực tiếp tới mạch máu và hệ thống thần kinh. Tia phóng xạ được nhắm trực tiếp vào tế bào ung thư để ngăn ngừa nguy cơ lây lan hoặc làm giảm khối lượng của tế bào ung thư.

- Hóa trị liệu: thường không dùng cho bệnh ung thư xương hàm nhưng nếu cần thiết, bác sĩ có thể cân nhắc kết hợp xạ trị và hóa trị liệu để tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư.

Bệnh nhân tiếp nhận hóa trị liệu ung thư xương hàm có thể bị suy giảm hệ thống miễn dịch vì suy tủy. Vì thế, họ sẽ được cách ly để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đồng thời điều trị các rủi ro có nguy cơ.

Đối với bệnh ung thư xương hàm, tiên lượng sống của bệnh nhân phụ thuộc rất nhiều và giai đoạn và mức độ bệnh. Tuy nhiên, so với khối u ác tính ở các khu vực khác của cơ thể thì khối u xương hàm ác tính có tiên lượng tốt hơn, nhất là ở giai đoạn bệnh chưa di căn.

Việc điều trị ung thư xương hàm được tiến hành càng sớm và đúng phương pháp thì tiên lượng sống của bệnh nhân càng cao. Vì thế, khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc yếu tố nguy cơ đối với bệnh lý này, giúp phát hiện bệnh từ sớm là cách tốt nhất để mang lại hiệu quả điều trị cao cho người bệnh.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC không chỉ sở hữu Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh được đầu tư hệ thống thiết bị y khoa hiện đại bậc nhất mà còn có Trung tâm Xét nghiệm chất lượng quốc tế với hai chứng chỉ CAP và ISO 15189:2012 cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành. Những yếu tố này chính là điều kiện để khách hàng yên tâm khi thăm khám, chẩn đoán bệnh ung thư xương hàm.

Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch khám hãy liên hệ trực tiếp tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn nhanh chóng, chính xác.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ