Tin tức

Giải đáp băn khoăn: Liệu mẹ bị cảm có nên cho bé bú không?

Ngày 29/09/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Thời gian cho con bú là lúc hệ miễn dịch và sức đề kháng của mẹ yếu hơn người bình thường. Vì thế mà mẹ rất dễ trở thành đối tượng tấn công của virus cảm cúm. Vậy mẹ bị cảm có nên cho bé bú không và mẹ nên làm cách nào để trẻ được bú mẹ an toàn?

1. Khi mẹ bị cảm có nên cho bé bú không?

1.1. Cảm cúm là gì?

Cảm cúm (hay còn gọi là cúm mùa) là một dạng nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi các virus cúm như H1N1, H5N1, H7N9,… Bệnh có thể lây nhiễm nhanh và tiến triển thành dịch.

Cấu tạo của virus gây bệnh cảm cúm

Cấu tạo của virus gây bệnh cảm cúm

Khi virus cúm xâm nhập vào cơ thể nó sẽ gây ra các triệu chứng như: sổ mũi, hắt hơi, ho, khạc ra đờm trong, mệt mỏi, sốt cao,... Bình thường, cúm có khả năng tự khỏi trong khoảng 7 - 10 tuần nhưng có thể gây ra những biến chứng nặng như viêm màng não, viêm phổi, viêm não,... ở những người có hệ miễn dịch kém hoặc đang mắc các bệnh lý mạn tính, phụ nữ có thai.

1.2. Lợi ích của sữa mẹ đối với sức khỏe của trẻ

- Đối với trẻ nhỏ, sữa mẹ được xem là nguồn thực phẩm hoàn hảo bởi trong đó có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết như mỡ, đạm, đường, vitamin, năng lượng và muối khoáng theo một tỷ lệ phù hợp với khả năng hấp thụ và phát triển của trẻ.

- Những năm tháng đầu đời hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên rất non nớt, sữa mẹ có nhiều loại kháng thể nên sẽ giúp trẻ chống lại được các tác nhân có hại là nguyên nhân gây ra các bệnh như: tiêu chảy, viêm phổi,...

- Trẻ được bú sữa mẹ còn phòng ngừa được nguy cơ mắc các bệnh lý sơ sinh như: viêm tai giữa, nhiễm trùng đường hô hấp, tổn thương đường ruột,...

- Sữa mẹ cung cấp cho trẻ một lượng lớn vi khuẩn đường ruột có khả năng tác động đến việc lưu trữ chất béo bên trong cơ thể. Mặt khác, trong sữa mẹ còn có nhiều hormone Leptin giúp lưu trữ chất béo và điều chỉnh sự thèm bú mẹ. Tất cả những điều này sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ trẻ bị béo phì hoặc thừa cân.

- Bằng động tác mút núm vú khi bú mẹ, cơ miệng, xương cơ hàm và khoang miệng của trẻ sẽ được phát triển, nhờ đó mà khả năng mọc răng về sau cũng trở nên tốt hơn, nguy cơ sâu răng cũng ít hơn so với trẻ dùng sữa công thức.

1.3. Mẹ bị cúm có nên cho con bú không?

Phụ nữ đang cho con bú là đối tượng dễ bị mắc cúm vì sức đề kháng kém hơn bình thường. Trong khi đó cúm lại rất dễ lây lan qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Đây chính là lý do khiến cho nhiều người lo lắng không biết mẹ bị cảm có nên cho bé bú không.

Virus gây cúm không thể xâm nhập vào sữa mẹ rồi lây sang cho bé được nên mẹ bị cúm không cần phải lo lắng và có thể cho bé bú bình thường. Tuy nhiên, điều đáng nói là trong quá trình cho con bú mẹ sẽ phải bồng bế, ôm ấp hoặc tiếp xúc với con nên mẹ cần có biện pháp phòng ngừa lây cúm cho con.

2. Cho con bú khi bị cảm, mẹ cần lưu ý

2.1. Biện pháp phòng lây cúm cho bé khi cho con bú

Mặc dù khi mẹ bị cúm vẫn có thể cho bé bú bình thường nhưng không có nghĩa là bé không có nguy cơ lây cúm từ mẹ. Vì thế, để giảm thiểu tối đa khả năng lây cúm cho con mà vẫn cho bé bú bình thường, mẹ cần:

Mẹ bị cảm có nên cho bé bú không câu trả lời là có nhưng mẹ cần đeo <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/nen-lua-chon-loai-khau-trang-nhu-the-nao-thi-an-toan-s195-n20938'  title ='khẩu trang'>khẩu trang</a> để tránh lây cho con

Mẹ bị cảm có nên cho bé bú không câu trả lời là có nhưng mẹ cần đeo khẩu trang để tránh lây cho con

- Rửa sạch tay và đầu vú trước khi bế cho bé bú

Sử dụng dung dịch sát khuẩn hoặc xà bông sát khuẩn để rửa sạch tay trước khi cho bé bú là cách giúp loại bỏ mầm bệnh có thể lây sang bé. Ngoài ra, mẹ cũng cần dùng nước ấm để lau sạch đầu vú nhằm loại bỏ virus cúm trước khi cho con bú.

- Đeo khẩu trang trong suốt quá trình cho bé bú

Việc làm này sẽ giúp cho bé không phải tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết chứa virus cúm của mẹ (khi mẹ hắt xì hoặc ho). Nhờ vậy mà virus không bị phát tán ra không khí để lây sang bé, loại bỏ được lo lắng mẹ bị cảm có nên cho bé bú không.

- Hạn chế gần gũi với con

Trong thời gian bị cảm cúm, mẹ nên nhờ người thân hỗ trợ chăm sóc bé, không nên âu yếm, hôn con. Đây là những việc nên làm để giảm thiểu nguy cơ trẻ bị lây cúm từ mẹ.

- Cách ly với trẻ

Đây là việc nên làm nếu mẹ bị cảm cúm. Lúc này mẹ hãy tránh ngủ chung với con, tránh tiếp xúc trực tiếp với con, ngoại trừ khi cho con bú. Khi vắt sữa mẹ cũng cần nhớ đeo khẩu trang, tiệt trùng dụng cụ vắt/chứa sữa, vệ sinh tay sạch sẽ để tránh virus xâm nhập vào sữa.

2.2. Mẹ nên làm gì để sớm khỏi cảm cúm?

Để không lo ngại mẹ bị cảm có nên cho bé bú không mẹ cũng cần có biện pháp để khỏi cảm cúm thật sớm. Muốn đạt được mục đích này, mẹ có thể tham khảo một số cách dân gian như:

- Ăn cháo trắng tía tô thêm một chút gừng thái sợi nhỏ, chút thịt băm hoặc trứng gà vừa giúp bổ sung dinh dưỡng đảm bảo cho nguồn sữa mẹ vừa giải cảm rất tốt.

Mẹ bị cúm ăn cháo tía tô vừa giải cảm vừa đảm bảo dinh dưỡng cho nguồn sữa của bé

Mẹ bị cúm ăn cháo tía tô vừa giải cảm vừa đảm bảo dinh dưỡng cho nguồn sữa của bé

- Xông hơi bằng các loại dược liệu tự nhiên như: húng chanh, lá và vỏ bưởi, tía tô, sả,... đã được đun sôi để giải cảm.

- Uống nước ấm pha chanh và mật ong mỗi ngày 3 lần.

- Uống nước húng chanh bằng cách giã nhuyễn nắm lá húng chanh đã được rửa sạch rồi thêm chút nước vào lọc bỏ bã, lấy phần nước. Tinh dầu húng chanh có tác dụng giải cảm và trị ho rất hiệu quả.

Nếu đã thực hiện một trong các cách hỗ trợ giải cảm dân gian ở trên mà không có tác dụng, tốt nhất mẹ nên đến gặp bác sĩ kiểm tra để biết được nguyên nhân khiến mình bị cảm và được kê đơn thuốc phù hợp.

Nói tóm lại, mẹ bị cảm có nên cho bé bú không câu trả lời là có thể bú mẹ bình thường nhưng mẹ cần có biện pháp bảo vệ an toàn để tránh lây nhiễm cho con.

Hy vọng với nội dung được chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái, yên tâm hơn trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu cần tới bất cứ sự trợ giúp y tế nào, mẹ có thể liên hệ đến số điện thoại chăm sóc sức khỏe 24/7: 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, tổng đài viên luôn sẵn lòng tư vấn hướng xử trí an toàn nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Từ khoá: khẩu trang cảm cúm

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ