Tin tức

Đo hô hấp ký để làm gì? Những ai cần đo?

Ngày 10/12/2024
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Phương Dung
Đo hô hấp ký là cách kiểm tra luồng khí khi chúng ta hít vào, thở ra. Biện pháp này sẽ giúp bác sĩ đánh giá hệ hô hấp của bạn có đang hoạt động hiệu quả hay không. Cùng tìm hiểu chi tiết đo hô hấp ký là gì và những đối tượng nào cần thực hiện?

1. Đo hô hấp ký để làm gì?

Đo hô hấp ký là kỹ thuật để kiểm tra, đánh giá chức năng cơ bản của hệ hô hấp thông qua dung tích phổi, lưu lượng khí. Kết quả đo hô hấp ký có thể hỗ trợ bác sĩ trong việc thăm khám, chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý như sau: 

- Hen suyễn: Tình trạng viêm, hẹp đường thở do kích ứng. 

- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Nên đo hô hấp ký khi bạn có vấn đề bất thường về đường hô hấp

Nên đo hô hấp ký khi bạn có vấn đề bất thường về đường hô hấp

- Bệnh xơ nang: Là tình trạng khiến cho các phổi cùng với một số cơ quan đường tiêu hóa bị tắc nghẽn bởi các chất nhầy. 

- Bệnh xơ phổi: Là tình trạng trong phổi có sẹo làm giảm khả năng hô hấp của người bệnh. Hay một số bệnh lý về phổi khác như giãn phế phổi, phổi cấu trúc hay bệnh phổi mô kẽ.

- Khó thở, thở khò khè, khó thở khi thay đổi tư thế, ho có đờm, đau tức ngực...

Bên cạnh đó, đo hô hấp ký cũng là phương pháp để giúp bác sĩ xác định:

+ Đo lường dung tích phổi. 

+ Thay đổi về chức năng phổi. 

+ Phát hiện hẹp đường thở.

+ Hỗ trợ chẩn đoán bệnh hội chứng tắc nghẽn, hạn chế hô hấp.

+ Là cơ sở để bác sĩ đưa ra quyết định có cần cho bệnh nhân sử dụng thuốc hít trong quá trình điều trị bệnh hay không.

+ Tính toán một số nguy cơ về hô hấp đối với những người bệnh chuẩn bị được phẫu thuật. 

2. Đo hô hấp ký có ưu điểm gì?

- Ưu điểm lớn và rất rõ ràng của phương pháp đo hô hấp ký là an toàn với người bệnh. Đây là phương pháp không gây xâm lấn, được thực hiện rất đơn giản và không gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh.

- Nhược điểm:

+ Một số trường hợp có thể bị chóng mặt sau, mệt mỏi và run rẩy sau khi đo hô hấp ký. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ giảm đi chỉ sau một thời gian ngắn.

+ Những người vừa có cơn đau thắt ngực, bị tăng huyết áp, hoặc vừa trải qua những cuộc phẫu thuật dạ dày, phẫu thuật mắt thì cần thận trọng với phương pháp xét nghiệm này. 

3. Chỉ định và chống chỉ định với đo hô hấp ký

- Những trường hợp thường được chỉ định với phương pháp đo hô hấp ký là những bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng bất thường liên quan đến hoạt động của hệ hô hấp, cụ thể như sau:

+ Người bệnh hít vào và thở ra rất khó khăn. 

+ Thở khò khè.

+ Ho lâu ngày và ho ra nhiều đờm. 

Người bị ho lâu ngày không nên đo hô hấp ký

Người bị ho lâu ngày không nên đo hô hấp ký

+ Người bệnh bị hen phế quản đang điều trị và cần theo dõi đáp ứng với phác đồ điều trị. 

+ Hay có cảm giác đau tức ngực. 

+ Những người thường xuyên hút thuốc lá, tiếp xúc với khói bụi,...

+ Người sắp bước vào một cuộc phẫu thuật. 

- Chống chỉ định khi người bệnh đang trong tình trạng sau:

+ Bị nhồi máu cơ tim.

+ Tràn khí màng phổi.

+ Bị tiêu chảy, nôn, buồn nôn,…

+ Ho ra máu không rõ nguyên nhân.

+ Phình động mạch chủ ở một số vùng như não, ngực và bụng.

+ Huyết áp không ổn định.

+ Thuyên tắc phổi.

+ Người bệnh vừa trải qua một số cuộc phẫu thuật vùng mắt, ngực và bụng. 

4. Quy trình đo hô hấp ký

Đây là phương pháp xét nghiệm rất đơn giản và quy trình đo hô hấp ký thường được diễn ra theo những bước dưới đây: 

- Chuẩn bị: Người bệnh không cần chuẩn bị quá cầu kỳ. Người bệnh chỉ cần lưu ý những vấn đề sau:

+Lựa chọn những bộ quần áo thoải mái, rộng rãi.

+ 2 tiếng trước khi xét nghiệm, bạn không nên ăn quá no. 

+ Không sử dụng thuốc giãn phế quản trước khi xét nghiệm, với dạng uống tránh sử dụng trước 12 giờ và dạng hít cần tránh sử dụng trước 8 giờ. 

+ Trước 30 phút trước khi xét nghiệm, bạn không nên vận động mạnh. 

+ Không uống rượu bia, sử dụng chất kích thích trước xét nghiệm khoảng 4 giờ.

+ Không hút thuốc lá trước khi xét nghiệm. 

+ Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. 

- Các bước tiến hành

+ Người bệnh ngồi thẳng trên ghế, bác sĩ dùng dụng cụ kẹp mũi hoặc người bệnh có thể bịt mũi để không khí không bị thoát ra ngoài.

+ Người bệnh hít thật sâu để phổi được lấp đầy không khí.

+ Người bệnh thở ra thật mạnh vào máy đo dung tích phổi qua ống ngậm trong khoảng 6-10 giây. Để có được kết quả chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện lặp lại bước này khoảng 3 lần. 

+ Quy trình đo hô hấp ký sẽ diễn ra khoảng 15-30 phút.

Máy đo hô hấp ký có thể xác định được thể tích và tốc độ của dòng khí mà bệnh nhân hít vào và thở ra. Dưới đây là những thông số quan trọng được xác định bởi phương pháp xét nghiệm này: 

+ Thể tích khí thở ra gắng sức trong 1 giây đầu tiên (hay còn gọi là FEV1): Chính là thể tích không khí mà người bệnh có thể thổi ra trong 1 giây đầu tiên, từ đó đo lường khả năng hô hấp một cách nhanh chóng. 

+ Dung tích sống gắng sức (FVC): Chỉ số này chính là tổng thể tích không khí mà người bệnh thở ra gắng sức trong một lần thở.

+ Chỉ số FEV1/FVC: Chính là tỷ lệ giữa 2 thông số nêu trên và từ kết quả này, bác sĩ có thể đưa ra những đánh giá quan trọng về chức năng hô hấp tổng thể.

Bạn nên lựa chọn cơ sở khám hô hấp uy tín

Bạn nên lựa chọn cơ sở khám hô hấp uy tín

Đo hô hấp ký được đánh giá là khá an toàn vì không gây xâm lấn. Nhờ có phương pháp này, các bác sĩ sẽ có được những dữ liệu quan trọng để đánh giá chức năng phổi, chẩn đoán một số bệnh lý về đường hô hấp. Trong quá trình làm xét nghiệm, bệnh nhân nên tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ để có được kết quả chính xác nhất. 

Nếu cần được tư vấn thêm hoặc có nhu cầu đặt lịch khám với các bác sĩ chuyên khoa Hô hấp của Hệ thống Y tế MEDLATEC, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ