Tin tức
Giá trị của chụp cộng hưởng từ trong khám sức khỏe
- 10/01/2023 | Chụp cộng hưởng từ hệ bạch mạch và những điều cần biết
- 09/01/2023 | Chụp cộng hưởng từ rò hậu môn để làm gì?
- 15/02/2023 | Vai trò của chụp cộng hưởng từ vùng chậu có tiêm thuốc đối quang từ
- 10/01/2023 | Tầm quan trọng của chụp cộng hưởng từ tuyến vú trong tầm soát ung thư
- 10/01/2023 | Chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán các bệnh lý về đĩa đệm
1. Chụp cộng hưởng từ là gì? Chụp cộng hưởng từ có độc hại không?
Chụp cộng hưởng từ là gì?
Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp không còn xa lạ với nhiều người bệnh do có tính ứng dụng rất cao, chụp được tất cả các bộ phận và có thể phát hiện được các tổn thương rất nhỏ về mạch máu, xương, đĩa đệm, phần mềm, dây chằng, sụn,...tuy nhiên với đa số người bệnh chưa và đã sử dụng dịch vụ này đều không hiểu chụp cộng hưởng từ là gì và có gì khác với những kỹ thuật khác.
Chụp cộng hưởng từ tại PKĐK MEDLATEC
Chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật sử dụng sóng điện từ có tần số radio kích thích năng lượng vào các phân tử hydro có rất nhiều trong cơ thể người (nằm trong phân tử nước và chất béo). Các phân tử này ở trạng thái bình thường luôn chuyển động hỗn loạn trong các mô, nhưng khi được kích thích sẽ sắp xếp theo một trật tự nhất định (hiện tượng cộng hưởng từ trường), khi ta ngừng kích thích các phân tử hydro sẽ trở về trạng thái ban đầu vốn có và phát ra năng lượng, máy tính sẽ thu lại và mã hóa thành các tín hiệu, sau đó cho ra hình ảnh hoàn chỉnh.
Từ trường của máy chụp càng mạnh thì tín hiệu tạo ra càng nhiều, hình ảnh càng sắc nét và thời gian chụp càng nhanh, đơn vị để đo cường độ từ trường là Tesla (T), các máy đời cũ thường chỉ có cường độ 0.3 hay 0.5 Tesla nhưng các máy hiện đại ngày nay có cường độ từ trường lên đến 1.5 hay 3.0 Tesla.
Máy chụp MRI GE 1.5 Tesla tại PKĐK MEDLATEC
Chụp cộng hưởng từ có độc hại không?
Như đã tìm hiểu ở trên, các phân tử hydro được kích thích không hề bị biến đổi về mặt chức năng, sóng điện từ cũng không gây ảnh hưởng vào bất kỳ quá trình trao đổi chất nào của cơ thể người. Vì vậy, chụp cộng hưởng từ không hề gây độc hại hay nguy cơ gì đối với cơ thể người bệnh. Chính vì không gây độc hại đến người chụp nên phương pháp chụp cộng hưởng từ có thể áp dụng với rất nhiều đối tượng người bệnh khác nhau, trong đó có cả các đối tượng nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ có thai.
2. Chụp cộng hưởng từ trong các trường hợp nào?
Khi đi kiểm tra sức khỏe, sẽ có rất nhiều các triệu chứng lâm sàng khác nhau với các bệnh lý khác nhau hoặc thậm chí là không có triệu chứng gì cả, tuy nhiên người bệnh vẫn nên thường xuyên kiểm tra, nhất là các bệnh lý có yếu tố di truyền, đặc thù nghề nghiệp, theo tuổi hoặc giới,... Các trường hợp nên chụp cộng hưởng từ bao gồm:
Chụp cộng hưởng từ sọ não
- Đau đầu, đau nửa đầu kéo dài, rối loạn tiền đình
- Tiến sử hoặc người nhà mắc các bệnh lý như u não,u màng não, động kinh, tai biến mạch máu não, bệnh lý tuyến yên,...
- Sau điều trị hoặc phẫu thuật các khối u vùng đầu hoặc nền sọ.
Chụp MRI sọ não có thể phát hiện rất nhiều tổn thương nhu mô não
Chụp cộng hưởng từ cột sống
- Đau nhức cột sống kéo dài, cơn đau có thể lan xuống vai, mông gây tê bì chân tay
- Người có đặc thù nghề nghiệp phải ngồi nhiều hoặc hoạt động chân tay trong thời gian dài, dễ gây thoái hóa, lún xẹp, thoát vị đĩa đệm cột sống
- Tiền sử mổ thoát vị đĩa đệm, kiểm tra sau điều trị phục hồi chức năng cột sống.
Hình ảnh MRI cột sống thắt lưng
Chụp cộng hưởng từ ổ bụng, tiểu khung
- Khi đi kiểm tra sức khỏe, thông thường người bệnh sẽ có các kết quả siêu âm và x quang nếu phát hiện các tổn thương chưa rõ bản chất thì chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật được ưu tiên hàng đầu để giúp chẩn đoán xác định tổn thương là u, áp xe, tổn thương mạch máu,... thậm chí là ung thư hay các nốt di căn
- Người có yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia nhiều, lạm dụng các chất kích thích, viêm gan B, hay thức khuya
- Người có tiền sử phẫu thuật hoặc kiểm tra sau điều trị
Chụp cộng hưởng từ khớp:
- Người có đặc thù nghề nghiệp phải đứng nhiều, vận động tay chân nhiều hoặc vận động viên thể thao dễ dính các chấn thương trong khi hoạt động hoặc quá tải khi hoạt động với cường độ cao
- Tiền sử chấn thương, tai nạn giao thông hoặc sau phẫu thuật dây chằng, sụn.
MRI khớp gối giúp phát hiện các tổn thương khó quan sát trên các kỹ thuật khác
3. Giá chụp cộng hưởng từ bao nhiêu?
Tại Hà Nội, đa số các cơ sở y tế uy tín và nổi tiếng đều đã lắp đặt và đưa vào ứng dụng rộng rãi kỹ thuật chụp cộng hưởng từ trong khám chữa bệnh. Các cơ sở y tế khác nhau với các máy móc khác nhau sẽ có các mức giá chụp cộng hưởng từ khác chau chênh lệch một chút, trung bình giá chụp MRI dao động từ 1.900.000 đến 3.000.000 một lần chụp, nếu có tiêm thuốc cản quang sẽ chênh lên từ 500.000 đến 700.000. Tại bệnh viện đa khoa MEDLATEC, với mục tiêu mọi khách hàng đều được trải nghiệm các dịch vụ tốt nhất, công nghệ cao với chi phí rẻ nhất, giá chụp cộng hưởng từ chỉ có 2.000.000 kèm theo rất nhiều khuyến mãi khi sử dụng thêm các dịch vụ khác. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được trang bị nhiều trang thiết bị máy móc chẩn đoán hình ảnh hiện đại của các hãng vật tư y tế hàng đầu thế giới như máy chụp cộng hưởng từ GE 1.5 Tesla (Mỹ) hay máy chụp cắt lớp vi tính Siemens 128 dãy (Đức). Hơn nữa, tại trung tâm chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC, mỗi hình ảnh chụp của người bệnh đều được gửi đến các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành hội chẩn qua hệ thống lưu trữ hình ảnh Pacs hiện đại và tiện lợi, đảm bảo về chất lượng chẩn đoán cho người bệnh.
Trung tâm CĐHA công nghệ cao MEDLATEC
Chụp cộng hưởng từ là phương pháp vô cùng cần thiết khi đi kiểm tra sức khỏe chuyên sâu, đặc biệt với người bệnh có các triệu chứng mơ hồ, không rõ ràng, khó phát hiện bằng các kỹ thuật khác. Bên cạnh đó, chụp cộng hưởng từ không hề gây độc hại đối với cơ thể con người nên có thể áp dụng với hầu hết các đối tượng khám chữa bệnh khác nhau. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 1900565656 để được các chuyên viên tư vấn và đặt lịch khám.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!