Tin tức

Giải đáp: Chụp MRI được áp dụng cho những cơ quan nào trên cơ thể?

Ngày 26/07/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thạch Thảo
Chụp MRI được biết đến là một phương pháp kiểm tra sức khỏe và phát hiện bệnh thông qua việc chẩn đoán hình ảnh. So với các phương pháp cận lâm sàng khác, chụp MRI được đánh giá có mức độ chẩn đoán chính xác cao hơn. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào cũng có thể tiến hành chụp MRI được. Vậy chụp MRI được áp dụng cho những cơ quan nào trên cơ thể?

1. Sơ lược về phương pháp chụp MRI

Chụp MRI được viết tắt từ thuật ngữ tiếng anh Magnetic Resonance Imaging hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ. Chụp MRI được biết đến là phương pháp chẩn đoán bệnh thông qua hình ảnh rõ nét. Nhờ đó, bác sĩ có cơ sở để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Theo bác sĩ, chụp MRI là phương thức vận dụng sóng từ trường và sóng radio để tạo hình cắt lớp. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào cũng có thể vận dụng phương thức chụp MRI.

chụp MRI được áp dụng cho những cơ quan nào trên cơ thể

Chụp MRI được áp dụng cho những cơ quan nào trên cơ thể?

Nguyên lý hoạt động của phương thức chụp MRI là nhờ sự tác động của từ trường và sóng radio mà những phân tử Hydrogen sẽ hấp thụ, đồng thời phóng thích nguồn năng lượng RF. Sự phóng thích này sẽ được thiết bị chụp MRI thu nhận và xử lý để chuyển đổi thành hình ảnh làm cơ sở chẩn đoán bệnh. Với đặc trưng không sử dụng tia xạ, cách thức chụp MRI đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Do đó, bác sĩ luôn ưu tiên lựa chọn phương pháp chẩn đoán này đối với những trường hợp có thể sử dụng. 

2. Chụp MRI được áp dụng cho những cơ quan nào trên cơ thể?

Chụp MRI cho kết quả là những hình ảnh sắc nét với mức độ tương phản khá cao, giúp nhận thấy rõ từng chi tiết. Mặc dù, phương thức chẩn đoán bệnh này có nhiều ưu điểm nổi bật và hiện đại nhưng không phải bộ phận nào cũng có thể áp dụng. Vậy chụp MRI được áp dụng cho những cơ quan nào trên cơ thể? Để giúp các bạn hiểu rõ hơn, dưới đây là một số chia sẻ chi tiết nhất về những cơ quan được phép chụp MRI:

  • Mắt: thông qua những hình ảnh do phương thức chụp cộng hưởng chuyển hóa, bác sĩ dễ dàng nhận biết và phát hiện những tổn thương đang xảy ra ở vùng mắt. Điển hình như nhãn cầu và dây thần kinh thị giác,...

  • Cột sống: phương pháp cộng hưởng từ là cơ sở giúp chẩn đoán một số vấn đề sức khỏe liên quan đến dây chằng, đĩa đệm, tủy sống hoặc cột sống. Trong đó, những tình trạng thường gặp nhất là ung thư tủy, gãy lún đốt sống, viêm tủy sống, thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống,...

Chụp cộng hưởng từ phát hiện bệnh ở cột sống

Chụp cộng hưởng từ phát hiện bệnh ở cột sống

  • Não: nhằm phát hiện những bệnh lý liên quan đến vùng sọ não, điển hình như khối u não, động kinh, chấn thương sọ não, u dây thần kinh sọ não, viêm màng não, dị tật bẩm sinh ở não, chảy máu não,...

  • Vùng cổ: giúp chẩn đoán một số tổn thương ở xung quanh cổ, ví dụ như ung thư vùng họng, hạch vùng cổ,...

  • Tuyến vú: những hình ảnh thu được từ chụp cộng hưởng từ giúp bác sĩ có thêm cơ sở để chẩn đoán những vấn đề sức khỏe liên quan đến tuyến vú. Chẳng hạn như viêm nhiễm vùng vú, ung thư vú,...

  • Tim - mạch máu: một số bệnh lý liên quan đến tim mạch như tắc nghẽn mạch máu, vấn đề trên hệ bạch huyết, nhồi máu cơ tim,... có thể phát hiện được dựa vào hình ảnh chụp MRI.

  • Cơ - xương - khớp: chụp cộng hưởng từ giúp nhận biết tình trạng và đánh giá chi tiết cấu trúc của cơ, khớp, xương và dây chằng. Ngoài ra, phương thức kiểm tra này cũng giúp chẩn đoán tình trạng viêm nhiễm, tràn dịch ổ khớp, bệnh sụn khớp hoặc chấn thương khớp,...

Phát hiện tổn thương ở xương khớp nhờ chụp MRI

Phát hiện tổn thương ở xương khớp nhờ chụp MRI

  • Bụng - chậu: dựa vào kết quả mà phương thức chụp MRI, bác sĩ có thể nhận biết và phát hiện tình trạng tổn thương ở một vài cơ quan như hệ tiêu hóa, gan, tụy, lách, mật,... Trong đó, những bệnh lý thường gặp nhất là u gan, u đường mật, sỏi mật,... Ngoài ra, hình ảnh thu được từ chụp MRI cũng hỗ trợ theo dõi sự chuyển biến ở mỗi giai đoạn phát triển của bệnh ung thư hoặc những bệnh lý nảy sinh ở vùng tiểu khung. Cụ thể như u buồng trứng, ung thư tiền liệt tuyến, u tử cung, u trực tràng, sa âm đạo,...

Ngoài những bệnh lý trên đây, phương thức chụp cộng hưởng từ còn được vận dụng trong một số trường hợp mẹ bầu chẩn đoán những dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở thai nhi. Nhìn chung, chụp MRI là một phương thức kiểm tra khá an toàn cho sức khỏe nhưng không phải cơ quan nào cũng có thể áp dụng. Do đó, nếu bạn có ý định chụp MRI để chẩn đoán bệnh thì cần bác sĩ tư vấn và đưa ra phương pháp phù hợp nhất.

3. Những điều cần lưu ý khi chụp MRI

 Ngoài việc lý giải chụp MRI được áp dụng cho những cơ quan nào trên cơ thể thì bác sĩ còn lưu ý với bạn đọc một số vấn đề để đảm bảo kết quả kiểm tra được chính xác nhất. Cụ thể như:

3.1. Trước khi chụp MRI

Mặc dù, chẩn đoán bệnh thông qua hình ảnh chụp MRI không yêu cầu bệnh nhân phải kiêng cữ quá nhiều nhưng bạn cần phải lưu ý một số vấn đề như:

  • Tuyệt đối tháo bỏ toàn bộ những đồ vật trên hoặc trong cơ thể được làm từ chất liệu kim loại trước khi chụp MRI. Điển hình như những trường hợp bệnh nhân nẹp vít xương, thay khớp kim loại hoặc sử dụng máy tạo nhịp tim, cần thông báo cho bác sĩ để được tư vấn.

Tháo bỏ toàn bộ vật dụng kim loại trước khi chụp MRI

Tháo bỏ toàn bộ vật dụng kim loại trước khi chụp MRI

  • Người bệnh cần được kiểm tra tổng quan về tình trạng sức khỏe, những bệnh lý đang mắc phải trước khi chụp MRI. Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ lý giải cụ thể quy trình chụp, lợi ích hay kể cả nguy cơ có thể mắc phải. 

  • Phần lớn các bệnh nhân vẫn có thể ăn uống tất cả các thực phẩm và những loại thuốc bình thường. Tuy nhiên, một vài trường hợp bệnh nhân đặc biệt, bác sĩ có thể khuyến cáo không được ăn uống trước khi chụp MRI khoảng 4 tiếng để đảm bảo hình ảnh thu được rõ ràng, sắc nét nhất.

3.2. Khi chụp MRI

Trong quá trình chụp MRI, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nằm trên giường. Đồng thời, bệnh nhân cần phải giữ cơ thể trong tư thế nằm thẳng cố định trong suốt thời gian chụp MRI. Do đặc trưng tiếng ồn lớn của máy quét khi chụp cộng hưởng nên người bệnh thường được yêu cầu đeo nút tai nhằm giảm bớt tiếng ồn và dễ dàng nghe rõ những yêu cầu, hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. 

Mặc dù, việc sử dụng thuốc gây mê, thuốc an thần hoàn toàn không bắt buộc khi chụp MRI nhưng với một số đối tượng đặc biệt, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc. Ngoài ra, thuốc tương phản cũng thường được sử dụng nhằm hỗ trợ nhận diện và giúp mạch máu hiển thị rõ hơn trong hình ảnh.

Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc an thần khi chụp MRI

Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc an thần khi chụp MRI

3.3. Sau khi chụp MRI

Sau khi quá trình chụp MRI được hoàn tất, bệnh nhân có thể trở lại ăn uống, đi lại, tập luyện thể thao bình thường. Tuy nhiên, với những đối tượng có sử dụng thuốc an thần khi chụp MRI thì cần được nghỉ ngơi và theo dõi suốt trong 24 giờ để đảm bảo hết tác dụng của thuốc. Bên cạnh đó, kết quả chụp cộng hưởng từ cũng sẽ được trả lại cho người bệnh sau khoảng một vài giờ đồng hồ, tùy vào tính cấp bách của từng bệnh lý.

Với những thông tin hữu ích trên đây, câu hỏi chụp MRI được áp dụng cho những cơ quan nào trên cơ thể đã được lý giải chi tiết. Ngoài ra, bạn đọc còn được bác sĩ tư vấn tận tình những vấn đề cần lưu ý khi có ý định chụp cộng hưởng từ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ