Tin tức

Điều trị tự kỷ ở trẻ - Những điều ba mẹ nên biết để đồng hành cùng con

Ngày 29/08/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Tự kỷ ở trẻ em hiện nay đã trở nên khá phổ biến, nhưng nhiều phụ huynh vẫn còn lo lắng không biết cách điều trị như thế nào và bắt đầu từ đâu. Để hiểu rõ hơn về tình trạng cũng như cách điều trị tự kỷ ở trẻ em, cha mẹ có thể theo dõi bài viết sau.

1. Tổng quan về bệnh

Hiện tại, nguyên nhân cụ thể của rối loạn phổ tự kỷ vẫn chưa được xác định trong hầu hết các trường hợp. Một số vấn đề về phát triển thần kinh có thể liên quan đến tình trạng này, bao gồm sự thay đổi cấu trúc của tiểu não, các bất thường trong sinh hóa thần kinh, và thiếu hụt trong cấu trúc lưới của hóa học thần kinh,...

Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh có thể kể đến như:

  • Do gen di truyền: Các nhà nghiên cứu y học cho rằng gen là một trong những yếu tố đóng vai trò trong sự hình thành bệnh tự kỷ ở trẻ. Khi gen lỗi có thể gây nên mất cân bằng ở não bộ, cùng với sự tấn công của virus, hoặc thiếu oxy khi sinh cũng dẫn đến bệnh tự kỷ ở trẻ.
  • Do ảnh hưởng từ quá trình mang thai: Quá trình mang thai đóng vai trò rất quan trọng đến sức khỏe của thai nhi cũng như em bé sau khi sinh. Nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu tiếp xúc nhiều với khói thuốc, khí thải, hóa chất hoặc bị mắc rubella.
  • Môi trường sống: đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của trẻ. Ô nhiễm, khí thải, hóa chất, bụi mịn cũng có thể dẫn đến tự kỷ ở trẻ.
  • Ảnh hưởng từ gia đình và người thân: Hiện nay, có rất nhiều gia đình cha mẹ bận rộn dẫn đến ít quan tâm, bỏ mặc trẻ dẫn đến trẻ chậm phát triển gây nên tình trạng tự kỷ.

Mẹ bầu trong quá trình mang thai tiếp xúc với nhiều khói thuốc, khí thải cũng có thể sinh ra em bé bị tự kỷ

Mẹ bầu trong quá trình mang thai tiếp xúc với nhiều khói thuốc, khí thải cũng có thể sinh ra em bé bị tự kỷ

2. Dấu hiệu nhận biết

 Mỗi trẻ sẽ có những biểu hiện về bệnh khác nhau tùy vào từng mức độ mắc bệnh. Dưới đây là một vài dấu hiệu trẻ bị tự kỷ ba mẹ nên lưu ý:

Trẻ tương tác xã hội kém

  • Trẻ thích ngồi chơi một mình, không tiếp xúc với mọi người xung quanh.
  • Không phản ứng khi được gọi tên dù đã trên 1 tuổi.
  • Tránh ánh mắt và không duy trì tiếp xúc mắt trong giao tiếp.
  • Tương tác với người khác chỉ khi muốn đạt được điều gì đó.
  • Biểu cảm trên khuôn mặt thường ít thay đổi, thiếu cảm xúc hoặc có phản ứng cảm xúc không phù hợp.
  • Không nhận thức được không gian cá nhân của người khác.
  • Kháng cự hoặc né tránh khi có tiếp xúc thể chất.
  • Gặp khó khăn trong việc nhận biết cảm xúc của người khác hoặc thể hiện cảm xúc của bản thân.

Trẻ giao tiếp kém

  • Trẻ chậm nói, không biết nói.
  • Trẻ ra kí hiệu mà không thể nói, giao tiếp bằng ngôn ngữ.
  • Lặp đi lặp lại từ ngữ hoặc cụm từ một cách cơ học (echoing).
  • Sử dụng đại từ không chính xác, chẳng hạn như dùng "bạn" thay cho "tôi".
  • Đưa ra những câu trả lời không liên quan tới câu hỏi.
  • Không phản hồi khi được chỉ hoặc không sử dụng chỉ vào mục tiêu.
  • Hiếm khi hoặc không bao giờ sử dụng cử chỉ trong giao tiếp, ví dụ không vẫy tay.
  • Nói một cách đơn điệu, giống như máy móc hoặc không biểu lộ cảm xúc qua giọng nói.
  • Không tham gia vào các trò chơi giả vờ, như không giả vờ cho búp bê ăn.
  • Khó hiểu những điều như lời nói đùa, mỉa mai hoặc trêu ghẹo.

Có hành vi hung hăng hoặc tự gây hại cho bản thân và người khác.

Trẻ có những hành vi bất thường

  • Trẻ có hành vi hung hăng, tự làm đau bản thân hoặc người khác.
  • Trẻ khó tập trung.
  • Trẻ không thích tiếp xúc nhiều người, chỉ thích xem ti vi, điện thoại.
  • Thường xếp đồ chơi hoặc các vật dụng khác thành hàng ngay ngắn.
  • Chơi với đồ chơi một cách lặp đi lặp lại theo cùng một thói quen (ví dụ, luôn cầm và nhấn xe đồ chơi theo cùng một cách).
  • Có hứng thú đặc biệt với các bộ phận cụ thể của vật thể, như bánh xe.
  • Cảm thấy khó chịu với những thay đổi nhỏ trong môi trường hoặc thói quen hàng ngày.
  • Theo đuổi một sở thích ám ảnh hoặc cần tuân theo các thủ tục nhất định một cách nghiêm ngặt.
  • Thực hiện các động tác lặp đi lặp lại như vỗ tay, lắc lư, hoặc xoay tròn.

tự kỷ thường chỉ thích ngồi chơi 1 mình và chơi lặp đi lặp lại một đồ chơi

tự kỷ thường chỉ thích ngồi chơi 1 mình và chơi lặp đi lặp lại một đồ chơi

3. Điều trị tự kỷ ở trẻ như thế nào và lưu ý cho ba mẹ

Hiện nay, bệnh tự kỷ ở trẻ chưa có thuốc điều trị mà chủ yếu được điều trị bằng cách khắc phục các triệu chứng. Dưới đây là một vài phương pháp ba mẹ có thể tham khảo:

Phương pháp can thiệp sớm

Các phương pháp này đã được các nghiên cứu chứng minh là có hiệu quả trong việc cải thiện phát triển của trẻ, đặc biệt là với trẻ dưới 3 tuổi. Việc can thiệp kịp thời có thể giúp trẻ phát triển các kỹ năng thiết yếu, bao gồm:

  • Cải thiện các kỹ năng vận động như bò, cầm nắm, lăn, và đi bộ.
  • Các vấn đề về giao tiếp như: nói, nghe, hiểu.
  • Nâng cao các kỹ năng nhận thức.
  • Hỗ trợ phát triển cảm xúc.
  • Khuyến khích các kỹ năng tự phục vụ.

Và quan trọng là ba mẹ nên gặp gỡ, xin tư vấn bác sĩ càng sớm càng tốt nếu thấy trẻ có dấu hiệu của rối loạn phổ tự kỷ hoặc vấn đề phát triển khác.

Can thiệp, điều trị sớm giúp trẻ cải thiện tình trạng hiệu quả

Can thiệp, điều trị sớm giúp trẻ cải thiện tình trạng hiệu quả

Sử dụng phương pháp tiếp cận về hành vi và giao tiếp

Ba mẹ có thể phân tích hành vi của trẻ qua ứng dụng Applied Behavior Analysis - ABA và giao tiếp với con thông qua tranh ảnh của hệ thống PECS.

Phương pháp tiếp cận dinh dưỡng

Một trong những phương pháp được các nhà trị liệu tin cậy hiện nay là phương pháp tiếp cận dinh dưỡng. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp can thiệp nào cho trẻ, các bậc phụ huynh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn và phù hợp cho sự phát triển của trẻ.

Dùng phương pháp sử dụng thuốc

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có thuốc nào có thể chữa được rối loạn phổ tự kỷ. Nhưng vẫn có một số loại thuốc có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan đến tự kỷ như: trầm cảm, kích động, cáu gắt, gây hấn. Tuy nhiên, ba mẹ chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Điều trị tự kỷ ở trẻ bằng phương pháp luyện tập tại nhà

Ba mẹ có thể luyện tập tại nhà để khắc phục các triệu chứng tự kỷ ở trẻ bằng các phương pháp sau:

  • Tập cách giao tiếp cho trẻ: Do trẻ bị hạn chế ngôn ngữ nên ba mẹ có thể dạy con nói, giao tiếp bằng những từ ngữ ngắn gọn, dễ hiểu để trẻ có thể hiểu và tạo hứng thú. 
  • Hỗ trợ trẻ tăng khả năng tiếp xúc với môi trường xung quanh: Bằng cách xem trẻ như một đứa trẻ bình thường, đưa trẻ đến khu vui chơi, công viên để trẻ hòa nhập với môi trường.
  • Nên cho trẻ chơi đa dạng các loại đồ chơi.
  • Luôn yêu thương, tin tưởng và động viên trẻ: Ba mẹ nên đồng hành, yêu thương, động viên con để con được vui vẻ, thoải mái, không nên tạo áp lực lên trẻ.
  • Quan tâm đến sở thích của trẻ: Bằng việc mua những món đồ chơi mà con thích và chơi cùng với con. 

Cha mẹ nên kiên nhẫn cùng con tập luyện

Cha mẹ nên kiên nhẫn cùng con tập luyện

Đối với tự kỷ gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị của con. Vì thế, các ba mẹ hãy đồng hành cùng con để đạt hiệu quả cao nhất.

Để được tư vấn sức khỏe và đặt lịch khám nhanh nhất, ba mẹ có thể liên hệ đến hotline: 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ