Tin tức
Giải đáp: Bướu cổ khi nào cần mổ để không quá trễ?
- 20/04/2023 | Các phương pháp xét nghiệm bướu cổ từ sớm để phòng ngừa hiệu quả
- 20/06/2023 | Cách phân biệt bệnh bướu cổ và bệnh basedow
- 01/04/2024 | Chữa bướu cổ bằng cây thuốc nam có hiệu quả không? Cần lưu ý những gì?
1. Tổng quan thông tin về bệnh
Kích thước tuyến giáp gia tăng sẽ gây nên bệnh bướu cổ, bệnh này sẽ phát triển theo từng giai đoạn và theo các mức độ khác nhau. Hiện nay, có một số dạng bướu cổ thường gặp như:
- Bướu giáp không gây triệu chứng: Là tình trạng tuyến giáp tăng kích thước mà không có triệu chứng rõ rệt. Nếu không gây ảnh hưởng đến chức năng hoặc sinh hoạt thì dạng này có thể không cần điều trị.
- Bướu giáp đơn nhân: Là hiện tượng có một khối u riêng lẻ trong tuyến giáp, dạng này cần phải siêu âm mới phát hiện được.
- Bướu giáp đa nhân: Là hiện tượng có nhiều khối u ở trong tuyến giáp. Đối với dạng này thường gây ra các triệu chứng như khó nuốt, khó thở.
- Ung thư tuyến giáp: Tế bào tuyến giáp bị đột biến tạo thành các tế bào ác tính, phát triển mất kiểm soát gây nên tình trạng ung thư tuyến giáp.
Bệnh phát triển theo từng giai đoạn và theo các mức độ khác nhau
Nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ
- Do thiếu i-ốt: Trong chế độ ăn uống, thiếu i-ốt có thể dẫn đến bướu cổ. Bởi i-ốt là thành phần cần thiết để sản xuất nên hormone giáp.
- Môi trường sống có nhiều tia bức xạ.
- Do yếu tố di truyền: Di truyền cũng là một trong những yếu tố gây nên bướu cổ.
Triệu chứng của bệnh bướu cổ
- Cổ xuất hiện khối u to có thể nhìn, sờ thấy.
- Tăng, giảm cân bất thường, cơ thể mệt mỏi.
2. Bướu cổ khi nào cần mổ?
Bướu cổ là một bệnh phát triển theo nhiều dạng và cấp độ khác nhau. Tùy theo từng tình trạng của mỗi bệnh nhân sẽ có cách điều trị khác nhau. Vậy bướu cổ khi nào cần mổ?
Nhìn chung, khi bệnh nhân điều trị thuốc không hiệu quả sẽ được khuyến cáo nên mổ. Bướu giáp không giảm kích thước hoặc tiếp tục phát triển dù đã được điều trị bằng thuốc thì sẽ được cân nhắc để mổ.
Qua thăm khám, làm các xét nghiệm sinh thiết nếu bướu có nguy cơ gây ung thư thì sẽ được khuyến cáo mổ. Ngoài ra, nếu bướu cổ lớn, gây chèn ép khí quản, thực quản thì phẫu thuật là điều cần thiết để cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ngày nay, y học ngày càng phát triển, việc phẫu thuật tuyến giáp cũng an toàn hơn. Đối với trường hợp bệnh nhân mắc u tuyến giáp lành tính chỉ cần điều trị bằng phương pháp đốt sóng cao tần RFA. Đây là một kỹ thuật công nghệ cao, giúp loại bỏ tối ưu khối u lành tuyến giáp an toàn, hiệu quả, không đau và không để lại sẹo, bệnh nhân có thể ra viện ngay trong ngày.
Với trường hợp ung thư tuyến giáp, có hai phương pháp mổ được áp dụng hiện nay là mổ nội soi và mổ phanh. Tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ tư vấn phương án mổ phù hợp và tốt nhất. Tuy nhiên, mổ nội soi vẫn được ưu tiên hơn bởi vết mổ nhỏ, đẹp, có tính thẩm mỹ cao và ít để lại biến chứng sau mổ.
Bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn xem có cần mổ hay không
3. Một số lưu ý trước và sau khi mổ bướu cổ
Mổ bướu cổ là một phẫu thuật quan trọng và việc chăm sóc sau mổ đóng vai trò rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý khi mổ bướu cổ để giảm nguy cơ gây biến chứng:
Trước khi mổ
- Trước khi mổ, bệnh nhân cần được kiểm tra sức khỏe để đảm bảo đủ điều kiện cho phẫu thuật.
- Chuẩn bị tâm lý kĩ càng cũng là điều cần thiết khi phẫu thuật.
- Bệnh nhân cần phải nhịn ăn và ngưng dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Trong và ngay sau khi mổ
- Vết mổ cần được chăm sóc, đảm bảo vết mổ khô, không bị sưng đỏ, mưng mủ.
- Vệ sinh, uống thuốc theo hướng dẫn của các y bác sĩ.
Chăm sóc sau mổ
- Người bệnh cần được chăm sóc, nghỉ ngơi, ăn uống khoa học.
- Thực hiện tái khám và xét nghiệm lại theo chỉ định của bác sĩ.
Người bệnh cần được nghỉ ngơi sau mổ
4. Mổ bướu cổ có để lại biến chứng gì không?
Hiện nay, mổ bướu cổ là một phẫu thuật phổ biến. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn có rủi ro. Dưới đây, là một số biến chứng có thể xảy ra khi mổ bướu cổ:
Bị nhiễm trùng
Nếu vết mổ không được chăm sóc kĩ và đúng cách rất dễ gây nên tình trạng nhiễm trùng như sưng, đỏ, thậm chí là mưng mủ. Nhiễm trùng có thể điều trị bằng kháng sinh tuy nhiên với những tình trạng nặng cần phải phẫu thuật lại để làm sạch vết thương.
Dẫn đến suy giáp
Suy giáp là hiện tượng do bị thiếu hormone giáp. Khi một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp bị loại bỏ, cơ thể chưa sản xuất không đủ sẽ dẫn đến suy giáp. Khi đó, người bệnh có thể phải dùng thuốc hormone giáp để thay thế suốt đời.
Tổn thương dây thần kinh thanh quản
Trong quá trình phẫu thuật, dây thần kinh thanh quản có thể bị tổn thương, dẫn đến khàn giọng hoặc mất giọng tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Khó nuốt
Trong một số trường hợp, sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể gặp khó khăn trong ăn uống, nhất là việc nuốt do tổn thương ở khu vực cổ.
Hiện nay, tại các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế của MEDLATEC đều có khám và tư vấn về bướu cổ. Nếu bạn đang phân vân tìm một địa chỉ uy tín để làm kiểm tra, xét nghiệm đánh giá sức khỏe thì có thể đến MEDLATEC.
MEDLATEC có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ trình độ chuyên môn cao, tận tình, trang thiết bị hiện đại với hệ thống máy siêu âm tần số cao, độ phân giải HD cho hình ảnh rõ nét, cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt 2 tiêu chuẩn quốc tế song hành là ISO 15189:2012 và CAP (Hoa Kỳ). Qua đó sẽ mang đến kết quả xét nghiệm chính xác, nhanh chóng, hỗ trợ bác sĩ đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị.
Khách hàng đang siêu âm tuyến giáp tại MEDLATEC
Đặc biệt, MEDLATEC tự hào là một trong những đơn vị y tế tư nhân luôn đi đầu trong việc áp dụng công nghệ hiện đại vào Y khoa, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn thực hiện kỹ thuật RFA trong điều trị tuyến giáp.
Nếu cần được tư vấn thêm về quy trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị tuyến giáp, hoặc đặt lịch thăm khám, Quý khách có thể gọi đến số hotline: 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!