Tin tức
Điều trị bệnh máu khó đông và những lưu ý cần biết
- 08/02/2021 | Bệnh máu khó đông - những kiến thức nhất định phải biết
- 26/02/2022 | Những điều cần biết về Hemophilia A - Bệnh máu khó đông!
- 10/04/2020 | Xét nghiệm gen Hemophilia giúp chẩn đoán bệnh máu khó đông ở thai phụ
1. Bệnh máu khó đông là gì?
Để đưa ra phương pháp điều trị bệnh máu khó đông hiệu quả, bạn nên nắm rõ đây là căn bệnh như thế nào?
Nếu bị thiếu hụt hoặc rối loạn các yếu tố đông máu thì cơ thể sẽ mắc bệnh máu khó đông (Hemophilia). Được biết gen sản xuất yếu tố đông máu, nhất là yếu tố VIII và IX hoặc XI chỉ nằm trên nhiễm sắc thể (NST) giới tính X. Do đó đây là một bệnh di truyền, xảy ra khi nam giới có bộ NST XY nhận được NST X từ mẹ mắc bệnh.
Đồng thời nữ giới cũng có nguy cơ bị máu khó đông, khi bộ nhiễm sắc thể XX đều gặp phải vấn đề, tức là bố mẹ cùng mang gen bệnh. Nhưng xác suất để cả bố và mẹ đều mang gen bệnh là rất thấp, do đó tỷ lệ nữ giới mắc phải bệnh này thường ít hơn so với nam giới.
Trường hợp nữ giới chỉ chứa một nhiễm sắc thể X gây bệnh thì cơ thể sẽ không biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên đời sau, dù là con trai hay con gái vẫn có thể bị mắc bệnh do gen di truyền.
Ngoài di truyền thì đột biến gen cũng là nguyên nhân gây bệnh máu khó đông.
Nếu bị thiếu hụt hoặc rối loạn các yếu tố đông máu thì cơ thể sẽ mắc bệnh máu khó đông (Hemophilia)
Biểu hiện:
So với người bình thường, máu của người bệnh sẽ loãng hơn, khó cầm nên dễ dẫn đến chảy máu quá mức. Các triệu chứng của máu khó đông thường đa dạng và thay đổi theo mức độ tiến triển như:
-
Chảy máu do va chạm, chấn thương, có trường hợp chảy máu cam không rõ nguyên nhân.
-
Chảy máu kéo dài sau nhổ răng, phẫu thuật,…
-
Trên cơ thể xuất hiện nhiều vết bầm tím.
-
Khớp có hiện tượng sưng đau bất thường.
-
Phân và nước tiểu đôi khi có lẫn máu.
Khi cơ thể có dấu hiệu chảy máu không rõ nguyên nhân, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Người mắc bệnh máu khó đông thường có những vết bầm tím trên da
2. Bệnh máu khó đông nguy hiểm như thế nào?
Vậy, sự nguy hiểm của bệnh máu khó đông là như thế nào? Máu khó đông di truyền cho thế hệ sau, nếu không thực hiện sàng lọc trước khi sinh thì trẻ nhỏ sinh ra có nguy cơ cao mắc bệnh.
Trên thực tế chỉ có khoảng 50% người được chẩn đoán và điều trị bệnh máu khó đông kịp thời. Số còn lại có nguy cơ gặp phải những biến chứng khó lường.
Cụ thể, người bệnh thường bị chảy máu nhiều nơi trên cơ thể điển hình là: nướu răng, đường tiêu hóa, cơ bắp, bàng quang,… Thậm chí là chảy máu trong khớp, dẫn đến tình trạng viêm, thoái hóa và gây biến dạng khớp.
Ngoài ra người bệnh còn bị mất ý thức, phương hướng và tổn thương não do xuất huyết làm tăng áp lực nội hộp sọ.
Trường hợp nguy hiểm hơn, người bệnh không thể kiểm soát được tình trạng chảy máu làm đe dọa đến tính mạng. Mặc dù vết thương chỉ là một vết cắt nhỏ như đứt tay.
Trường hợp nguy hiểm hơn, người bệnh không thể kiểm soát được tình trạng chảy máu làm đe dọa đến tính mạng
3. Điều trị bệnh máu khó đông
Hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị bệnh máu khó đông triệt để. Cách để kiểm soát tình trạng bệnh và giảm triệu chứng chủ yếu là bổ sung yếu tố đông máu bị thiếu hụt cho đến suốt đời. Nếu được chữa trị kịp thời và chăm sóc cẩn thận thì người bệnh sẽ có thể sống khỏe mạnh.
Ở nước ta chỉ có những bệnh viện tuyến trên mới đủ khả năng để điều trị bệnh máu khó đông. Do đó, phần lớn bệnh nhân khi được chuyển đến đây đều ở giai đoạn nặng, đồng thời không có điều kiện để đáp ứng chi phí chữa trị nên tuổi thọ trung bình thường thấp.
Cách cầm máu cho người bệnh:
Nếu chảy máu ở mức nhẹ thì có thể lấy bông băng, urgo để băng lại, có thể chườm đá và nâng cao vị trí vết thương. Nếu sau khoảng 5 - 10 phút không cầm được máu thì bạn nên đến bệnh viện để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng mất máu quá nhiều.
Những người có mức độ chảy máu nhẹ và không kéo dài thì nên có biện pháp can thiệp khi bị đứt tay như: băng ép, chườm đá,…
Tăng yếu tố đông máu trong điều trị:
Tùy thuộc vào từng dạng bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp khác nhau để làm tăng yếu tố đông máu như:
-
Hemophilia A: Đối với dạng này bác sĩ sẽ tiêm Desmopressin vào tĩnh mạch để kích thích yếu tố đông máu.
-
Hemophilia B: Nhằm làm tăng khả năng đông máu trong cơ thể, người bệnh sẽ được truyền yếu tố đông máu do người khác hiến tặng hoặc nhân tạo.
-
Hemophilia C: Khi mắc dạng bệnh này, bạn sẽ được truyền huyết tương để ngăn chặn quá trình chảy máu quá mức.
Lưu ý:
Trong quá trình điều trị bệnh máu khó đông, bạn nên lưu ý một số điều sau, tránh tình trạng chảy máu nặng:
-
Không ăn đồ quá cứng, có xương để hạn chế chảy máu chân răng.
-
Nên bổ sung nhiều bí ngô, rau cải,… vào bữa ăn.
-
Không áp dụng các phương pháp châm cứu, tiêm bắp tránh tình trạng chảy máu không kiểm soát.
-
Tránh những trầy xước không đáng có, nếu bị chấn thương hoặc tai nạn thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
-
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt các yếu tố đông máu.
-
Trường hợp khớp bị tổn thương, bạn nên áp dụng các bài vật lý trị liệu.
Bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt các yếu tố đông máu
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ bạn đã biết được cách điều trị bệnh máu khó đông như thế nào. Mặc dù không chữa trị dứt điểm nhưng nếu can thiệp kịp thời và chăm sóc tốt thì bạn vẫn có thể sống khỏe mạnh bình thường.
Để tránh di truyền bệnh máu khó đông cho thế hệ sau, bạn nên thực hiện các xét nghiệm gen cần thiết. Nếu đang phân vân không biết địa chỉ xét nghiệm nào uy tín, bạn có thể tham khảo và lựa chọn MEDLATEC.
Hiện nay, Trung tâm xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín, được cấp chứng chỉ ISO 15189:2012 (là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu về năng lực và chất lượng đối với các phòng xét nghiệm) và chứng chỉ CAP (chứng chỉ chất lượng phòng xét nghiệm do Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp). Như vậy, MEDLATEC là bệnh viện duy nhất và đầu tiên tại Việt Nam sở hữu song hành hai loại chứng chỉ danh giá về chất lượng xét nghiệm này. Do đó, bạn có thể hoàn toàn tin tưởng về các dịch vụ xét nghiệm tại đây.
Để được tư vấn và đặt lịch xét nghiệm, quý khách vui lòng gọi đến đường dây nóng: 1900 56 56 56 tổng đài viên sẽ nhanh chóng hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!