Tin tức

Dịch bạch hầu và biện pháp phòng ngừa

Ngày 11/07/2024
Tham vấn Y khoa: BSCKI. Nguyễn Thị Ngoại - Chuyên khoa Truyền nhiễm, Hệ thống Y tế MEDLATEC
Bệnh bạch hầu có thể lây lan nhanh và bùng phát thành dịch. Dịch bạch hầu có nguy cơ xuất hiện ở khu vực đông dân, điều kiện vệ sinh kém. Việc tiêm phòng và tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân có vai trò đặc biệt quan trọng đối với kiểm soát và ngăn ngừa nguy cơ bùng phát bệnh.

1. Khái quát về bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng nhiễm độc, lâm sàng hay gặp nhất là bạch hầu họng với tổn thương đặc trưng là sự hình thành lớp giả mạc dai, dính tại amidan, hầu họng,,... Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây nên tổn thương ở niêm mạc và da.

Tác nhân gây nên bệnh bạch hầu là vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. 

Ngoại độc tố của vi khuẩn có thể gây nhiễm độc toàn thân ( tim, thận, thần kinh), nguy cơ tử vong cao do tắc đường thở và viêm cơ tim.

Không giống như giả mạc mủ, giả mạc trong bệnh bạch hầu có màu xám hoặc trắng, dai, dính, không tan được trong nước, bóc tách dễ chảy máu và mọc lại nhanh. Bên trong giả mạc chứa fibrin, đại thực bào, tế bào biểu mô hoại tử và vi khuẩn gây bệnh. Lớp giả mạc này bám chặt vào niêm mạc, có khả năng lan xuống phế quản, khiến đường hô hấp bị tắc nghẽn và gây khó thở. 

Ngoài sự hình thành giả mạc, người bị bệnh bạch hầu cũng xuất hiện các biểu hiện khác: sốt, khó chịu, mệt mỏi, ăn kém, da hơi xanh, sổ mũi, nổi hạch dưới hàm gây sưng to vùng cổ,...

Hình ảnh mô phỏng giả mạc trong bệnh bạch hầu

Hình ảnh mô phỏng giả mạc trong bệnh bạch hầu 

2. Lịch sử dịch bạch hầu trên thế giới và tình hình dịch bệnh tại Việt Nam

2.1. Tiến triển bạch hầu trên thế giới

Dịch bạch hầu có thể phát triển nhanh chóng trong cộng đồng, dễ gặp nhất ở đối tượng dưới 15 tuổi chưa tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu.

Giai đoạn chưa có vắc xin chủng ngừa, bệnh lý này lưu hành ở nhiều nước trên thế giới, gây nên nhiều vụ dịch nặng nề. Năm 1923 chính thức có vắc xin giải độc tố bạch hầu, đây cũng là mốc đánh dấu sự thay đổi tính chất nghiêm trọng của bạch hầu trên khắp thế giới.

Những năm 90 của thế kỷ trước, do biến động xã hội ở một số nước khiến cho việc tiêm chủng bạch hầu ở trẻ em bị gián đoạn. Điều này làm cho bạch hầu bùng phát nghiêm trọng. Đặc biệt, năm 1994, số ca bệnh bạch hầu ở Ucraina là > 3.000 người mắc bệnh và ở Nga là > 39.000 người mắc bệnh với 1.100 ca tử vong. Trong đó, tuổi mắc bệnh chủ yếu là trên 15 tuổi chưa tiêm phòng bạch hầu.

Tại Tây Thái Bình Dương, những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20, có >13.000 ca nhiễm bạch hầu. Tỷ lệ này giảm xuống còn 1.130 ca bệnh (năm 1900) và 614 ca bệnh (năm 1994) nhờ việc tiêm phòng bạch hầu cho trẻ em.

2.2. Tình hình dịch bệnh bạch hầu tại Việt Nam

Theo nguồn tin từ: https://baochinhphu.vn/, ở nước ta, giai đoạn bạch hầu chưa được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng, bạch hầu thường xảy ra ở nhiều nơi, nhất là vùng đông dân. Thời điểm bệnh bùng phát mạnh nhất là tháng 8 - 10. Từ thời điểm vắc xin bạch hầu được triển khai rộng rãi, tỷ lệ mắc bệnh đã giảm rõ rệt.

Năm 2023, có 57 ca bệnh bạch hầu trên cả nước, tập trung ở: Thái Nguyên, Điện Biên và Hà Giang. Trong đó, có 55 ca bệnh mắc vào 5 tháng cuối năm, với 7 ca tử vong.

Từ đầu tháng 4 - 2024 bạch hầu có nguy cơ quay lại ở các tỉnh miền núi phía Bắc có tỷ lệ chủng ngừa thấp, nhất là Hà Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang,… Tháng 1 - 4, tại Hà Giang đã có 3 ca mắc bạch hầu, đều ở ổ dịch vụ là Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc. Ngày 08 tháng 7 năm 2024, tại Nghệ An đã phát hiện ổ bạch hầu ngày thứ 10 tại Phà Khảo, Phà Đánh, Kỳ Sơn trong đó có 1 ca đã tử vong. 

Tháng 7 - 2024, tại Hiệp Hòa - Bắc Giang có 1 ca mắc bệnh bạch hầu - do tiếp xúc gần với bệnh nhân bị bạch hầu đã tử vong ở Nghệ An.

Khoanh vùng, giám sát nguy cơ lây nhiễm bạch hầu tại Nghệ An

Khoanh vùng, giám sát nguy cơ lây nhiễm bạch hầu tại Nghệ An

3. Biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu

Để phòng ngừa bạch hầu, công tác tuyên truyền giáo dục kiến thức sức khỏe cộng đồng là vô cùng cần thiết. Người dân cần được tuyên truyền, cung cấp các thông tin cần thiết về bệnh để chủ động phát hiện sớm, thực hiện tốt biện pháp phòng ngừa, cách ly bệnh, đặc biệt là khâu chủng ngừa vắc xin bạch hầu.

Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo, mỗi cá nhân cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây để phòng ngừa dịch bạch hầu:

- Tiêm vắc xin bạch hầu: biện pháp phòng ngừa hiệu quả dịch bạch hầu. Việc chủng ngừa không chỉ bảo vệ cho cá nhân mà còn tạo ra miễn dịch cộng đồng để ngăn ngừa nguy cơ bùng phát dịch. 

- Dùng tay che miệng khi hắt hơi, ho và thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn. Đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh họng bằng việc súc nước muối sinh lý hàng ngày.

- Tránh tiếp xúc với người đang nghi ngờ mắc bệnh hoặc bệnh nhân bị bạch hầu. 

- Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ và không khí thông thoáng.

- Cách ly ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh bạch hầu và nhanh chóng đến cơ sở y tế để được kiểm tra, điều trị tích cực.

Hướng dẫn phòng ngừa nguy cơ dịch bạch hầu bùng phát

Hướng dẫn phòng ngừa nguy cơ dịch bạch hầu bùng phát 

Dịch bạch hầu có thể lây lan và bùng phát nhanh, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là tiêm vắc xin phòng bệnh, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn chặn dịch bạch hầu. Mỗi cá nhân nên chủ động nâng cao kiến thức liên quan đến bệnh lý này kết hợp giữ gìn vệ sinh cá nhân và chủ động tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa lây nhiễm cho cộng đồng.

Hiện Hệ thống Y tế MEDLATEC đã cung cấp dịch vụ xét nghiệm thường quy có giá trị theo dõi, phát hiện bệnh bạch hầu nhanh chóng, chính xác. Quý khách hàng có nhu cầu xét nghiệm có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn chi tiết.



Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.