Tin tức
Gan nhiễm mỡ có chữa khỏi không - thắc mắc của nhiều bệnh nhân
- 09/09/2020 | Bị gan nhiễm mỡ ăn gì để tốt cho sức khỏe người bệnh?
- 21/08/2020 | Mắc chứng gan nhiễm mỡ kiêng gì để đảm bảo an toàn?
- 04/08/2020 | Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không - Điều trị như thế nào?
1. Gan nhiễm mỡ có chữa khỏi không?
Gan là cơ quan giữ vai trò quan trọng trong tổng hợp chất cần thiết cho cơ thể, thanh lọc và giải độc. Gan nhiễm mỡ là bệnh lý rất thường gặp, có đến 10 - 20% dân số hiện nay mắc phải tình trạng bệnh lý này. Đây được đánh giá không phải là bệnh lý quá nguy hiểm song nếu chủ quan, để bệnh diễn tiến kéo dài sẽ kích hoạt tình trạng viêm lặp lại, khiến chức năng gan suy giảm.
Gan nhiễm mỡ là bệnh lý phổ biến hiện nay
Nếu bạn đang thắc mắc gan nhiễm mỡ có chữa khỏi không thì câu trả lời là bệnh này hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị khỏi bệnh. Tùy nhiên để đạt được hiệu quả điều trị này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ bệnh, thời gian phát hiện, nguyên nhân cũng như khả năng tuân thủ điều trị của người bệnh.
Với những bệnh nhân gan nhiễm mỡ phát hiện sớm, nghiêm túc điều trị kết hợp với chăm sóc tại nhà theo chỉ định của bác sĩ thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh rất cao. Nhưng nếu phát hiện bệnh muộn, kết hợp với tâm lý chủ quan trong điều trị thì bệnh tiến triển rất nhanh. Việc điều trị khi gan nhiễm mỡ diến tiễn nặng rất khó khăn, nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm cao.
Người béo phì có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ cao hơn
Điều khó khăn là hầu hết các trường hợp gan nhiễm mỡ không có hoặc triệu chứng không rõ ràng, người bệnh không thể phát hiện bệnh sớm. Thông thường chỉ phát hiện tình cờ khi thăm khám liên quan hoặc kiểm tra sức khỏe tổng quát. Vì thế những đối tượng có nguy cơ cao được khuyến cáo nên kiểm tra chức năng gan định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần nhằm sớm phát hiện vấn đề bất thường hoặc bệnh lý.
2. Lưu ý để điều trị tốt bệnh gan nhiễm mỡ
Hiện nay vẫn chưa có phác đồ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ thống nhất và triệt để, bệnh nhân chủ yếu được điều trị kiểm soát bệnh, ngăn ngừa biến chứng và các bệnh lý nguy cơ liên quan khác. Nếu kiểm soát tốt bệnh gan nhiễm mỡ, người bệnh vẫn có sức khỏe và chức năng gan bình thường. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ:
2.1. Phát hiện sớm và thăm khám thường xuyên
Như đã biết, không thể phát hiện sớm bệnh gan nhiễm mỡ khi mới khởi phát khi người bệnh không có triệu chứng đặc trưng nào. Vì thế mỗi người nên đi thăm khám, kiểm tra chức năng gan định kỳ, nhất là các đối tượng nguy cơ cao như: người béo phì, rối loạn chức năng gan, cholesterol trong máu cao, người tiểu đường,…
Thăm khám định kỳ giúp phát hiện bệnh lý gan nhiễm mỡ giai đoạn sớm
Nếu xuất hiện các triệu chứng như: mệt mỏi, gan to, chán ăn, vàng da vàng mắt, lách to, cổ trướng,… thì cần nhanh chóng tới thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa. Rất có thể, đây là dấu hiệu của gan nhiễm mỡ tiến triển thành xơ gan, viêm gan, hoặc nặng nề nhất là ung thư gan.
Để chẩn đoán chính xác tình trạng gan và bệnh lý gặp phải, bạn cần thực hiện một số xét nghiệm như:
Xét nghiệm máu
Định lượng triglycerid, cholesterol, men gan AST, ALT, phosphatase kiềm,… Với trường hợp bác sĩ nghi ngờ xơ gan tiến triển, cần kiểm tra protein máu, đông máu cơ bản, albumin, bilirubin bổ sung để đánh giá.
Xét nghiệm virus viêm gan
Virus viêm gan B, C kết hợp với gan nhiễm mỡ sẽ nhanh chóng phá hủy, tổn thương gan nghiêm trọng. Vì thế để loại trừ nguy cơ viêm gan do virus, bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc này.
Siêu âm ổ bụng
Siêu âm ổ bụng cho phép bác sỹ quan sát rõ nét hình ảnh lá gan, xuất hiện gan tăng âm thường chỉ điểm bệnh gan nhiễm mỡ.
2.2. Tuân thủ điều trị
Y học vẫn chưa có phác đồ cụ thể thống nhất, tuy nhiên các loại thuốc kết hợp chăm sóc tốt vẫn giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Một số thuốc thường dùng gồm:
Choline: Chỉ định cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ do rượu, có tác dụng giảm tổn thương gan và tiến triển gan nhiễm mỡ.
Thuốc điều trị giúp kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ tốt hơn
Các loại vitamin: Vitamin B, C và E đều có tác dụng tốt trong điều trị gan nhiễm mỡ, giúp hòa tan và thải chất béo dư thừa, bảo vệ tế bào gan cũng như phục hồi chức năng của cơ quan này.
Acid amin: Thường chỉ định cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ có suy nhược cơ thể hoặc rối loạn chuyển hóa gan. Một trong những loại acid amin thường dùng trong điều trị bệnh là methionin.
Thuốc nhóm statin: Loại thuốc này rất tốt cho đối tượng gan nhiễm mỡ kèm rối loạn lipid máu.
Dù là vitamin hay thuốc điều trị gan nhiễm mỡ đều phải cẩn trọng, dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
2.3. Chăm sóc và dự phòng
Với bệnh gan nhiễm mỡ, dùng thuốc điều trị đơn thuần không đạt hiệu quả kiểm soát bệnh tốt, quan trọng là chế độ chăm sóc tốt như:
Ăn uống khoa học, nhiều dinh dưỡng tốt
Bệnh gan nhiễm mỡ cần bổ sung các loại thực phẩm giàu khoáng chất, chất xơ và vitamin như trái cây, rau xanh, cá, các loại đậu, thịt trắng,… Cùng với đó hạn chế tối đa thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều muối, chất béo và bột đường.
Uống đủ nước
Uống mỗi ngày từ 2 - 2.5 lít nước giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể, đặc biệt là thanh lọc, giải độc gan, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ tiến triển.
Rượu là nguyên nhân khiến gan nhiễm mỡ trầm trọng hơn
Không sử dụng rượu bia và thuốc lá
Các thức uống có cồn là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh gan nhiễm mỡ, cũng khiến bệnh diễn tiến nặng, nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Vì thế cần tránh xa thức uống này cũng như thuốc lá, chất kích thích khác để kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.
Duy trì cân nặng thích hợp
Nếu bệnh nhân gan nhiễm mỡ bị thừa cân, béo phì, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lên kế hoạch ăn kiêng, tập thể dục giảm cân khoa học. Không nên giảm cân quá nhanh vì sẽ gây hại đến gan, khiến bệnh trầm trọng hơn.
Qua bài viết này, bạn đọc đã được giải đáp thắc mắc gan nhiễm mỡ có chữa khỏi không? Căn bệnh này hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu tuân thủ điều trị và chăm sóc dự phòng tốt. Nếu cần tư vấn thêm về bệnh lý này, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!