Tin tức

Đi tìm lời giải cho thắc mắc mùi sơn có độc không?

Ngày 02/08/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Hầu hết mọi người đều cảm thấy khó chịu khi ngửi thấy mùi sơn và vẫn có không ít người nói rằng mùi sơn rất độc. Vậy thực chất mùi sơn có độc không và nếu độc hại thì làm cách nào để tránh được những tác hại ấy?

1. Ngửi mùi sơn có độc không?

1.1. Sự độc hại của mùi sơn

Sở dĩ sơn có mùi là vì nó hình thành từ Amoniac cùng các loại hợp chất hữu cơ rất dễ bay hơi. Chính điều này đã trả lời cho câu hỏi mùi sơn có độc không. Nói cụ thể, những hợp chất tạo nên mùi sơn rất hại đối với sức khỏe con người:

Mùi sơn có thể làm rối loạn hệ thần kinh trung ương

Mùi sơn có thể làm rối loạn hệ thần kinh trung ương

- Kích ứng hệ hô hấp và mắt

Nếu Amoniac vào mắt, nguy hiểm nhất nó có thể làm mù mắt; tiếp xúc với da có thể làm bỏng da. Trường hợp hít phải các hợp chất hữu cơ trong sơn có thể gây rối loạn viêm phổi, thậm chí còn dẫn đến tử vong.

- Tác động đến nội tạng

Khi ngửi phải mùi sơn các cơ quan bên trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thương vì các chất hóa học độc hại dễ bay hơi có trong mùi sơn. Đặc biệt, một số hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có trong sơn nếu tiếp xúc với nồng độ cao còn khiến cho nhịp tim bị thay đổi, tim ngừng đột ngột, gây đau tim. Riêng Amoniac có thể gây ngạt thở do phù phổi và nặng hơn có thể tử vong.

- Ảnh hưởng hệ thần kinh

Việc tiếp xúc với hóa chất độc hại trong sơn có thể tác động trực tiếp đến hệ thần kinh sinh ra các triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, dễ cáu, buồn nôn,... Nguy hiểm hơn, nếu tiếp xúc mãn tính mà không phòng hộ rất dễ bị suy giảm trí nhớ.

- Phát ban, bỏng

Tiếp xúc với các loại hóa chất và dung môi ở trong sơn suốt một thời gian dài có thể khiến cho lớp mỡ bảo vệ da bị hòa tan từ đó dẫn đến hiện tượng da nứt nẻ và viêm nhiễm. Ngoài ra, có một số loại hóa chất ở trong sơn còn có nguy cơ kích thích dị ứng, bỏng da, đặc biệt nếu tiếp xúc dài không có bảo hộ nó rất dễ thẩm thấu vào máu.

Nên tìm hiểu kĩ mùi sơn có độc không trước khi sử dụng để chọn loại sơn chất lượng đã trải qua công nghệ xử lý mùi hóa chất trong sơn

Nên tìm hiểu kĩ mùi sơn có độc không trước khi sử dụng để chọn loại sơn chất lượng đã trải qua công nghệ xử lý mùi hóa chất trong sơn

- Vô sinh

Các hóa chất hữu cơ dễ bay hơi, benzen cùng các kim loại nặng trong sơn có khả năng làm teo buồng trứng và gây vô sinh. Thai phụ thường xuyên hít phải những hóa chất này có thể bị thiếu máu, sảy thai hoặc thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

1.2. Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi bị ngộ độc sơn

Những tác hại ở trên đã trả lời cho câu hỏi mùi sơn có độc không. Vì thế, bạn cần ghi nhớ để nhận biết sớm các dấu hiệu ngộ độc sơn sau đây:

- Liên tục bị hắt hơi và sổ mũi.

- Có cảm giác buồn nôn và bị nôn liên tục.

- Chóng mặt, choáng váng, đau đầu.

- Chân tay bủn rủn.

- Mắt đỏ và cay.

- Bị ngất.

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu ngộ độc sơn này, hãy:

- Rửa kỹ và thật sạch để loại bỏ phần sơn dính vào da.

- Nhắm mắt lại và rửa mắt dưới vòi nước sạch trong 15 - 20 phút nếu sơn dính vào mắt.

- Uống nước lọc hoặc sữa với một lượng vừa phải nếu chẳng may nuốt phải sơn.

Sau khi đã xử lý bằng những cách này hãy đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ hướng dẫn cách khắc phục an toàn.

2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc sơn

Khi đã biết mùi sơn có độc không bạn có thể chủ động phòng ngừa nguy cơ nhiễm độc bằng cách:

- Nếu nhà mới sơn xong, hãy mở cửa thông thoáng chờ khoảng 1 tuần cho mùi sơn bay hết hãy vào ở.

Khi tiếp xúc với sơn tốt nhất nên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ

Khi tiếp xúc với sơn tốt nhất nên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ

- Nếu hàng ngày buộc phải tiếp xúc với các loại sơn có chứa dung môi dầu thì nên:

+ Giảm thiểu thời gian tiếp xúc với sơn ở mức độ cao nhất có thể hoặc ngay khi cảm thấy mệt mỏi thì hãy ra ngoài để hít thở khí trời cho đến khi dễ chịu hãy quay vào.

+ Đeo khẩu trang, mở cửa sổ và dùng quạt gió để đẩy mùi sơn ra bên ngoài.

+ Trang bị đồ bảo hộ nếu hàng ngày phải làm công việc tiếp xúc với sơn.

+ Không ăn uống ở nơi đang sơn.

- Phụ nữ mang thai tuyệt đối không tiếp xúc với môi trường có mùi sơn.

- Lựa chọn hãng sơn chất lượng cao, sơn bột gốc xi măng, sơn nước, sơn sinh thái,... hàng chính hãng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc sơn vì những hãng sơn này thường sản xuất bằng công nghệ xử lý cao nên ít có nguy cơ phát tán mùi.

- Tuyệt đối không dùng các loại sơn rẻ tiền, kém chất lượng vì nó chứa rất nhiều chì và thủy ngân gây hại cho sức khỏe.

- Nhà có trẻ nhỏ tuyệt đối không cho trẻ chạm vào vật dụng mới sơn xong, tránh để trẻ gặm vào vật dụng có sơn.

- Có thể tham khảo một số cách khử mùi sơn sau:

+ Đặt dứa vào các góc phòng để lấn át mùi sơn.

+ Lấy các loại than sinh học, than hoạt tính bọc vào báo rồi để vào các góc nhà để hút bớt mùi sơn. Trong khoảng thời gian làm việc này bạn hãy ra khỏi nhà và đóng kín các cửa trong nhà để đạt được hiệu quả khử mùi cao nhất.

+ Đun sôi một nồi giấm ăn rồi đem đặt vào giữa phòng, ban đầu sẽ ngửi thấy giấm có mùi khó chịu 2 ngày sau mùi của giấm sẽ bám vào tường và tỏa ra mùi dễ chịu.

+ Thái hành tây thành các lát mỏng rồi trải khắp nền nhà để khử bớt mùi sơn.

+ Cứ 10m2 nền hãy đặt một bát dung dịch muối pha loãng cũng sẽ khử mùi sơn rất tốt.

+ Đặt vào phòng vài cốc sữa tươi rồi đóng kín cửa và đi ra ngoài. Sữa tươi có khả năng hấp thụ và làm giảm mùi sơn nhanh chóng.

+ Giã nhỏ tỏi rồi trộn cùng với bột mì và nước sau đó vẩy khắp nền nhà.

+ Dùng thiết bị lọc khí cũng là một cách để bảo vệ sức khỏe khỏi tác động xấu của mùi sơn.

Qua những nội dung chia sẻ trên đây hy vọng bạn đọc đã giải đáp được mùi sơn có độc không và chọn được cách để tự bảo vệ mình trước sự độc hại này.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.