Tin tức

Giải đáp: Bệnh ung thư vú có di truyền không và cách phòng ngừa?

Ngày 10/03/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Ung thư vú gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản, chiếm tỉ lệ tử vong cao ở giới nữ. Tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, bệnh có xu hướng tăng dần, ngày càng trẻ hóa. Vậy, bệnh ung thư vú có di truyền không? Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp nỗi lo lắng này, đồng thời đưa ra cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

1. Tìm hiểu về căn bệnh ung thư vú

Ung thư vú là bệnh xảy ra phổ biến ở phụ nữ với tần suất mắc tăng dần theo lứa tuổi. Mặc dù, nam giới cũng có nguy cơ mắc phải bệnh này nhưng chiếm tỉ lệ thấp hơn. Trước khi tìm hiểu xem bệnh ung thư vú có di truyền không, chúng ta hãy tìm hiểu qua những thông tin tổng quan về bệnh lý.

Ở người bình thường, tế bào tuyến vú sẽ tự sinh ra và mất đi theo cơ chế thiết lập sẵn của cơ thể. Nếu xảy ra hiện tượng đột biến gen thì các tế bào này sẽ tăng nhanh về số lượng và phát triển không theo sự kiểm soát của hệ miễn dịch, từ đó hình thành nên khối u ác tính ở vú. Theo thời gian, các khối u có thể lan rộng sang cơ quan, tổ chức xung quanh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

bệnh ung thư vú có di truyền không

Các khối u tại vú có thể lan rộng sang cơ quan, tổ chức xung quanh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh

2. Vậy bệnh ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú là căn bệnh gây tử vong chiếm tỉ lệ cao ở phụ nữ. Vì vậy, bệnh ung thư vú có di truyền không, đang trở thành nỗi lo lắng của nhiều chị em. Các nhà khoa học cho rằng, người bị ung thư vú có liên quan đến các gen đột biến được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó, nếu trong gia đình có mẹ, chị, em gái,… bị bệnh thì bạn sẽ có nguy cơ mắc cao hơn so với người bình thường.

Theo thống kê thì có khoảng 10% số người mắc bệnh ung thư vú do yếu tố di truyền. Ở những người này, hiện tượng đột biến gen bẩm sinh xuất hiện ngay từ khi sinh ra. Nhiều nghiên cứu đã xác định BRCA1 và BRCA2 là hai loại gen dẫn đến đột biến. Được biết, chúng đều có khả năng sửa chữa các ADN bị hư hại và duy trì sự phát triển bình thường của tế bào vú. Tuy nhiên, nếu một trong hai gen này bị đột biến thì quá trình sửa chữa sẽ gặp trở ngại, từ đó dẫn đến ung thư.

Vì vậy, không chỉ phụ nữ mà phái mạnh cũng có nguy cơ bị ung thư vú cao nếu mang gen BRCA. Ngoài hai loại gen nói trên thì các loại gen như: ATM, PALB2, CHEK2,... cũng liên quan đến căn bệnh này.

Nếu trong gia đình có mẹ, chị, em gái,… bị ung thư vú thì bạn sẽ có nguy cơ mắc cao hơn so với người bình thường

Nếu trong gia đình có mẹ, chị, em gái,… bị ung thư vú thì bạn sẽ có nguy cơ mắc cao hơn so với người bình thường

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú

Ung thư vú là bệnh do hiện tượng đột biến các gen BRCA gây ra. Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân, bên cạnh yếu tố di truyền thì còn do các yếu tố bên ngoài khác. Dưới đây là một số yếu tố gây đột biến:

- Tuổi: Nguy cơ mắc ung thư vú sẽ tăng dần theo độ tuổi. Nếu thời gian sống càng lâu thì hiện tượng đột biến gen có khả năng xảy ra cao hơn. Điều này khiến các tế bào tuyến vú phát triển bất thường, từ đó dẫn đến ung thư. 

- Môi trường: Môi trường ô nhiễm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Trong đó, khói bụi, hóa chất, tia tử ngoại,… chính là những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Các yếu tố này khi tác động vào gen sẽ làm đứt gãy các đoạn AND và gây ra đột biến.

- Lối sống: Lối sống không lành mạnh cũng là một trong những yếu tố liên quan đến ung thư vú. Bởi vì, những thói quen sống như: lười vận động, uống nhiều bia rượu, hút thuốc,… sẽ làm tăng hàm lượng Estrogen trong cơ thể, kích thích tế bào tuyến vú phát triển mạnh và tạo ra khối u.

Người bị thừa cân béo phì có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với bình thường

Người bị thừa cân béo phì có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với bình thường

- Miễn dịch: Hệ miễn dịch có chức năng nhận biết và tiêu diệt vật thể lạ trong cơ thể. Người có miễn dịch khỏe mạnh thì nguy cơ mắc ung thư vú sẽ thấp. Ngược lại, đối với người có hệ miễn dịch kém hoạt động thì các tế bào ung thư  sẽ dễ dàng vượt qua sự kiểm soát của cơ thể người và gây bệnh.

Cho đến nay thì nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư vú vẫn chưa được chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, yếu tố di truyền và các yếu tố bên ngoài như: môi trường ô nhiễm, lối sống không lành mạnh,… đều có khả năng gây đột biệt, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư vú sớm

Sau một khoảng thời gian dài, thì khối u mới hình thành và phát triển tại vú. Ở giai đoạn này cơ thể chỉ xuất hiện các triệu chứng mơ hồ nên rất khó phát hiện bệnh. Dưới đây là các dấu hiệu giúp nhận biết bệnh ung thư vú mà chị em nên lưu ý:

  • Một bên vú xuất hiện cơn đau kéo dài hoặc ngắt quãng. Cảm giác đau có thể không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

  • Núm vú và vùng da ở bầu vú thay đổi. Núm vú có thể bị kéo tụt vào trong. Vùng da ở bầu vú có thể trở nên sần sùi, nổi mẩn đỏ hoặc căng mọng.

  • Đầu vú chảy dịch hoặc máu bất thường.

  • Khi sờ vào vú hoặc nách thì thấy có khối u di chuyển hoặc bất động.

  • Hình dạng và kích thước bầu vú thay đổi.

Khối u xuất hiện ở nách hoặc vú là một trong những dấu hiệu của bệnh

Khối u xuất hiện ở nách hoặc vú là một trong những dấu hiệu của bệnh 

Thông qua những dấu hiệu trên, bạn có thể tự mình kiểm tra vú thường xuyên ngay tại nhà để phát hiện các trạng thái bất thường, từ đó kịp thời đến cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp chữa trị kịp thời.

4. Cách phòng ngừa ung thư vú ra sao?

Nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư vú, chị em có thể áp dụng thực các biện pháp phòng ngừa dưới đây:

  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như: đồ chiên xào, xúc xích,…

  • Tạo thói quen tập thể dục hàng ngày nhằm kiểm soát cân nặng tránh tình trạng thừa cân, béo phì.

  • Hạn chế uống nhiều bia, rượu,… Bởi vì những loại đồ uống có cồn sẽ kích thích cơ thể sản sinh Estrogen, tạo điều kiện cho tế bào tuyến vú phát triển mạnh.

  • Thường xuyên tự kiểm tra vú của mình xem có thay đổi gì bất thường không.

  • Nếu trong gia đình có người mắc ung thư vú thì tốt nhất bạn nên thực hiện tầm soát ung thư và kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm bệnh.

Bạn nên thường xuyên tự kiểm tra vú của mình xem có thay đổi gì bất thường không

Bạn nên thường xuyên tự kiểm tra vú của mình xem có thay đổi gì bất thường không

Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết thì chị em cũng đã có câu trả lời về mối lo bệnh ung thư vú có di truyền không? Để phòng ngừa nguy cơ mắc phải căn bệnh quái ác này, chị em nên có một lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và thực hiện khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị ung thư vú.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ