Tin tức
Không thể chủ quan với bệnh viêm đường hô hấp
- 18/05/2022 | 3 bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp, phổ biến nhất
- 18/05/2022 | 5 dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp điển hình nhất
- 07/02/2023 | Viêm đường hô hấp dưới: Triệu chứng và cách điều trị
- 01/12/2022 | Viêm đường hô hấp - Bệnh lý thường gặp và đang bị xem nhẹ
- 01/12/2022 | Viêm đường hô hấp trên - 1 trong những bệnh lý phổ biến nhất
1. Phân loại viêm đường hô hấp
Viêm đường hô hấp có thể do virus, vi khuẩn, nấm, bụi bẩn hoặc các tác nhân như lông thú cưng, phấn hoa, môi trường chứa hóa chất độc hại,… gây ra. Dựa theo đặc điểm giải phẫu, viêm nhiễm đường hô hấp được chia làm 2 loại là viêm đường hô hấp trên và dưới.
Viêm đường hô hấp trên
Khi các cơ quan bao gồm tai, mũi, các xoang, vùng hầu họng, thanh quản bị tác động bởi những tác nhân từ môi trường bên ngoài sẽ gây ra tình trạng viêm, tổn thương đường hô hấp trên.
Một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên thường gặp là:
● Cúm là căn bệnh do virus Influenza gồm 3 type A, B và C gây ra. Bệnh có khả năng lây lan nhanh và nguy cơ bùng phát thành dịch nếu gặp điều kiện thuận lợi và không có biện pháp ngăn chặn đúng cách. Bệnh nhân bị cúm thường có triệu chứng sốt, đau cơ, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn, sổ mũi, ho khan hoặc có đờm, đau họng,…
● Viêm xoang là căn bệnh gây nhiều phiền toái, các hốc rỗng bên trong xương trán và xương vùng hàm chứa không khí bị viêm có thể do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng. Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt cao, đau nhức vị trí các xoang, vùng mắt theo từng cơn, đau đầu, choáng váng, dịch mũi hoặc họng tiết nhiều, màu trắng, vàng hoặc xanh, mùi tanh khó chịu,…
● Viêm thanh quản có thể xảy ra với nhiều đối tượng do virus, vi khuẩn, nấm hoặc các yếu tố tác động khác. Trẻ em mắc bệnh thường có biểu hiện sốt nhẹ hoặc cao, quấy khóc liên tục, thở khò khè, thở rít, ho,… Người lớn có thể gặp tình trạng ớn lạnh, rét run, sốt nhẹ, đau rát cổ họng, khàn tiếng, ho khan hoặc có đờm,…
● Viêm tai giữa xảy ra do vi khuẩn tấn công và phát triển ở tai. Các triệu chứng của viêm tai giữa kéo dài dai dẳng gây ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Viêm tai giữa nếu không được điều trị đúng cách có thể chuyển sang mạn tính.
Cúm là căn bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên do virus gây ra
Viêm đường hô hấp dưới
Viêm nhiễm đường hô hấp dưới là tình trạng viêm xảy ra ở các cơ quan như khí quản, phế quản, phổi. Một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp dưới thường gặp là:
● Viêm phổi là bệnh lý phổ biến xảy ra do virus, vi khuẩn, nấm, chất độc hại hoặc biến chứng từ những bệnh khác. Người bị viêm phổi thường có các triệu chứng đặc trưng bao gồm: sốt cao, ho có đờm kéo dài, cơ thể mệt mỏi, uể oải, khó thở, thở nông, thở gấp, đau tức ngực,…
● Viêm phế quản khiến niêm mạc đường thở bị tổn thương, phù nề nên ống dẫn khí thu hẹp. Tình trạng này khiến dịch ứ đọng tại phế nang, nếu kéo dài có thể gây tổn thương phổi và nhiều vấn đề hô hấp khác.
● Viêm tiểu phế quản xảy ra chủ yếu với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù quá trình điều trị không quá phức tạp nhưng nếu bé không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, đúng cách thì nguy cơ biến chứng cao. Ba mẹ cần cho con đi khám khi có triệu chứng ho, sốt, thở khò khè.
Vi khuẩn tấn công và phát triển ở phổi gây viêm, tổn thương tế bào phổi
2. Dấu hiệu nhận biết và nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị viêm đường hô hấp
Tùy theo vào vị trí bị viêm trong đường hô hấp mà triệu chứng sẽ khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết
Một số triệu chứng điển hình giúp bạn nhận biết sớm tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp là:
● Sốt nhẹ hoặc cao tùy mức độ bệnh lý và thể trạng của người bệnh.
● Dịch mũi chảy nhiều, nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi,…
● Ho khan hoặc có đờm, kéo dài dai dẳng, ho nhiều vào buổi tối hoặc sáng sớm.
● Đau rát cổ họng, ngứa họng, cảm giác vướng víu, khàn tiếng.
● Đau tức ngực, khó thở, thở nhanh, gấp, ngất xỉu, suy hô hấp,…
● Đau đầu, đau nhức cơ, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn ói,…
Ho là triệu chứng phổ biến và đặc trưng khi bị viêm nhiễm đường hô hấp
Đối tượng nguy cơ cao
Mặc dù ai cũng có thể bị viêm nhiễm đường hô hấp, tuy nhiên, một số đối tượng được xếp vào nhóm nguy cơ cao cần lưu ý là:
● Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch như Lupus ban đỏ, HIV, ung thư hoặc sức đề kháng kém như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người cao tuổi,…
● Người mắc các bệnh lý về tim mạch, gan, thận, tiểu đường hay những bệnh mạn tính cũng có hệ miễn dịch kém, không đủ sức chống lại tác nhân gây bệnh.
● Người làm việc trong môi trường có chứa chất độc hại, không khí ô nhiễm, bụi bẩn như công nhân, thợ mộc, thợ xây, nhân viên y tế, nhân viên làm trong các nhà máy hóa chất,…
● Người sống ở khu vực có không khí hoặc môi trường ô nhiễm.
● Những trường hợp khác như người bị béo phì hoặc đã từng ghép tạng.
Viêm đường hô hấp hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị dứt điểm nếu phát hiện và can thiệp sớm. Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh, bạn nên tập thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài hoặc đến nơi công cộng, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, hạn chế đưa tay lên miệng, mắt, mũi, đeo găng tay, kính chống giọt bắn,… Nếu xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ viêm nhiễm đường hô hấp, bạn nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị, tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Hiện nay, Chuyên khoa Hô hấp thuộc các phòng khám, bệnh viện của Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ uy tín mà bạn có thể lựa chọn để kiểm tra sức khỏe. Tại đây, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám, kiểm tra, điều trị và tư vấn biện pháp chăm sóc. Ngoài ra, với hệ thống trang thiết bị hiện đại, được nhập khẩu từ các nước phát triển cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế sẽ giúp bạn yên tâm về độ chính xác của kết quả kiểm tra.
Thăm khám chuyên khoa khi có các biểu hiện nghi ngờ viêm nhiễm đường hô hấp
Mọi thông tin cần được tư vấn hoặc đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 1900 565656 của MEDLATEC sẽ có nhân viên hỗ trợ 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!