Tin tức

Xét nghiệm Renin trong việc chẩn đoán bệnh tăng huyết áp

Ngày 04/02/2020
CN. Nguyễn Thị Nhung - Trung tâm Xét nghiệm
Xét nghiệm Renin là xét nghiệm nhằm xác định nồng độ Active Renin (tức là nồng độ Renin hoạt động trong huyết tương). Đây là một loại xét nghiệm rất cần thiết đặc biệt đối với bệnh nhân bị tăng huyết áp, giúp tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh và từ đó có phác đồ điều trị hiệu quả, cải thiện tình trạng bệnh đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm về tim mạch.

1. Xét nghiệm Renin là gì?

Renin là một loại chất do thận sản xuất ra, cùng với hormon aldosteron được tạo ra từ vỏ thượng thận làm tăng huyết áp, giữ ổn định nồng độ kali và natri trong cơ thể.

Khi huyết áp giảm hoặc giảm lượng máu tới thận hoặc nồng độ natri tại ống thận giảm, thận sẽ tăng sản xuất renin. Renin sẽ kích thích 1 loạt các phản ứng để vỏ thượng thận tăng sản xuất aldosterone, có tác dụng làm tăng huyết áp, tăng tái hấp thu natri và tăng bài tiết kali tại ống thận.

Vai trò của Renin trong cơ thể con người

Vai trò của Renin trong cơ thể con người

Ở người bình thường, giá trị Renin trong huyết tương đo được ở mức 4,66-31,9 ng/L. Tùy từng bệnh nhân với chế độ sinh hoạt khác nhau thì khoảng giá trị cũng sẽ thay đổi:

- Đối với người lớn, có chế độ ăn uống chứa natri bình thường: ở tư thế đứng là 0,7 - 3,3 ng/ml/h ; ở tư thế nằm là 0,2 - 1,6 ng/ml/h.

- Đối với người lớn, được điều chỉnh chế độ ăn giảm natri: ở tư thế đứng là 4,2 - 19,8 ng/ml/h ; ở tư thế nằm là 0,4 - 3,2 ng/ml/h.

Chỉ số Renin đo được sau khi thực hiện xét nghiệm mà không nằm trong khoảng trên sẽ giúp quá trình chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân bệnh chính xác hơn.

2. Kỹ thuật thực hiện Xét nghiệm Renin

Xét nghiệm Renin được thực hiện bằng kỹ thuật miễn dịch hóa phát quang, dựa theo phương pháp sandwich. Người bệnh trước khi thực hiện xét nghiệm nên dừng sử dụng hoặc thay đổi một số loại thuốc khác với các thuốc điều hòa huyết áp, thuốc lợi tiểu,… để tránh làm ảnh hưởng đến nồng độ natri, kali trong máu, từ đó làm ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm.

Lưu ý, trong vòng 2 tuần trước khi thực hiện xét nghiệm, bệnh nhân không nên sử dụng cam thảo đen, không sử dụng các chất kích thích, có cồn như bia, rượu, thuốc lá, cafein,… vì những chất này cũng làm ảnh hưởng đến huyết áp người dùng. Trong vòng 3 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm nên hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều natri, bữa ăn thanh đạm, hạn chế muối. Trước khi làm xét nghiệm 8 tiếng, không nên ăn uống gì.

Chế độ ăn uống của bệnh nhân cũng ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm

Chế độ ăn uống của bệnh nhân cũng ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về sinh lý như chế độ ăn uống sinh hoạt của bệnh nhân, các thuốc đang sử dụng, độ tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt, tư thế bệnh nhân đứng hoặc nằm cũng làm cho kết quả bị thay đổi.

3. Quy trình tiến hành xét nghiệm

Bệnh nhân lựa chọn 1 trong 2 tư thế lấy máu: đứng thẳng hoặc nằm ngửa. Nếu lấy máu ở tư thế nằm ngửa thì trước khi lấy mẫu máu nên nằm nghỉ thư giãn thoải mái từ 1 - 2 tiếng. Sau khi nghỉ ngơi, nhân viên y tế sẽ thực hiện các thao tác sát khuẩn vùng da quanh khu vực lấy máu và lấy máu như bình thường. Vị trí vùng da lấy máu là tĩnh máu cánh tay. Trường hợp lấy máu ở tư thế đứng thẳng thì bệnh nhân đi lại nhẹ nhàng hoặc nghỉ ngơi trong tư thế đứng trong vòng 30 phút đến 1 tiếng, sau đó bệnh nhân ngồi để cán bộ y tế thao tác lấy máu.

Cần phải chuẩn bị máy móc, thiết bị ở trong điều kiện tiêu chuẩn. Tại Trung tâm xét nghiệm của bệnh viện MEDLATEC, xét nghiệm này đã được thực hiện tự động trên máy miễn dịch Liaison nên thời gian thực hiện xét nghiệm rất nhanh là 50 - 60 phút. Trong quá trình lấy mẫu, không thể không tránh khỏi một số rủi ro sau:

- Người bệnh có thể bị bầm tại vị trí lấy máu, tĩnh mạch bị sưng,…

- Sai số xét nghiệm do quá trình lấy máu từ người bệnh không đủ do người bệnh không hợp tác, mẫu máu không được kiểm soát thời gian lấy, tư thế lấy và một số điều kiện cần thiết khác.

- Sai số do thiết bị dụng cụ không đạt yêu cầu tiêu chuẩn.

Mẫu máu của từng bệnh nhân cần phải để riêng từng ống có ghi rõ tên để phân biệt

Mẫu máu của từng bệnh nhân cần phải để riêng từng ống có ghi rõ tên để phân biệt

4. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm Renin

Kết quả xét nghiệm sau khi thu được sẽ được dùng để chẩn đoán bệnh, cụ thể như sau:

4.1. Giá trị Renin thu được nằm trong khoảng tham chiếu

Tức là giá trị ở ngưỡng an toàn như đã nên trên. Các giá trị này có thể khác nhau giữa các quốc gia, các khu vực trong một quốc gia,... Vì vậy có thể hiệu chỉnh sao cho phù hợp với từng khu vực.

Để đánh giá về tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân thì một xét nghiệm Renin không thể đánh giá được tất cả, bác sỹ điều trị cần dựa vào nhiều yếu tố khác để có một đánh giá chung nhất, chính xác nhất. Do đó, chỉ số Renin trong huyết tương nằm trong khoảng bình thường chỉ là một trong những yếu tố giúp bác sỹ chẩn đoán bệnh.

4.2. Trường hợp kết quả xét nghiệm Renin không nằm trong khoảng tham chiếu

Tức là giá trị cao hơn hoặc thấp hơn khoảng cho phép.

- Kết quả cao hơn mức bình thường

Bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng gan, suy giảm chức năng thận, tắc nghẽn máu lưu thông đến thận, suy tuyến thượng thận, tăng huyết áp mãn tính, xuất huyết do nhiều nguyên nhân,…

- Kết quả thấp hơn mức bình thường

Bệnh nhân có nguy cơ gặp phải các bất lợi trên thận, hội chứng Conn,…

Việc theo dõi nồng độ Renin trong huyết tương thường xuyên còn giúp đánh giá chức năng thận sau một thời gian nhất định sử dụng một thuốc như glucocorticoid, thuốc huyết áp,…

Đánh giá chức năng của thận thông qua kết quả của xét nghiệm Renin

Đánh giá chức năng của thận thông qua kết quả của xét nghiệm Renin

Cần phải kết hợp với một số xét nghiệm khác để có thể đi đến được kết luận chẩn đoán các bệnh về thận như các xét nghiệm ACTH, aldosterone trong máu và nước tiểu, điện giải đồ, siêu âm thận, tuyến thượng thận,… cùng với các thông tin liên quan đến chế độ ăn uống sinh hoạt, tiền sử bệnh tật,… của bệnh nhân. Thông thường xét nghiệm này thường được thực hiện cùng với xét nghiệm aldosterone.

5. Có thể thực hiện xét nghiệm Renin ở đâu?

Bệnh viện đa khoa MEDLATEC có đầy đủ có máy móc thiết bị đạt tiêu chuẩn, được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài cùng với đội ngũ bác sỹ và các nhân viên y tế có trình độ cao, được đào tạo chính quy, người bệnh hoàn toàn yên tâm thực hiện xét nghiệm tại đây.

Ngoài ra, để giúp người bệnh có thể thuận tiện hơn trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm, không nhất định phải đến trực tiếp các cơ sở khám chữa bệnh, MEDLATEC còn cung cấp thêm dịch vụ xét nghiệm tại nhà, người bệnh có thể gọi điện đặt lịch và sau đó sẽ có nhân viên y tế đến tận nhà lấy mẫu xét nghiệm mà vẫn đảm bảo được tính chính xác, an toàn, thuận tiện. Kết quả xét nghiệm sẽ được gửi tới người bệnh trong khoảng thời gian sớm nhất có thể.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ