Tin tức

Giải đáp băn khoăn: Khi nào thì cần siêu âm dạ dày?

Ngày 27/05/2021
Siêu âm dạ dày là phương pháp có ý nghĩa chẩn đoán ban đầu một số tổn thương tại bộ phận này. Do tính đơn giản, cho kết quả nhanh, không gây khó chịu cho người bệnh, chi phí thấp nên nó được áp dụng khá phổ biến. Vậy khi nào thì cần siêu âm dạ dày?

1. Siêu âm dạ dày là gì

Siêu âm là một trong những phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng được sử dụng phổ biến trong khám chữa bệnh nhằm phát hiện ra những bất ổn ở vùng bụng, từ đó có hướng điều trị phù hợp. Tuy nhiên, với dạ dày là một tạng rỗng thì đây không phải là biện pháp tối ưu trong việc chẩn đoán bệnh dạ dày. Ở một số trường hợp nhất định, do tình trạng bệnh nhân mà không thể tiến hành thăm dò dạ dày bằng các phương pháp khác như nội soi thì có thể khảo sát bằng siêu âm, tuy nhiên, mức độ khảo sát khá hạn chế.

Siêu âm dạ dày kỹ thuật dùng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh bên trong dạ dày. Kỹ thuật này có sử dụng một đầu dò nhỏ và gel đặt trực tiếp lên da để giúp truyền sóng âm tần số cao vào bên trong ổ bụng. Các âm thanh dội lại sẽ được đầu dò siêu âm thu lại và phản chiếu thành hình ảnh qua màn hình máy tính từ đó giúp bác sĩ thấy được bên trong của dạ dày.

2. Ưu nhược điểm của phương pháp siêu âm dạ dày

2.1. Ưu điểm

Siêu âm dạ dày, không gây ra đau đớn cho người bệnh và có chi phí thấp nên được xem phương pháp giúp định hướng ban đầu trong việc phát hiện tổn thương tại bộ phận này. 

khi nào thì cần siêu âm dạ dày

Hình ảnh siêu âm dạ dày cho người bệnh

2.2. Nhược điểm

Siêu âm dạ dày cho hình ảnh không rõ nét và thiếu chi tiết nên nó không giúp bác sĩ quan sát được trực tiếp niêm mạc dạ dày, khó chẩn đoán bệnh một cách chính xác. Thêm vào đó, khi siêu âm không thể lấy được mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm nên đối với các bệnh lý dạ dày nó không thực sự hiệu quả. Cũng vì thế mà rất ít trường hợp bác sĩ dùng nó để chỉ định chẩn đoán bệnh về dạ dày. 

Mặt khác, ở những bệnh nhân bị nặng, cân nặng lớn, sự tồn tại của các mô mỡ khiến cho siêu âm dạ dày rất khó quan sát mức độ tổn thương cùng như tìm vết viêm loét. Vì thế, bác sĩ rất khó xác định chính xác được tổn thương thông qua hình ảnh siêu âm.

Đặc biệt, với bệnh viêm loét dạ dày có HP, siêu âm không thể quan sát được mức độ tổn thương do viêm loét, không thể tìm thấy HP nên bệnh nhân cần phải nội soi dạ dày để chẩn đoán xác định.

3. Khi nào thì cần siêu âm dạ dày

Mặc dù là một trong những kỹ thuật góp phần tạo cơ sở giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán về bệnh lý tại dạ dày nhưng không phải trường hợp nào cũng cần thực hiện phương pháp này. Vậy khi nào thì cần siêu âm dạ dày? Siêu âm dạ dày chỉ nên thực hiện trong các trường hợp sau:

Bác sĩ giải thích các trường hợp khi nào thì cần siêu âm dạ dày cho người bệnh

Bác sĩ giải thích các trường hợp khi nào thì cần siêu âm dạ dày cho người bệnh

- Những người có biểu hiện bệnh lý về đường tiêu hóa, cần được xem xét thật kỹ lưỡng.

- Người có vấn đề tại dạ dày nhưng không thể nội soi.

- Người bị sa hoặc giãn dạ dày cấp tính.

- Nghi ngờ có dị vật trong dạ dày.

Về cơ bản, chỉ có bác sĩ, thông qua thăm khám cho người bệnh mới đưa ra được câu trả lời chính xác khi nào thì cần siêu âm dạ dày cho từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Nếu không có chỉ định này thì cũng không cần tiến hành siêu âm dạ dày.

4. Quá trình siêu âm dạ dày được tiến hành ra sao

Bản thân siêu âm dạ dày được thực hiện tương đối đơn giản nên ngoài việc cần nhịn ăn theo hướng dẫn của bác sĩ thì người bệnh không cần chuẩn bị quá nhiều trước khi thực hiện kỹ thuật này. 

Quy trình siêu âm dạ dày thường diễn ra như sau:

Bệnh nhân đang được siêu âm dạ dày

Bệnh nhân đang được siêu âm dạ dày

- Bước 1: Bác sĩ thăm khám sơ bộ, chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm để phục vụ cho quá trình siêu âm dạ dày.

- Bước 2: Nếu bệnh nhân cần, bác sĩ sẽ tư vấn và giải thích về sự cần thiết của phương pháp siêu âm đối với trường hợp của họ. Bác sĩ cũng có thể sẽ chia sẻ về một số phát sinh có thể xảy ra, ví dụ như cần thực hiện thêm phương pháp nội soi để cho kết quả chính xác hơn.

- Bước 3: Người bệnh được bác sĩ hướng dẫn tư thế nằm phù hợp để tiến hành siêu âm.

- Bước 4: Bác sĩ bôi gel lên vùng bụng và di chuyển đầu dò tới vùng cần xem xét.

- Bước 5: Bác sĩ trao đổi với bệnh nhân về kết quả từ hình ảnh siêu âm thu được, có thể đưa thêm chỉ định về phương pháp khác (nếu cần).

Không chỉ băn khoăn về thời điểm khi nào thì cần siêu âm dạ dày, nhiều bạn đọc còn lo lắng sợ đau khi thực hiện kỹ thuật này. Tuy nhiên, siêu âm là phương pháp ít xâm lấn nên không hề gây đau đớn cũng như không gây ra biến chứng nào nên hoàn toàn có thể yên tâm. Toàn bộ quá trình siêu âm bác sĩ chỉ dùng thiết bị thăm dò tiếp xúc với bề mặt da bụng, không hề gây ra áp lực mạnh nào. Ngay sau khi siêu âm xong người bệnh hoàn toàn có thể tự đi về nhà mà không cần kiêng cữ gì hết.

Hiện nay đau dạ dày đã trở thành một hiện tượng phổ biến, xảy ra với nhiều người. Các bệnh lý tại dạ dày tương đối nhiều và dễ gây nên các ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Siêu âm không phải là phương pháp tối ưu để chẩn đoán đau dạ dày. Vì thế muốn biết khi nào thì cần siêu âm dạ dày, có cần phải siêu âm không hay nên tiến hành phương pháp chẩn đoán nào tốt nhất người bệnh nên gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và có câu trả lời chính xác.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc biết được khi nào thì cần siêu âm dạ dày để có phương án bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất. Nếu còn băn khoăn nào khác, bạn đọc có thể gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để các chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp cặn kẽ, miễn phí.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.