Tin tức
Đọc chỉ số xét nghiệm máu và những kiến thức cơ bản nên biết
- 25/01/2022 | Tư vấn: Xét nghiệm máu có được hưởng bảo hiểm y tế hay không?
- 20/12/2021 | Cần thực hiện xét nghiệm máu chẩn đoán viêm gan B khi nào?
- 15/12/2021 | Bác sĩ trả lời: trẻ em xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không?
Xét nghiệm máu là phương pháp được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán bệnh
1. Hiểu biết rõ hơn về xét nghiệm máu
Xét nghiệm công thức máu toàn phần hay còn được gọi là xét nghiệm máu. Kỹ thuật phân tích các thông tin chi tiết về các chỉ số hàm lượng các chất trong máu, tính số lượng tế bào bạch cầu, hồng cầu,… nhờ vào những chỉ số đó bác sĩ có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh và căn bệnh đang mắc phải.
Xét nghiệm máu thường được sử dụng trong quá trình khám sức khỏe định kỳ hay khám các bệnh có liên quan, phương pháp này hỗ trợ rất nhiều trong chẩn đoán hay tìm kiếm nguyên nhân bệnh, sàng lọc ung thư, kiểm tra kháng thể, đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.
2. Cách đọc chỉ số xét nghiệm máu
Để đọc chỉ số xét nghiệm máu chính xác thì không phải là việc đơn giản, điều này càng trở nên khó khăn hơn đối với những người không có kiến thức y học. Những kiến thức dưới đây sẽ giúp bạn biết đâu là chỉ số máu bình thường và đâu sẽ là bất thường.
Đọc chỉ số glucose
Đây là chỉ số đánh giá lượng đường có trong máu. Chỉ số bình thường nằm trong khoảng từ 4,1 - 6,1 mmol/l. Những trường hợp vượt ra khoảng này thì có thể bạn đang bị giảm hay tăng đường huyết. Chỉ số này vượt mức càng cao sẽ càng nguy hiểm đến sức khỏe bệnh nhân.
Chỉ số glucose trong máu càng cao thì càng nguy hiểm
Chỉ số men gan (SGPT và SGOT)
SGOT và SGPT là hai loại men Transamin xuất hiện nhiều trong bào tương và ti thể, nhiều nhất là ở tế bào gan. Chỉ số bình thường của SGOT và SGPT là khoảng 20 - 40 UI/l.
Khi chỉ số này vượt qua giới hạn bình thường có nghĩa là chức năng gan của bạn đang gặp vấn đề. Những trường hợp này cần lưu ý chế độ ăn uống. Hạn chế những thức ăn, đồ uống cơ thể khó hấp thu và có độc cho gan như thức ăn nhanh, dầu mỡ, rượu bia, đồ uống có ga,…
Chỉ số mỡ trong máu (Triglyceride, Cholesterol, LDL-choles, HDL-choles)
Chỉ số Triglyceride bình thường vào khoảng 0,4 - 2,3 mmol/l. Cholesterol vào khoảng 3,4 - 5,4 mmol/l. LDL-choles là 0,9 - 2,1 mmol/l. HDL-choles là 0,0 - 2,9 mmol/l.
Nếu chỉ số này vượt các khoảng trên có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe tim mạch của bệnh nhân. Chỉ số Cholesterol và LDL-choles quá cao sẽ xảy ra tình trạng cao huyết áp từ đó nguy cơ tai biến, đột quỵ rất lớn.
Ngược lại, chỉ số HDL-choles càng cao thì đây là dấu hiệu tốt và hạn chế được nguy cơ bị xơ vữa, tắc mạch quản cũng như tai biến.
Chỉ số Gama Glutamyl Transferase (GGT)
GGT là enzyme quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý ở gan. Chỉ số GGT bình sẽ nằm trong khoảng 0 - 53 UI/l. Khi gan bạn buộc phải làm việc quá mức sẽ dẫn đến chức năng lọc thải độc suy yếu thì chỉ số này sẽ tăng cao, nếu kéo dài có thể xảy ra suy gan.
Chỉ số Ure trong máu
Đây là chỉ số giúp bác sĩ đánh giá được sức khỏe của thận. Chỉ số bình thường sẽ nằm trong khoảng 2,5 - 7,5 mmol/l. Nếu khi xét nghiệm chỉ số của bạn vượt quá mức này thì có thể thận của bạn gặp một vấn đề nào đó và có thể là bệnh lý liên quan đến thận.
Chỉ số Creatinine
Đây cũng là một chỉ số liên quan đến thận, giới hạn bình thường nằm trong khoảng ở nữ giới là 44 - 97 µmol/l, nam giới 53 - 106 µmol/l. Creatinine được lọc qua cầu thận và theo nước tiểu ra ngoài.
Chỉ số Creatinine có thể nhận biết được một số bệnh lý liên quan đến thận
Chỉ số Acid Uric
Chỉ số ở nữ giới nằm vào khoảng 150 - 360 µmol/l, ở nam giới là 180 - 420 µmol/l. Chỉ số này khi tăng cao sẽ dẫn đến một số bệnh lý ở thận và bệnh gout.
Số lượng bạch cầu trong máu (WBC)
Đối với người bình thường khỏe mạnh thì số lượng bạch cầu ở khoảng từ 4,300 đến 10,800 tế bào trong một mm3. Nếu số lượng bạch cầu tăng thì bạn có thể có nguy cơ bị nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch, thiếu folate, thiếu Vitamin B, viêm gan,…
Số lượng hồng cầu trong máu (RBC)
Ở nữ giới bình thường khỏe mạnh là 3,9 - 5,03 T/l, nam giới là 4,32 - 5,75 T/l. Số lượng hồng cầu trong máu quá cao có thể là cơ thể mất nước, bệnh đa hồng cầu, bệnh lý tim mạch,… còn chỉ số thấp bệnh nhân có thể bị thiếu máu hay Lupus ban đỏ,…
Chỉ số huyết sắc tố (HBG)
Chỉ số bình thường nữ giới là 12 - 15,5 g/dl, nam giới là 13,5 - 17,5 g/dl. Khi chỉ số tăng, bệnh có thể đang bị mất nước hay gặp bệnh lý tim phổi. Chỉ số thấp là đang gặp tình trạng chảy máu, thiếu máu hay phản ứng tan máu.
Chỉ số dung tích hồng cầu trong 1 đơn vị thể tích máu
Giới hạn bình thường ở từ 37 đến 51%. Chỉ số này tăng cao sẽ gây ra hiện tượng rối loạn dị ứng, tăng hồng cầu, bệnh phổi mạn tính, gặp ở những người hút thuốc nhiều,… khi giảm người bệnh bị thiếu máu, mất máu hày thai phụ trong thời kỳ nghén.
Số lượng tiểu cầu trong máu (PLT)
Tiểu cầu có tuổi thọ tương đối ngắn vào khoảng từ 5 đến 9 ngày, có vai trò rất quan trọng trong việc đông máu. Chỉ số bình thường sẽ nằm trong khoảng 150 - 450 G/l. Chỉ số quá thấp có thể xảy ra chảy máu. Còn quá cao sẽ xuất hiện máu đông cản trở lưu thông máu, gây tắc mạch từ đó dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, vỡ mạch máu, tắc nghẽn mạch phổi,…
Dung tích tiểu cầu trong 1 đơn vị thể tích máu (MPV)
Giới hạn bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 4 đến 11 fL. Khi chỉ số này tăng cao có thể người bệnh đang gặp các bệnh liên quan đến tim mạch hay tiểu đường. Chỉ số giảm thấp có thể là bệnh bạch cầu cấp tính, thiếu máu,…
Dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà của bệnh viện MEDLATEC
Qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết hi vọng giúp bạn hiểu hơn về xét nghiệm máu cũng như cách đọc chỉ số xét nghiệm máu. Nếu bạn có nhu cầu làm xét nghiệm nhưng ngại phải ra ngoài tiếp xúc với nhiều người, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh như hiện nay, thì có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Hiện Trung tâm xét nghiệm của Bệnh viện sở hữu dàn máy móc, thiết bị xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012, tiêu chuẩn CAP cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm,... sẽ đảm bảo kết quả có được nhanh chóng và chính xác. Để biết thêm thông tin về dịch vụ xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC, hoặc đặt lịch lấy mẫu nhanh nhất, Quý vị có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!