Tin tức
Điện tâm đồ nhồi máu cơ tim có ý nghĩa như thế nào?
- 19/04/2021 | Giải đáp: Thiếu máu cơ tim có phải là nguyên nhân dẫn tới nhồi máu cơ tim?
- 15/02/2021 | Phương pháp sơ cứu nhồi máu cơ tim ai cũng nên biết
- 24/02/2021 | Đừng chủ quan trước những triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ tim
1. Ý nghĩa của điện tâm đồ nhồi máu cơ tim
Trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim, các phương pháp cận lâm sàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trong đó điện tâm đồ thường được chỉ định thực hiện. Vai trò chính của phương pháp này là ghi lại những sung điện được hình thành trong quá trình hoạt động của tim.
Điện tâm đồ cho phép kiểm tra hoạt động của cơ tim
Trong trường hợp nhồi máu cơ tim, các sung điện này sẽ có những biến đổi bất thường mang tính bệnh lý, các sóng bất thường được ghi lại có thể cho thấy giai đoạn của nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, điện tâm đồ còn giúp định hướng khu vực bị nhồi máu cơ tim để tập trung khắc phục.
Cụ thể, điện tâm đồ có những vai trò sau trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim:
1.1. Xác định giai đoạn nhồi máu cơ tim
Giai đoạn cấp
Điện tâm đồ thấy sóng cong vòm, có thể có QT dài ra, xuất hiện Q bất thường.
Giai đoạn bán cấp
Giai đoạn này xảy ra từ vài ngày đến vài tuần với kết quả điện tâm đồ: T âm sâu và nhọn và đối xứng, ST chênh lên thấp, Q bệnh lý thể hiện rõ và QT cũng dài ra.
Giai đoạn mãn tính
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim giai đoạn mãn tính kéo dài từ vài tháng đến vài năm, kết quả điện tâm đồ thấy ST đẳng điện, Q bệnh lý rõ ràng, T có dương hoặc âm.
Điện tâm đồ giúp xác định loại bệnh nhồi máu cơ tim
1.2. Xác định loại nhồi máu cơ tim
Các nhà khoa học cũng phân loại nhồi máu cơ tim dựa trên vùng bị tổn thương, bao gồm 3 loại chính là:
Nhồi máu trước vách
Đây là vùng thành trước thất trái và phần trước vách liên thất. Nhồi máu cơ tim loại này sẽ có đường sóng điện tâm đồ đặc trưng.
Nhồi máu trước - bên
Trên điện tâm đồ, nhồi máu trước - bên thể hiện bằng:
+ ST chênh lên, sóng Q sâu, sóng T sâu ở V5, V6, D1 và aVL.
+ ST chênh xuống, sóng t cao ở D3, aVF.
Nhồi máu dưới nội tâm mạc
Tình trạng bệnh chủ yếu gặp ở thành trước - bên và đôi khi là thành sau dưới, trên điện tâm đồ thấy ST chênh xuống ở V5, V6, D1, aVL, đôi khi T biến dạng.
Xác định vị trí nhồi máu cơ tim là cần thiết để điều trị bệnh
Nhồi máu sau - dưới
Trên ảnh điện tâm đồ trực tiếp thấy ST chênh lên, Q sâu và rộng ở D3, aVF. Ở V1 - V4 thấy T dương cao, nhọn, ST chênh xuống.
Nhồi máu cơ tim có block nhánh
Nếu nhồi máu cơ tim đi kèm với thiểu năng vành, một nhánh bó His bị thiếu máu nuôi sẽ tạo ra block nhánh. Như vậy dấu hiệu của nhồi máu cơ tim trên điện tâm đồ sẽ phối hợp với block nhánh này.
Nhìn chung, phương pháp chẩn đoán điện tâm đồ dù cung cấp nhiều thông tin có giá trị trong khám và chẩn đoán. Tuy nhiên kết quả điện tâm đồ không đảm bảo chính xác nên không thể sử dụng làm chẩn đoán xác định, cần dựa trên những phương pháp cận lâm sàng khác.
2. Tiêu chuẩn chẩn đoán điện tâm đồ nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim thể hiện trên hình ảnh điện tâm đồ như sau:
-
Sự thay đổi của sóng T cho thấy tình trạng thiếu máu.
-
Cơ tim bị tổn thương thể hiện bằng đoạn ST bắt đầu chênh lên hoặc chênh xuống.
-
Sóng Q cho thấy tình trạng hoại tử cơ tim.
Sóng Q với độ rộng tối thiểu 30 ms, sâu đến 0,2 mV nằm ở 2 miền.
Nhồi máu cơ tim có và không có sóng Q, nghĩa là có hoặc không có tình trạng hoại tử cơ tim sẽ có tiên lượng khác nhau. Các trường hợp nhồi máu cơ tim thất phải sẽ thấy cả chuyển đạo miền V6R và V3R.
Cần kết hợp kỹ thuật khác để chẩn đoán nhồi máu cơ tim
3. Phương pháp khác khác giúp chẩn đoán nhồi máu cơ tim
Mặc dù điện tâm đồ giúp chẩn đoán xác định chính xác các giai đoạn tối cấp, cấp hoặc ổn định của nhồi máu cơ tim cũng như định vùng bệnh song đây không phải là phương pháp chẩn đoán đặc hiệu. Nhiều trường hợp hình ảnh điện tâm đồ không thể hiện rõ tình trạng nhồi máu cơ tim.
Vì thế bác sĩ cần đến các phương pháp khác để chẩn đoán nhồi máu cơ tim bao gồm:
3.1. Siêu âm tim
Phương pháp này cung cấp thông tin về những hình ảnh rối loạn vận động ở vùng ảnh hưởng nhồi máu cơ tim như: dịch màng tim, huyết khối buồng tim,… Ngoài ra, hình ảnh siêu âm tim cũng giúp đánh giá biến chứng nhồi máu cơ tim như: thủng vách tim, hở van tim hoặc ảnh hưởng chức năng của tâm thất trái.
3.2. Chụp động mạch vành
Chụp động mạch vành được đánh giá là phương pháp vàng trong chẩn đoán xác định bệnh nhân có bị nhồi máu cơ tim hay không. Qua ảnh chụp, bác sĩ sẽ tìm kiếm các vùng tắc động mạch có thể gây ra nhồi máu cơ tim, sau đó có thể xem xét đặt stent để mở thông dòng chảy.
Vì thế, chụp động mạch vành được dùng trong chẩn đoán cấp cứu nhanh, hướng dẫn phẫu thuật tái tưới máu cơ tim và cứu sống người bệnh.
3.3. Xét nghiệm sinh hóa
Không chỉ có giá trị trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim, kết quả xét nghiệm này giúp theo dõi tình trạng bệnh và phòng ngừa nguy cơ tái phát hoặc biến chứng.
Xét nghiệm sinh hóa thường dùng trong theo dõi nhồi máu cơ tim
Các xét nghiệm sinh hóa được dùng trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim bao gồm:
-
Xét nghiệm enzyme và isoenzyme.
-
Xét nghiệm Protein: Myoglobin, CK-MB mass, Troponin,…
Như vậy, điện tâm đồ nhồi máu cơ tim tiết lộ nhiều thông tin quan trọng về tình trạng bệnh để định hướng điều trị, cấp cứu cũng như phòng ngừa nguy cơ tái phát. Hãy tìm đến các cơ sở y tế uy tín, trang thiết bị hiện đại cùng bác sĩ chuyên khoa giỏi, nhiều kinh nghiệm để chẩn đoán chính xác, nhanh chóng và điều trị hiệu quả.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế được nhiều khách hàng tin tưởng với những ưu điểm sau:
-
Trang thiết bị hiện đại.
-
Đội ngũ y bác sĩ nhiều năm trong nghề, tận tâm với bệnh nhân.
-
Quy trình thủ tục nhanh gọn, giảm thời gian chờ đợi mệt mỏi.
Nếu cần hỗ trợ, hãy trực tiếp đến hệ thống Y tế MEDLATEC hoặc liên hệ qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!