Tin tức

Đau vùng hạ sườn trái cảnh báo những bệnh lý nào?

Ngày 02/07/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Đau vùng hạ sườn trái không phải hiện tượng hiếm gặp. Triệu chứng này có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, không phân biệt tuổi tác. Cảm giác đau tại vùng hạ sườn trái thường là dấu hiệu của một vài bệnh lý liên quan đến đường ruột, bệnh lý phụ khoa hoặc nam khoa.

1. Đau vùng hạ sườn trái là dấu hiệu của bệnh gì? 

1.1. Hội chứng ruột kích thích

Cảm giác đau xuất hiện tại vùng hạ sườn trái có khả năng là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích. 

Đau vùng hạ sườn trái - dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích

Đau vùng hạ sườn trái - dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích 

Bên cạnh triệu chứng đau tại vùng hạ sườn trái, người bệnh còn bị đau bụng kèm triệu chứng tiêu chảy, táo bón xuất hiện trước hoặc sau mỗi lần đi đại tiện. 

1.2. Viêm dạ dày hoặc đại tràng

Khi bị viêm đại tràng hoặc viêm dạ dày, cơn đau có thể khởi phát tại vùng sườn trái rồi lan đến một số khu vực khác. Các triệu chứng kèm theo thường là:

  • Đau bụng. 
  • Ăn không ngon, chán ăn. 
  • Cân nặng sụt giảm không rõ nguyên nhân. 
  • Bụng đầy hơi. 
  • Khó tiêu. 
  • Ợ chua. 

Người bị viêm dạ dày, đại tràng hay bị đau tại vùng hạ sườn trái

Người bị viêm dạ dày, đại tràng hay bị đau tại vùng hạ sườn trái 

Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải tình trạng đi đại tiện không bình thường. Phân ở dạng vừa ở dạng rắn vừa ở dạng nát, phân đôi khi chứa cả chất nhầy, màu đen và máu. Nếu như bị viêm dạ dày kéo dài, bệnh nhân thậm chí có nguy cơ gặp phải biến chứng thủng dạ dày, ung thư dạ dày. 

1.3. Sỏi thận

Tình trạng xuất hiện sỏi thận là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra cơn tại vùng hạ sườn trái. Lúc này, người bệnh cũng xuất hiện một vài triệu chứng khác như đi tiểu rắt, nước tiểu lẫn máu, đau hạ sườn trái sẽ định hướng sỏi thận trái, cơn đau thường lan ra phía sau lưng và lan xuống bộ phận sinh dục. 

Sỏi thận thường phát triển một cách âm thầm, từ từ khiến mọi người khó phát hiện. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như suy thận, đường tiết niệu bị nhiễm trùng,...

Sỏi thận có thể gây ra cơn đau tại vùng hạ sườn trái

Sỏi thận có thể gây ra cơn đau tại vùng hạ sườn trái 

1.4. Viêm tụy

Đau vùng hạ sườn trái có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm tụy. Ngoài cơn đau xuất hiện tại vùng hạ sườn trái, bệnh lý này cũng gây ra một vài dấu hiệu khác như vùng bụng bên trái bị sưng, bị sốt, nôn nao. 

Không những vậy, nhịp tim của người bị viêm tụy đôi khi sẽ tăng bất thường. Để hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần được can thiệp y tế kịp thời. 

1.5. Viêm ruột 

Trạng bệnh lý này khởi phát tại khu vực ruột non. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm ruột là do sự tấn công của một số loại vi khuẩn hoặc virus xâm nhập từ thực phẩm. 

Bên cạnh đó, tình trạng viêm loét đại tràng và bệnh Crohn cũng được cho là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc viêm ruột. 

1.6. Viêm túi thừa

Viêm túi thừa chủ yếu chủ yếu khởi phát tại phần cuối của đại tràng hay ruột già. Người mắc phải tình trạng bệnh lý này hay cảm thấy đau tại vùng hạ sườn trái. Cùng với đó là một vài triệu chứng khác như cơ thể lên cơn sốt, tiểu ít hoặc nhiều hơn bình thường. . 

1.7. Ung thư đại tràng

Trong một số trường hợp, đau vùng hạ sườn trái có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng. Bên cạnh cơn đau tại vùng hạ sườn bên trái, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng khác như cơ thể mệt mỏi, cân nặng giảm không rõ nguyên nhân, chán ăn, nôn ói, gầy sút cân nhanh, đi ngoài phân dẹt, nhầy máu. 

1.9. Đau dây thần kinh liên sườn

Khi bị đau dây thần kinh liên sườn, cơn đau thường xuất hiện tại một vị trí rồi mới lan sang những khu vực khác. Người bệnh hay cảm thấy đau nhói, cơ thể đôi khi sẽ bị giật. 

Tuy rằng không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng người bị đau dây thần kinh liên sườn vẫn nên chủ động thăm khám, điều trị sớm để hạn chế ảnh hưởng đến sinh hoạt. 

Ngoài ra, còn nguyên nhân khác có thể gây đau vùng hạ sườn trái như chấn thương lách hoặc lách to trong các bệnh máu ác tính.

2. Đau hạ sườn trái cũng có thể liên quan đến vấn đề phụ khoa hoặc nam khoa

2.1. Bệnh lý phụ khoa

Ngoài biểu hiện của 9 bệnh lý phổ biến kể trên, đau vùng hạ sườn trái ở nữ giới có thể liên quan đến một số vấn đề phụ khoa. Chẳng hạn như: 

Nhiều phụ nữ bị <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/nguyen-nhan-va-giai-phap-khac-phuc-khi-bi-dau-bung-tren-ron-s195-n19995'  title ='đau bụng'>đau bụng</a> kinh, lan ra hạ sườn trái

Nhiều phụ nữ bị đau bụng kinh, lan ra hạ sườn trái

  • Mang thai ngoài tử cung: Phụ nữ mang thai ngoài tử cung thường xuất hiện các cơn đau đột ngột, diễn biến nghiêm trọng. Thai ngoài tử cung sẽ đau vùng hố chậu, hiếm gặp đau vùng hạ sườn trái, tuy nhiên nếu phát hiện cơn đau dữ dội kèm theo ra máu âm đạo bất thường, chậm kinh, chị em hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra. 
  • Đau bụng kinh: Khá nhiều chị em bị đau tại hạ sườn trái mỗi khi vào kỳ kinh. Cơn đau đôi khi sẽ lan sang cả bên phải (thay đổi theo từng tháng). 
  • Lạc nội mạc tử cung: Bệnh lý khởi phát khi mô nội mạc trong tử cung lạc chỗ ra ngoài tử cung, có thể lạc vào khoang phúc mạc và lên vùng hạ sườn trái. Chị em khi đó hay bị đau tại vùng hạ sườn trái. Cơn đau có xu hướng xuất diễn biến nghiêm trọng trước hoặc trong kỳ kinh. 

2.2. Bệnh lý nam khoa

Ở nam giới, cơn đau tại vùng hạ sườn trái có khả năng liên quan đến bệnh lý nam khoa thường gặp như xoắn tinh hoàn, viêm tinh hoàn. 

  • Xoắn tinh hoàn: Là tình trạng tinh hoàn bị xoắn lại tại khu vực cuối của phần dây thừng tinh. Đây là nguyên nhân gây ra cơn đau tại vùng tinh hoàn, hạ sườn trái. 
  • Viêm tinh hoàn: Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này là do nhiễm trùng khiến tinh hoàn bị sưng đỏ, mềm ra. Trường hợp tinh hoàn bên trái bị viêm, người bệnh thường đau vùng tinh hoàn và có thể lan lên vùng hạ sườn trái. 

Xoắn tinh hoàn ở nam giới dễ gây đau tại vùng sườn trái

Xoắn tinh hoàn ở nam giới dễ gây đau tại vùng sườn trái 

3. Khi nào về bệnh cần đi khám, thực hiện can thiệp y tế kịp thời? 

Triệu chứng đau vùng hạ sườn trái có thể liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Theo đó, người bệnh cần nhanh chóng gọi trợ giúp nếu nhận một số triệu chứng nghiêm trọng sau: 

  • Không thể đi đại tiện. 
  • Tiêu chảy dài ngày. 
  • Phân lẫn máu. 
  • Buồn nôn, nôn ra máu. 
  • Bụng bị đau dữ dội, bụng cứng lại. 
  • Sờ thấy khối bất thường vùng hạ sườn trái.
  • Đau nhói xuất hiện bất chợt. 
  • Chảy máu âm đạo. 
  • Cơ thể lên cơn sốt cao. 
  • Ăn không ngon, giảm cân. 
  • Buồn nôn, cơ thể choáng váng. 
  • Thói quen đi tiêu không còn duy trì như bình thường. 

Đau vùng hạ sườn trái nhiều khả năng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa, hoặc bệnh lý nghiêm trọng khác. Vì vậy nếu nhận thấy triệu chứng này, bạn nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ kiểm tra cụ thể hơn. Một địa chỉ y tế bạn có thể tin tưởng lựa chọn là Hệ thống Y tế MEDLATEC với gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ, tư vấn 24/7. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.