Tin tức

Giải đáp các thắc mắc liên quan đến siêu âm ổ bụng

Ngày 14/11/2019
BS. Trần Văn Thụ, Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Văn Thụ
Siêu âm ổ bụng là việc đưa ra những hình ảnh siêu âm chính xác về các bệnh ở bụng. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng được trải nghiệm phương pháp thăm khám này nhưng chưa hiểu rõ về nó. Hôm nay MEDLATEC sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về kỹ thuật này nhé.

1. Siêu âm và siêu âm ổ bụng là gì?

Hầu như ai cũng đã từng mắc phải những cơn đau bụng dữ dội hoặc âm ỉ. Mỗi vị trí đau khác nhau sẽ biểu hiện cho các chứng bệnh khác nhau như rối loạn tiêu hóa, đau ruột thừa, đau dạ dày, đau bụng kinh,… mà chúng ta không thể chẩn đoán được. Vì thế, khi xuất hiện các hiện tượng này, phải nhanh chóng đi thăm khám để có thể chẩn đoán chính xác nhất bằng phương pháp siêu âm, vậy siêu âmsiêu âm ổ bụng là gì?

Siêu âm là kỹ thuật thăm khám tiện dụng, không xâm lấn và không gây đau, chi phí không cao nhưng mang lại kết quả chính xác. Cho đến nay, siêu âm được xác định không có tác hại đối với cơ thể người, vì vậy có thể thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần để chẩn đoán, theo dõi bệnh. Dó đó, siêu âm là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi để tầm soát ung thư, khảo sát nhiều bệnh lý ở ổ bụng, khoang màng phổi,…

Siêu âm ổ bụng là phương pháp thăm khám, kiểm tra, đánh giá những vấn đề xảy ra đối với các cơ quan trong ổ bụng như: lách, thận, gan, bàng quang, tử cung, buồng trứng, mật,… Ngoài ra, kỹ thuật này còn giúp phát hiện ra các vấn đề về đường tiêu hóa như: viêm ruột thừa, viêm ruột non, bệnh về môn vị,…

Các vấn đề như viêm ruột thừa, viêm ruột non, bệnh về môn vị có thể được phát hiện khi siêu âm

Các vấn đề như viêm ruột thừa, viêm ruột non, bệnh về môn vị có thể được phát hiện khi siêu âm

2. Khi nào cần siêu âm ổ bụng?

Kỹ thuật này được chỉ định cho hai trường hợp chính:

  • Khi thấy các hiện tượng bất thường về ổ bụng: đau bụng, tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, đau thắt ruột hoặc đau ruột âm ỉ kéo dài, sờ cảm thấy có khối u trong ổ bụng,… lúc này phải siêu âm ngay.

  • Khám sức khỏe định kỳ: Một trong những hoạt động thăm khám bệnh định kỳ là siêu âm, bạn nên thực hiện 3 - 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện bệnh hay những biểu hiện ban đầu của bệnh (nếu có).

3. Siêu âm ổ bụng giúp phát hiện những bệnh gì?

Để kiểm tra sức khỏe của cơ quan nội tạng bên trong người ta tiến hành siêu âm ổ bụng. Từ các hình ảnh siêu âm thu được phát hiện và chẩn đoán các bệnh như:

  • Bệnh về gan: gan nhiễm mỡ, áp xe gan, xơ gan, các loại u gan lành và ác tính, viêm gan.

Gan bị nhiễm mỡ

Gan bị nhiễm mỡ

  • Bệnh về đường mật: viêm túi mật, sỏi mật, u đường mật, dị dạng đường mật, polyp túi mật.

  • Bệnh về tuyến tụy: các loại u tụy, viêm tụy cấp tính và mạn tính, tụy bất thường bẩm sinh (ví dụ như tụy vòng).

  • Bệnh lá lách: lách to, u lách, áp xe lách hay lympho lách.

Siêu âm còn giúp phát hiện các bệnh về lá lách

Siêu âm còn giúp phát hiện các bệnh về lá lách

  • Bệnh ở hệ tiết niệu: sỏi thận, ung thư thận, viêm thận, viêm bàng quang, sỏi bàng quang, ung thư bàng quang, u đường bài xuất, sỏi niệu quản, tắc nghẽn  niệu quản,…

  • Bệnh về tiêu hóa: ruột thừa, viêm ruột non, xoắn ruột, khối u trong ruột, lòng ruột, loét dạ dày,...

Kết quả siêu âm phát hiện người bệnh bị loét dạ dày trầm trọng

Kết quả siêu âm phát hiện người bệnh bị loét dạ dày trầm trọng

  • Bệnh liên quan về sinh dục: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm tiền liệt tuyến, ứ  mủ vòi trứng.

  • Bệnh sau phúc mạc: xơ hóa sau phúc mạc, u sau phúc mạc.

4. Những điều cần biết khi siêu âm ổ bụng

Thông thường, ở những vùng khác trên cơ thể có thể thực hiện ngay mà không cần chuẩn bị như: siêu âm tim mạch, siêu âm mạch máu, tuyến giáp, mắt, tuyến vú, phần mềm khớp,…). Nhưng đối với siêu âm thì khác, cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để tránh trường hợp phải thăm khám kéo dài hoặc lặp lại nhiều lần tạo cảm giác không thoải mái cho cả thầy thuốc và bệnh nhân:

  • Bệnh nhân cần mặc đồ thoải mái để dễ dàng thăm khám để dễ dàng thực hiện.  Tại sao lại phải mặc đồ thoải mái, đồ thoải mái như thế nào là hợp lý? Quá trình siêu âm yêu cầu bệnh nhân nằm ở giường, để hở phần bụng, áo sẽ kéo lên ngang ngực, đối với quần sẽ kéo thấp ngang xương mu. Chính vì vậy, cần mặc đồ thoải mái và thích hợp, tránh mang đồ bó sát, khó kéo hoặc nữ không nên mặc váy.

  • Bệnh nhân nằm với tư thế ngửa, bác sĩ bôi gel lên bụng, thoa đều và đặt đầu dò siêu âm lên vùng bụng, thực hiện tầm 20 phút và không đau đớn.

  • Uống nhiều nước giúp cho quá trình siêu âm chính xác hơn, vì thế trước khi siêu âm không nên đi tiểu hoặc nhịn tiểu khi gần siêu âm hay uống nước trước khi siêu âm. Lưu ý, lượng nước uống không được quá nhiều tránh tình trạng giãn dạ dày gây tác dụng ngược đến kết quả siêu âm.

  • Siêu âm có nên nhịn ăn không là thắc mắc của nhiều người. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng siêu âm như: thức ăn trong dạ dày và không khí ở đường ruột, bệnh nhân bị béo phì,… Vì thế, trước khi tiến hành, bạn nên ăn nhẹ, ăn các thức ăn dễ tiêu, hạn chế ăn những đồ khó tiêu, nhiều dầu mỡ, dễ gây đầy bụng và ăn với lượng vừa phải để kết quả siêu âm được chính xác. Thậm chí, trừ một số vùng đặc biệt cần nhịn ăn trước siêu âm.

  • Siêu âm khảo sát túi mật: Nhịn ăn ít nhất là 6 giờ để tránh túi mật co nhỏ khi ăn bỏ sót các vấn đề tổn thương nhỏ, ảnh hưởng  kết quả siêu âm.

  • Siêu âm đầu dò âm đạo: Bệnh nhân thăm khám phải đi tiểu hết để giúp giải phóng bàng quang không còn nước tiểu khi siêu âm. Lưu ý, loại siêu âm này chỉ thực hiện cho phụ nữ đã quan hệ tình dục.

  • Nên thực hiện siêu âm vào buổi sáng vì thức ăn đã tiêu hóa hết vào ban đêm, khi đó kết quả siêu âm sẽ chính xác hơn cả.

5. Lợi ích khác của kỹ thuật siêu âm ổ bụng!

Ngoài tác dụng để thăm khám và kiểm tra sức khỏe phần ổ bụng thì kỹ thuật này còn được áp dụng để kiểm tra sự xuất hiện, tồn tại và ước lượng tuổi của em bé trong bụng mẹ. Các mẹ mang thai sẽ có những đợt khám thai định kỳ còn gọi là siêu âm để theo dõi tình trạng phát triển của con mình như thế nào trong suốt thời gian trong bụng mẹ. 

Mẹ mang thai cần siêu âm định kỳ để theo dõi tình hình phát triển của thai nhi trong bụng

Mẹ mang thai cần siêu âm định kỳ để theo dõi tình hình phát triển của thai nhi trong bụng

Siêu âm là một phương pháp y học thăm khám và chẩn đoán các bệnh cũng như theo dõi tình trạng sức khỏe của các bộ phận nói chung và của ổ bụng nói riêng. Trên đây MEDLATEC chia sẻ cùng đọc giả những vấn đề liên quan đến siêu âm ổ bụng, mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích và cần thiết cho các bạn. Hãy liên hệ hotline với MEDLATEC qua 1900565656 để được tư vấn 24/7 về các vấn đề về sức khỏe nhé.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.