Tin tức

Đau khớp háng khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ngày 10/10/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Mẹ bầu bị đau khớp háng khi mang thai sẽ rất khó chịu vì đi lại và sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Vậy nguyên nhân gây nên hiện tượng này là gì và làm cách nào để khắc phục cơn đau, giúp mẹ bầu có được thai kỳ dễ chịu? Những vấn đề này sẽ được đề cập chi tiết trong nội dung dưới đây.

1. Đau khớp háng khi mang thai là hiện tượng như thế nào?

Khớp háng là một trong những khớp lớn nhất trên cơ thể, là phần tiếp nối xương đùi vào xương chậu và đóng vai trò quan trọng trong việc chịu lực và hấp thu lực, giúp cơ thể đứng vững.

Vị trí mẹ bầu thường bị đau khớp háng khi mang thai

Vị trí mẹ bầu thường bị đau khớp háng khi mang thai

Thông thường, khi bị đau khớp háng mẹ bầu thường khó xác định được điểm đau mà chỉ có cảm giác đau lan tỏa như kiểu đau lưng. Tính chất cơn đau khớp háng ở từng mẹ bầu cũng không giống nhau: người thì bị đau buốt, đau đột ngột nhưng có người chỉ đau âm ỉ, đau kéo dài. 

Có những người đau lan tỏa khắp mông, đùi, lưng dưới, đau khi cử động hoặc đi lại. Có những người chỉ đau ở một vị trí nhất định hay chỉ đau khi nằm xuống. Tình trạng này không hiếm gặp, chỉ khác nhau về tính chất và tần suất lặp lại cơn đau. 

2. Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị đau khớp háng khi mang thai?

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau khớp háng khi mang thai, điển hình nhất là:

2.1. Sự chuyển động của thai nhi

Khi thai nhi thay đổi vị trí hay có cử động thì cơ và các dây thần kinh của người mẹ sẽ phải chịu một áp lực nhất định và dẫn đến mẹ có cơn đau khớp háng. Tình trạng này có thể sẽ càng ngày càng nặng lên khi đầu thai quay đáy tử cung hoặc những tuần gần sinh.

2.2. Nguy cơ thiếu magie

Cùng với sự phát triển của thai nhi, nguồn dự trữ magie trong cơ thể của người mẹ sẽ có thể cạn kiệt. Thiếu khoáng chất này là một trong các nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau khớp háng. Magie rất cần với hoạt động của các dây thần kinh nên mẹ bầu nên chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.

Thiếu hụt magie có thể khiến mẹ bầu bị đau khớp háng khi mang thai

Thiếu hụt magie có thể khiến mẹ bầu bị đau khớp háng khi mang thai

2.3. Đau dây chằng tròn

Dây chằng tròn là bộ phận có vai trò hỗ trợ sự lớn lên của thai nhi bên trong tử cung. Tuy nhiên, việc sản xuất quá nhiều hormone progesterone và relaxin trong thai kỳ có thể làm kéo dài dây chằng tròn nên mẹ bầu cũng bị đau khớp háng khi mang thai.

2.4. Giãn tĩnh mạch

Sự lớn lên của thai nhi trong thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch ở chi dưới của mẹ bầu. Nguyên nhân của điều này là do tích tụ máu ở chân và sẽ gây nên cảm giác đau tương tự như đau khớp háng.

3. Các biện pháp khắc phục giảm đau khớp háng khi mang thai tại nhà

Đau khớp háng khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu rất khó chịu, đi lại và vận động trong sinh hoạt gặp khó khăn. Để cải thiện tình trạng này mẹ bầu có thể tham khảo một số cách sau:

3.1. Tập thể dục

Lựa chọn bài tập tốt cho khớp háng là một cách giúp giảm đau khớp háng khi mang thai vì giúp cơ thể của mẹ bầu thích nghi tốt hơn với sự lớn lên của thai nhi. Mẹ bầu có thể tựa vào một quả bóng để tập thể dục hoặc tập bài tập cardio, tập các động tác hỗ trợ dây chằng tròn,... Điều này giúp cho vùng xương chậu được cân bằng, thai nhi được đưa đến một vị trí tối ưu nên tình trạng đau khớp háng sẽ được giảm bớt.

Lựa chọn bài tập cải thiện sức khỏe khớp háng sẽ giúp mẹ bầu bớt đau

Lựa chọn bài tập cải thiện sức khỏe khớp háng sẽ giúp mẹ bầu bớt đau 

3.2. Tắm nước ấm

Khi đau khớp háng, mẹ bầu có thể tắm nước ấm để cảm thấy dễ chịu hơn. Có thể xem đây là một giải pháp giúp giải tỏa căng thẳng tâm lý từ sự đau nhức. Khi tinh thần được thư giãn thì mẹ bầu cũng sẽ cảm nhận cơn đau một cách nhẹ nhàng hơn.

3.3. Lựa chọn quần áo hỗ trợ 

Sự phát triển của thai nhi sẽ làm tăng lưu lượng máu ở khu vực xương chậu và tạo điều kiện cho cơn đau khớp háng. Để giảm thiểu nguy cơ này, mẹ bầu có thể chọn mặc quần áo có tính đàn hồi hoặc đeo dây đai đỡ bụng. Đây là cách giảm phần nào áp lực cho xương chậu nhờ đó mà cảm giác đau cũng được bớt đi.

3.4. Hạn chế vận động quá nhiều

Nếu mẹ bầu có tính chất công việc hoạt động chân tay nhiều thì tình trạng đau khớp háng khi mang thai càng dễ phát triển và trở nên nghiêm trọng. Vì thế, để phòng ngừa và giảm thiểu đau khớp háng, mẹ bầu nên giảm khối lượng công việc, tăng thời gian nghỉ ngơi để cơn đau được dịu bớt.

3.5. Thử sức với bơi lội

Hoạt động bơi lội trong các tuần cuối của thai kỳ có thể giúp cải thiện cơn đau khớp háng. Khi bơi, cơ xương chậu và chân được tập thể dục nên giảm nguy cơ đau khớp háng khi mang thai, vùng xương chậu cũng sẽ được vận động và phát triển tốt hơn.

Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC là một trong số ít cơ sở y tế tư nhân có dịch vụ chăm sóc thai kỳ được mẹ bầu đánh giá cao. Tại bệnh viện, toàn bộ quá trình thăm khám thai kỳ đều được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ sản khoa giỏi chuyên môn, có tâm với người bệnh và sự hỗ trợ của hệ thống máy móc công nghệ tiên tiến nên mẹ bầu sẽ có được trải nghiệm thai kỳ dễ chịu, an toàn.

Để thuận tiện cho việc thăm khám các vấn đề liên quan đến thai kỳ, mẹ bầu có thể đặt trước lịch hẹn cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Từ khoá: khớp háng

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.