Tin tức

Gai cột sống: có nguy hiểm không và điều trị, chăm sóc ra sao?

Ngày 19/02/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Gai cột sống - một thuật ngữ có lẽ rất quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, để hiểu rõ đây là bệnh lý gì, biểu hiện như thế nào, có nguy hiểm không và điều trị, chăm sóc ra sao, có thể không nhiều người rõ. Dưới đây là 5 điều bạn nhất định phải biết về bệnh gai đốt sống.

1. Gai cột sống là gì?

Gai cột sống hay gai đốt sống là một. Đây có thể được xem như một dấu hiệu của thoái hóa cột sống. Cụ thể, theo thời gian, các đốt sống có sự thoái hóa. Lúc này, đĩa đệm và dây chằng bị hao mòn, lỏng lẻo, sụn cơ khớp cũng trở nên lão hóa hơn. Quá trình thoái hóa và viêm mạn tính kéo dài, gây lắng đọng canxi sẽ hình thành nên các gai xương.

Gai xương có thể hình thành ở bất cứ đâu trên cột sống, nhưng nhiều nhất là ở đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng do đây là 2 vị trí chịu nhiều áp lực nhất trên cơ thể. Gai đốt sống ở cổ và thắt lưng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và tiềm ẩn nhiều biến chứng. 

Gai cột sống là các gai xương mọc ở bờ các thân cột sống

Gai cột sống là các gai xương mọc ở bờ các thân cột sống

2. Biểu hiện gai cột sống như thế nào?

Khi các gai xương mới hình thành, biểu hiện không quá rõ ràng. Nhưng khi gai xương to lên, cọ xát với dây chằng hay chèn ép rễ dây thần kinh, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức nhiều. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp của gai cột sống.

  • Cơn đau xuất hiện ở cổ, vai gáy, thắt lưng. Khi vận động, cảm giác đau tăng. Khi nghỉ ngơi, cảm giác đau giảm.
  • Đau và tê ở cổ, sau đó lan ra 2 tay. Hoặc đau và tê ở lưng rồi lan dọc xuống 2 chân.
  • Gặp hạn chế khi cử động cổ, cánh tay, bàn tay.
  • Bắp tay, bắp chân yếu đi, khó giữ thăng bằng cơ thể. 

Thực tế, các biểu hiện gai đốt sống ở mỗi người khác nhau, tùy vào cơ địa, tình trạng cũng như vị trí mọc gai xương. Có người đau âm ỉ, mức độ đau chịu được; nhưng cũng có người đau “thấu trời xanh”, không thể làm việc, sinh hoạt. Dù như thế nào thì gai đốt sống cũng có sự ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Triệu chứng gai đốt sống khác nhau ở vị trí mọc gai

Triệu chứng gai đốt sống khác nhau ở vị trí mọc gai

3. Gai cột sống nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, gai cột sống là bệnh lý nguy hiểm. Các cơn đau kéo dài dai dẳng do gai cột sống khiến người bệnh không thể sinh hoạt, làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi như bình thường, chất lượng cuộc sống bị suy giảm. Càng để lâu, bệnh càng gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như biến dạng cột sống, yếu và teo cơ, bại liệt, tàn phế, giảm hoặc mất khả năng vận động, khiến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. 

Đó là lý do tất cả mọi người không được chủ quan với bệnh lý này. Nếu thường xuyên xuất hiện những cơn đau bất thường cùng các dấu hiệu như chia sẻ ở trên, người bệnh cần chủ động đi khám sớm để tìm kiếm nguyên nhân và điều trị tích cực. 

4. Điều trị gai cột sống

Gai cột sống tuy nguy hiểm nhưng nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ làm giảm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng sống của người bệnh. Các phương pháp điều trị hiện nay bao gồm dùng thuốc, vật lý trị liệu và phẫu thuật.

Dùng thuốc

Phương pháp điều trị này được chỉ định cho những người bị đau nhiều, cơn đau ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Các loại thuốc được dùng thường là thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm và thuốc giãn cơ. Trong khi dùng thuốc, người bệnh chú ý nghỉ ngơi và vận động hợp lý để cải thiện cơn đau. Đặc biệt, không lạm dụng thuốc vì sử dụng quá liều hay trong thời gian dài sẽ gây tác dụng phụ viêm loét dạ dày, đục thủy tinh thể, loãng xương,… 

Nếu tình trạng gai đốt sống gây đau nhiều, người bệnh có thể uống thuốc giảm đau

Nếu tình trạng gai đốt sống gây đau nhiều, người bệnh có thể uống thuốc giảm đau

Trị liệu

Nếu người bệnh không đau nhiều, bác sĩ sẽ không kê thuốc. Thay vào đó là các phương pháp trị liệu nhằm mục đích làm chậm quá trình thoái hóa của cột sống, kiểm soát các triệu chứng của bệnh, nhờ đó, người bệnh có thể “sống chung” với gai cột sống mà không lo biến chứng tiềm ẩn. Trị liệu ở đây bao gồm massage, tập phục hồi chức năng hay trị liệu điện xung, sóng ngắn, tia hồng ngoại.

Phẫu thuật

Trong điều trị gai đốt sống, phẫu thuật chỉ được thực hiện khi các gai xương chèn ép rễ dây thần kinh, tủy xương, gây ra các biến chứng thần kinh (đau đầu, tê bì tay chân, tiểu tiện hoặc đại tiện không kiểm soát), hẹp ống tủy. Ngoài ra, người bệnh đau nhức nhiều, không thể đi lại, khó khăn trong vận động cũng sẽ được cân nhắc phẫu thuật.

5. Chăm sóc người bị gai cột sống

Trong giai đoạn điều trị, dù bằng phương pháp nào, người bệnh cũng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, bao gồm dùng thuốc đúng liều, kiên trì tập phục hồi chức năng. Đối với bệnh nhân phẫu thuật, lưu ý là sau phẫu thuật, các gai xương vẫn có thể tái phát, do đó, tuyệt đối không chủ quan.

Người bệnh cần kiên trì tập trị liệu với kỹ thuật viên

Người bệnh cần kiên trì tập trị liệu với kỹ thuật viên

Trong khi chăm sóc người bệnh, người thân cần chú ý:

  • Chườm ấm hoặc chườm lạnh kết hợp massage, xoa bóp nhẹ nhàng nếu người bệnh xuất hiện cơn đau.
  • Để người bệnh nằm nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái nhất, dễ chịu nhất. Nên nằm nệm cứng và không dùng thêm gối.
  • Hướng dẫn người bệnh đi lại, vận động nhẹ nhàng. Không nên để người bệnh nằm hay ngồi một chỗ quá lâu.
  • Bổ sung dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, tích cực cho người bệnh ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước.
  • Tránh xa các tác nhân có hại như thuốc lá, rượu bia, nước ngọt, thức ăn nhanh,… Trò chuyện với người bệnh để họ không căng thẳng, lo lắng. 
  • Cho người bệnh dùng thuốc theo toa và đưa đi tái khám đúng lịch trình của bác sĩ. 

Trên đây là 5 điều chúng ta nhất định phải biết về gai cột sống - một bệnh lý rất phổ biến hiện nay và tiềm ẩn nhiều biến chứng. Để chủ động bảo vệ sức khỏe xương khớp, bạn cần đi khám định kỳ tại các chuyên khoa, trong đó, Chuyên khoa Cơ Xương khớp của Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy. Quý khách dễ dàng đăng ký lịch khám tại chuyên khoa bằng cách liên hệ số tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ