Tin tức

Đo đường huyết tại nhà như thế nào và những sai lầm nên tránh

Ngày 05/02/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Hiện nay, những chiếc máy đo đường huyết tại nhà có thể dễ dàng giúp bạn kiểm tra chỉ số đường máu. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách, bạn có thể nhận được kết quả không chính xác. Dưới đây là hướng dẫn đo đường huyết tại nhà và những sai lầm thường gặp, gây ảnh hưởng đến chỉ số kết quả.

1. Vì sao cần đo đường huyết tại nhà?

Bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến và ngay cả những người trẻ tuổi cũng có thể mắc phải căn bệnh này do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là chế độ ăn và lối sống không lành mạnh. Đối với người bệnh tiểu đường hoặc người đang theo dõi tiểu đường thai kỳ, việc kiểm tra đường huyết thường xuyên là vô cùng quan trọng bởi những lý do dưới đây: 

- Theo dõi đường huyết hàng ngày: Những chỉ số kết quả cho thấy mức đường huyết hàng ngày của bạn. Đây là yếu tố phản ánh khá rõ ràng về những ảnh hưởng từ chế độ ăn uống và sinh hoạt của bạn, đặc biệt là hiệu quả của thuốc đối với mức đường huyết trong máu. Từ kết quả này, bạn sẽ biết cách điều chỉnh chế độ ăn phù hợp hơn và điều chỉnh liều insulin (theo chỉ định của bác sĩ nếu cần) để lượng đường trong máu luôn ổn định. 

Máy đo đường huyết tại nhà nhỏ gọn và tiện dụng

Máy đo đường huyết tại nhà nhỏ gọn và tiện dụng

- Đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị: Kiểm tra đường huyết tại nhà cũng là cách đơn giản giúp bạn đánh giá hiệu quả của chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng như hiệu quả của thuốc điều trị, để biết được mình đã đạt được chỉ số đường huyết mục tiêu hay chưa. 

- Nhận biết sớm nguy cơ và kịp thời khắc phục biến chứng: Nếu thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết tại nhà, bạn sẽ sớm nhận biết được những vấn đề bất thường, chẳng hạn lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp. Từ đó, đánh giá được những nguy cơ tiềm ẩn, kịp thời thăm khám và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ điều trị và từ đó khắc phục và phòng tránh biến chứng. 

2. Tần suất đo đường huyết tại nhà?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân về các thời điểm theo dõi đường huyết. Trong đó, mức đường huyết khuyến cáo mà người bệnh cần đạt tới là:

- Đường huyết đói lúc sáng: 80-130 mg/dl.

- Đường huyết sau ăn 2 giờ: <180 mg/dl.

- Đường huyết trước khi đi ngủ: 100 – 150 mg/dl.

- Đường huyết lúc 2-3h sáng: 100 – 120 mg/dl.

Thông thường, các bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân thử đường huyết tại thời điểm ngay trước ăn và/hoặc sau khi bắt đầu ăn 2 giờ vào các bữa ăn trong ngày.

Đối với nhiều trường hợp bệnh nhân tiểu đường khó kiểm soát, chẳng hạn như phụ nữ mang thai mắc tiểu đường hay người cao tuổi mắc nhiều bệnh nền,... việc theo dõi đường huyết quá nhiều lần trong ngày vẫn không cung cấp đủ thông tin về dao động đường huyết. 

Cần kiểm tra đường huyết nếu người bệnh vừa thay đổi loại hoặc liều lượng thuốc

Cần kiểm tra đường huyết nếu người bệnh vừa thay đổi loại hoặc liều lượng thuốc

Hiện nay, máy đo đường huyết liên tục CGM được sản xuất và ứng dụng ngày càng rộng rãi. Loại công cụ này có thể theo dõi đường huyết của người bệnh cứ sau mỗi 5 phút. Do đó, người bệnh và bác sĩ điều trị có thể theo dõi liên tục về sự thay đổi đường huyết của cơ thể người bệnh trong một ngày. 

Khi đo đường huyết, một bộ phận nhận cảm nhỏ của loại máy CGM sẽ được đặt ở vùng bụng hoặc cánh tay của bệnh nhân và đảm bảo không gây đau đớn hay cản trở các hoạt động sinh hoạt của người bệnh. 

Mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ điều trị tư vấn chi tiết và cụ thể về tần suất đo đường huyết tại nhà để kiểm soát và phòng ngừa biến chứng bệnh một cách hiệu quả nhất. 

3. Cách đo và đọc chỉ số đường huyết tại nhà

Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết dành cho bạn về cách đo đường huyết tại nhà bằng máy: 

- Đầu tiên cần rửa tay sạch và lau khô. Có thể dùng cồn để lau ngón tay. Lưu ý, cần để tay khô trước khi đo đường huyết. Nếu để tay ướt, kết quả đo sẽ không chính xác. 

Bạn nên rửa sạch tay trước khi kiểm tra đường huyết

Bạn nên rửa sạch tay trước khi kiểm tra đường huyết

- Lấy que thử và lưu ý xem hạn sử dụng và mã code của que thử. Sau đó, lắp kim lấy máu vào bút, thực hiện lấy máu bằng cách dùng kim chích vào ngón tay. 

- Nhỏ một máu vào que thử. Lưu ý cần đảm bảo đủ lượng máu để máy phân tích và hiển thị kết quả trên màn hình của máy. 

- Lưu ý dùng bông sạch ấn vào ngón tay để cầm máu. - Ghi lại kết quả để có thể cung cấp thông tin này cho bác sĩ trong trường hợp cần thiết. 

Thông thường, chỉ số đường huyết của người tiểu đường sẽ có sự khác biệt đối với người không mắc căn bệnh này. Cụ thể như sau: 

- Ở người khỏe mạnh: 

+ Chỉ số đường huyết trước khi ăn thường thấp hơn 5,5 mmol/L

+ Chỉ số đường huyết sau ăn 1-2 giờ thường thấp hơn 7,7 mmol/L.

- Ở người bệnh tiểu đường:

+ Chỉ số đường huyết khi nhịn ăn khoảng 8 tiếng sẽ lớn hơn 7 mmol/L. Nếu chỉ số ở những lần đo tiếp theo thấp hơn 6,1 mmol/L, bệnh nhân nên đi khám sớm. 

+ Chỉ số đường huyết 2 giờ sau ăn thấp hơn 10 mmol/l.

+ Chỉ số đường huyết lúc đói thường trong khoảng từ 6,1 – 7 mmol/L.

4. Những sai lầm thường gặp khi đo đường huyết tại nhà

Dưới đây là những sai lầm khi đo đường huyết tại nhà mà bạn nên tránh: 

- Không rửa tay trước khi đo khiến cho vi khuẩn, bụi bẩn trên tay,... làm sai lệch kết quả đo. 

- Lấy máu thử sai cách: Nếu lấy máu sai cách, máu sẽ chảy ra ít hơn và bị đau đầu ngón tay vì đây là nơi có các đầu dây thần kinh. 

- Cho máu vào que thử không đủ cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả. Do đó, bạn cần chú ý thao tác lấy một lượng máu vừa đủ để nhỏ vào que thử.

- Đo đường huyết ngay sau ăn có thể làm sai lệch kết quả. Do đó, bạn nên chờ sau bữa ăn 1 đến 2 tiếng để có kết quả chính xác hơn. 

Trên là một số thông tin tham khảo về cách đo đường huyết tại nhà để theo dõi và kiểm tra lượng đường trong máu mỗi ngày. Tuy nhiên, nó không thể thay thế cho những xét nghiệm tại viện. Vì thế, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng lịch tái khám và xét nghiệm của bác sĩ để có thể đánh giá chính xác hiệu quả điều trị và kiểm soát bệnh tốt hơn. 

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày chính là thời điểm người bệnh tiểu đường dễ gặp phải những vấn đề sức khỏe. Đây là khoảng thời gian của những bữa tiệc liên hoan tụ tập gia đình và bạn bè khiến cho chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh dễ bị đảo lộn. Bệnh nhân có xu hướng ăn nhiều, ít vận động và chỉ số đường huyết rất dễ bị rối loạn. Chính vì thế, khám sức khỏe và kiểm tra chỉ số đường huyết là vấn đề rất cần thiết. 

Người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe sau kỳ nghỉ lễ

Người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe sau kỳ nghỉ lễ

Ngoài dịch vụ xét nghiệm trực tiếp tại viện, Hệ thống Y tế MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm đường huyết tận nơi, rất tiện lợi, tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo mang lại kết quả chính xác. Đây là dịch vụ được nhiều khách hàng ưa chuộng, đặc biệt là những người bận rộn hoặc gặp khó khăn khi di chuyển tới bệnh viện. 

Để được hướng dẫn đặt lịch khám và xét nghiệm tại MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ