Tin tức
Đột ngột ngất do đâu? Cách sơ cứu khi ngất xỉu?
- 19/07/2020 | Đau đầu, ngất, hoa mắt chóng mặt cần phải làm gì?
- 07/06/2021 | Bác sĩ hướng dẫn cách sơ cứu tại chỗ người bị đột quỵ
- 03/05/2017 | Ngất có phải do tim?
- 10/06/2021 | Nhận biết đột quỵ sớm qua 6 dấu hiệu điển hình nhất
1. Tổng quan về tình trạng ngất
Ngất là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng cơ thể bị mất ý thức do huyết áp giảm khiến cho việc vận chuyển máu lên não bị gián đoạn. Bên cạnh đó, khi não không được tim bơm đủ máu có oxy cũng sẽ dẫn đến ngất xỉu. Khi bệnh nhân bị ngất đột ngột sẽ có biểu hiện ngã xuống đất nhưng tình trạng này hoàn toàn khác ở những người mắc bệnh động kinh vì khi họ ngã thường kèm theo co giật.
Tình trạng ngất thường xảy ra khi thiếu máu lên não
Bệnh nhân bị ngất thường hồi tỉnh sau một thời gian ngắn (khoảng vài giây) và cơ thể hồi phục lại như trạng thái bình thường. Tuy nhiên, phần lớn mọi người thường cảm thấy rất mệt. Vậy tình trạng đột ngột ngất do đâu? Đối với bệnh nhân khi bị ngất đột ngột thường xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý hoặc sức khỏe kém. Trong khi đó, người có sức khỏe bình thường vẫn có thể bị ngất do một vài yếu tố từ môi trường hoặc do một bệnh lý nào đó đang tiềm ẩn bên trong cơ thể.
2. Đột ngột ngất do đâu?
Theo bác sĩ, ngất là một phản ứng của cơ thể rất thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Vậy đột ngột ngất do đâu? Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, các bạn có thể tham khảo một số thông tin hữu ích được chia sẻ dưới đây:
2.1. Ngất đột ngột do trung gian thần kinh
Tình trạng bệnh nhân bị ngất xỉu đột ngột do trung gian thần kinh hay còn gọi là ngất phế vị thường rất phổ biến. Phần lớn các trường hợp ngất thường xảy ra khi bệnh nhân đối diện với một tình huống hoặc vấn đề quá sức chịu đựng. Chẳng hạn như quá hoảng loạn, sợ hãi, đau đớn, suy sụp tinh thần hay kể cả khi bệnh nhân vận động quá sức,... Khi bị ngất, cơ thể người bệnh thường toát ra nhiều mồ hôi, sắc da xao xao, tái nhợt.
Tinh thần hoảng loạn có thể dẫn đến bất tỉnh
2.2. Ngất đột ngột do bệnh tim mạch
Những đối tượng mắc bệnh tim mạch hoặc tiền sử người thân từng bị đột tử thường rất dễ bị ngất đột ngột. Thông thường, bệnh nhân sẽ ngất khi cảm thấy vùng ngực đau tức hoặc sau khi cố gắng làm việc quá sức. Nhìn chung, các bệnh lý liên quan đến tim mạch rất nguy hiểm nên mọi người cần phải chủ động bảo vệ sức khỏe của mình.
2.3. Ngất đột ngột do hạ huyết áp
Khi bạn giữ nguyên một tư thế trong thời gian quá lâu và thay đổi đột ngột thường sẽ khiến huyết áp bị giảm dẫn đến ngất. Bên cạnh đó, những đối tượng mắc bệnh Parkinson (một bệnh lý liên quan đến thần kinh) hoặc sử dụng thuốc giảm huyết áp cũng dễ bị ngất đột ngột.
2.4. Một số nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân chính được liệt kê ở trên thì tình trạng ngất đột ngột còn xảy ra do một số lý do sau đây:
-
Yếu tố tâm lý như quá lo lắng.
-
Hạ đường huyết, hạ canxi.
-
Tăng thông khí, thiếu oxy.
Nạn nhân có thể bị ngất khi té ngã nặng
-
Bị đánh vào đầu, té ngã hoặc uống nhiều bia, rượu.
-
Lên cơn đột quỵ.
3. Cách sơ cứu cho người bị ngất
Ngoài việc lý giải tình trạng ngất đột ngột do đâu thì bác sĩ còn gợi ý cho bạn đọc một số cách sơ cứu khi có người bị ngất và cách xử lý khi cơ thể cảm thấy choáng. Cụ thể như:
3.1. Khi người khác bị ngất
Khi một người nào đó ngất đột ngột, mọi người thường tập trung lại để quan sát hoặc sơ cứu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, việc tập trung quá nhiều người sẽ tạo nên bầu không khí ngột ngạt, khiến cho bệnh nhân càng khó thở. Do đó, mọi người nên lưu ý không nên tập trung quá nhiều người và sơ cứu cho bệnh nhân đúng cách theo những gợi ý dưới đây:
-
Đầu tiên, đặt bệnh nhân nằm ngửa, đồng thời điều chỉnh sao cho phần chân cao hơn đầu.
-
Sau đó, kiểm tra xem bệnh nhân còn thở và có thương tích gì hay không. Nếu bệnh nhân vẫn còn thở và không có thương tích gì nghiêm trọng thì tiến hành nâng hai chân bệnh nhân lên cao hơn tầm của tim, khoảng 25 - 30cm. Trường hợp, bệnh nhân bị ngất té ngã và bị thương thì cần phải tiến hành xử lý nhằm giảm vết sưng hoặc cầm máu.
Nới lỏng những đồ dùng siết chặt cơ thể nạn nhân
-
Tiếp theo, nới lỏng những phần quần/áo quá bó sát vào cơ thể, chẳng hạn như thắt lưng, lưng quần, ngực, cổ áo,...
-
Chỉnh đầu của bệnh nhân quay sang một bên nhằm giảm thiểu nguy cơ tụt lưỡi vào cổ họng hoặc hít phải chất nôn vào phổi.
-
Nếu bệnh nhân ngừng thở thì tiến hành thực hiện hô hấp nhân tạo. Trong thời gian 10 phút, nếu bệnh nhân vẫn chưa tỉnh lại thì lập tức gọi cấp cứu để trợ giúp.
3.2. Khi cảm thấy choáng
Khi cảm thấy cơ thể không được khỏe kèm theo đầu óc choáng váng thì mọi người nên chủ động phòng tránh nguy cơ dẫn đến ngất xỉu bằng cách thực hiện một số gợi ý sau đây:
-
Tìm một chỗ để ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi một thời gian cho cơ thể hồi phục và tỉnh táo trở lại. Lưu ý, bạn nên ngồi với tư thế cúi gục mặt, đồng thời đặt đầu ở giữa hai đầu gối.
-
Bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và tuyệt đối không được đứng dậy quá nhanh để đề phòng khả năng bị ngất xỉu.
4. Những lưu ý khi sơ cứu cho người bị ngất
Mọi người thường truyền nhau những biện pháp dân gian để sơ cứu cho người bị ngất, tuy nhiên bác sĩ khuyến cáo mọi người không nên thực hiện một cách tùy tiện. Thực tế, các biện pháp này vẫn chưa được khoa học chứng minh tính an toàn và hiệu quả. Do đó, nếu thực hiện sai, bạn có thể vô tình khiến tính mạng người khác bị đe dọa. Ngoài việc giải đáp đột ngột ngất do đâu, bác sĩ còn gợi ý một số cách sơ cứu đơn giản các bạn dễ dàng hỗ trợ khi có người bị ngất. Cụ thể như:
-
Nếu thân nhiệt giảm xuống thấp hơn so với người bình thường, bạn nên sử dụng một chiếc chăn ấm để đắp cho nạn nhân.
-
Nếu có dầu gió hoặc dầu nóng, bạn có thể cho người bị ngất ngửi mùi dầu.
-
Tiến hành day ấn nhân trung một cách dứt khoát, mạnh và nhanh để giúp nạn nhân tỉnh lại trong lúc chờ xe cứu thương đến.
-
Một số biện pháp khác: cho nạn nhân uống nước giải nhiệt, vẩy nước lạnh,...
Ngoài ra, các bạn cũng lưu ý không được mắc phải những lỗi dưới đây khi sơ cứu cho người bị ngất:
-
Hạn chế tập trung đông người tại nơi có người ngất xỉu nhằm tạo không gian thoáng khí, giúp nạn nhân dễ hồi lục, tỉnh lại.
Không nên tập trung xung quanh người bị ngất
-
Tuyệt đối không được gọi nạn nhân dậy tức thì khi họ vừa ngất để giảm thiểu nguy cơ nạn nhân lại bị ngất sau khi tỉnh dậy.
-
Không được châm kim vào đầu các ngón tay của nạn nhân vì nếu không có đủ điều sát khuẩn thì nguy cơ bị nhiễm trùng sẽ rất cao.
Giúp đỡ người khi khi bị gặp hoàn cảnh khó khăn là rất tốt, tuy nhiên nếu bạn không hiểu rõ tình trạng của nạn nhân và sơ cứu sai cách có thể khiến tình trạng trở nên nguy kịch hơn. Do đó, chúng ta hãy chủ động tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức sơ cứu cơ bản để giúp đỡ người khác khi cần thiết.
Với những thông tin hữu ích trên đây, bạn đọc đã được giải thích tường tận về câu hỏi đột ngột ngất do đâu. Ngoài ra, các bạn cũng được gợi ý một số cách sơ cứu đơn giản và hiệu quả khi có người bị ngất. Do đó, mọi người đừng quên lưu lại bài viết và chia sẻ cho người thân nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!