Tin tức

Giải đáp: Dùng gừng chữa thoát vị đĩa đệm có tác dụng không?

Ngày 16/01/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Sử dụng gừng chữa thoát vị đĩa đệm hiện được khá nhiều người áp dụng. Vậy, phương pháp chữa trị này có thực sự hiệu quả không? MEDLATEC sẽ giúp bạn tìm hiểu tác dụng của việc dùng gừng trong điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm.

1. Dùng gừng chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?

Lâu nay, nhiều người vẫn truyền tai nhau cách dùng gừng chữa thoát vị đĩa đệm như uống trà gừng, rượu gừng, xoa bóp bằng rượu gừng,... Thực tế, gừng hay các loại củ khác như nghệ thường chứa chất chống viêm. Một số quan điểm cho rằng chất chống viêm trong gừng có khả năng làm giảm cơn đau, giảm triệu chứng khó chịu ở người bị thoát vị đĩa đệm. 

Tuy nhiên, cho đến hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm của gừng. Tuy rằng, đôi khi một vài biện pháp đơn giản như uống trà gừng có thể giúp cơn đau giảm bớt nhưng điều đó chỉ mang tác dụng tạm thời, hiệu quả cải thiện tình trạng bệnh lý vẫn chưa có bằng chứng cụ thể. 

Hiệu quả của việc dùng gừng chữa thoát vị đĩa đệm vẫn cần thời gian nghiên cứu, chứng minh

Hiệu quả của việc dùng gừng chữa thoát vị đĩa đệm vẫn cần thời gian nghiên cứu, chứng minh 

Do đó, nếu muốn xác định rõ nguyên nhân, chữa trị dứt điểm, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế, thay vì tự áp dụng bất kỳ mẹo chữa trị vô căn cứ nào tại nhà. Khi tình trạng bệnh lý chưa quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị nội khoa phù hợp như dùng thuốc, tập vật lý trị liệu,... Nếu tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, chứng thoát vị đĩa đệm sẽ dần thuyên giảm. 

2. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật 

2.1. Để cơ thể nghỉ ngơi 

Tình trạng thoát vị đĩa đệm khiến hệ thống dây thần kinh trong cột sống bị chèn ép. Triệu chứng đau nhức, tê bì vùng cổ, vùng lưng, cánh tay,... là hệ quả của việc dây thần kinh bị chèn ép. 

Người bị thoát vị đĩa đệm nên để cơ thể nghỉ ngơi

Người bị thoát vị đĩa đệm nên để cơ thể nghỉ ngơi

Để giảm bớt triệu chứng khó chịu này, người bị thoát vị đĩa đệm nên chú ý nghỉ ngơi, tạo điều kiện cho vùng tổn thương trong cơ thể phục hồi. Trong quá trình nghỉ ngơi, người bệnh không nên vận động mạnh, không mang vật nặng. 

Lưu ý rằng trong thời gian nghỉ ngơi, bạn không nên nằm im một chỗ quá 1 đến 2 ngày. Khi đó, bạn hãy vận động nhẹ để phòng ngừa hiện tượng cứng khớp. 

2.2. Dùng thuốc

Khi bệnh lý chưa chuyển biến nặng, chưa phải can thiệp phẫu thuật, người bệnh có thể dùng một vài loại thuốc giảm đau, giảm sưng tấy không kê đơn. Tuy vậy cần lưu ý rằng, việc dùng thuốc không nên duy trì quá 10 ngày liên tục nếu chưa được bác sĩ hướng dẫn. 

Một số loại thuốc giúp giảm triệu chứng đau, sưng

Một số loại thuốc giúp giảm triệu chứng đau, sưng 

Trường hợp thuốc không kê đơn không phát huy hiệu quả, người bị thoát vị đĩa đệm có thể phải dùng đến thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ. 

2.3. Tiêm giảm đau khoang ngoài màng cứng

Tiêm Steroid khoang ngoài màng cứng thực chất là liệu pháp giúp làm đầy khoảng trống khu vực xung quanh dây thần kinh cột sống giúp giảm triệu chứng sưng, đau, tạo điều kiện cho người bệnh di chuyển dễ dàng hơn. 

Tuy nhiên trước khi áp dụng liệu pháp này, bác sĩ cần kiểm tra kỹ tình hình của người bệnh thông qua chụp cộng hưởng từ hoặc chụp CT Scan. Mỗi liệu trình tiêm thường bao gồm 3 mũi tiêm, hai mũi tiêm liên tiếp cần cách nhau từ 3 đến 7 ngày. 

2.4. Tập vật lý trị liệu 

Tập vật lý trị liệu là một trong những phương pháp giúp giảm triệu chứng khó chịu gây ra bởi thoát vị đĩa đệm. Để đạt hiệu quả tối ưu, người bệnh cần luyện tập theo hướng dẫn của nhân viên y tế, kết hợp một vài liệu pháp khác. 

2.5. Một số phương pháp điều trị khác 

Ngoài 4 cách thức điều trị cơ bản trên, người bị thoát bị đĩa đệm chưa cần phải phẫu thuật có thể được điều trị phối hợp theo các phương pháp khác như: 

  • Massage: Giúp giảm bớt cảm giác đau, kích thích khả năng lưu thông khí huyết. 
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Phương pháp này có thể giúp giảm đau cho người bị thoát vị đĩa đệm hoặc mới bị chấn thương nhẹ.
  • Liệu pháp xung điện: Kỹ thuật sử dụng xung điện để tạo kích thích cho tế bào thần kinh tại khu vực cơ. Từ đó giúp giảm đau, thúc đẩy khả năng lưu thông khí huyết. 
  • Liệu pháp Chiropractic: Hỗ trợ nắn chỉnh khớp bị lệch, thông qua sự hỗ trợ trực tiếp của bác sĩ. 

Massage cũng là cách giúp triệu chứng đau ở người bị thoát vị đĩa đệm

Massage cũng là cách giúp triệu chứng đau ở người bị thoát vị đĩa đệm

3. Biện pháp hỗ trợ giúp rút ngắn thời gian phục hồi cho người bị thoát vị đĩa đệm 

3.1. Chú ý vận động nhẹ nhàng 

Trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm bằng biện pháp không cần can thiệp phẫu thuật, bệnh nhân vẫn có thể vận động nhẹ nhàng để duy trì khả năng lưu thông máu đến khu vực bị tổn thương. Khi đó, thời gian hồi sẽ phần nào được rút ngắn. 

3.2. Bổ sung đủ nước 

Nếu không uống đủ nước, cơ thể người bệnh thường lâu phục hồi hơn. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, khả năng đàn hồi của đĩa đệm cũng dần cải thiện, tạo động lực cho vùng xơ bên ngoài, đồng thời hạn chế được tình trạng căng phồng do thiếu hụt nước thường xuyên. 

3.3. Không nên sử dụng rượu, bia

Rượu, bia đều không tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm. Bởi những đồ uống như rượu thường làm tăng lưu lượng máu, tăng nguy cơ tổn thương hệ cơ quan nội tạng, tác động lên dây thần kinh cột sống khiến bệnh lý trầm trọng hơn. Ngoài ra, trong rượu còn chứa hoạt chất làm giãn cơ, làm cho các vùng cơ quan trọng trên cơ thể yếu đi, giảm khả năng chịu áp lực.

Bạn tốt nhất không nên dùng rượu, bia trong thời gian điều trị

Bạn tốt nhất không nên dùng rượu, bia trong thời gian điều trị

Vì vậy, nếu muốn rút ngắn thời gian phục hồi sau điều trị thoát vị đĩa đệm, bạn tốt nhất không nên dùng rượu, bia. 

3.4. Ngủ đủ giấc 

Khi cơ thể nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc chính là cách hỗ trợ hoạt động vận chuyển dinh dưỡng, nước đến vùng cột sống. Nhờ vậy, tổn thương liên quan đến đĩa đệm cũng nhanh phục hồi hơn. 

3.5. Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh 

Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố tác động không nhỏ đến thời gian phục hồi ở người bị thoát vị đĩa đệm. Người mắc phải bệnh lý này nên ưu tiên bổ sung thực phẩm tốt cho xương khớp như sản phẩm từ sữa, các loại đậu đỗ giàu protein, rau màu xanh đậm, hải sản như cá hồi, tôm, hàu, trái cây;... 

4. Làm thế nào để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát? 

Phần lớn người bị thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ đều dần phục hồi, không phải can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh lý này đôi khi vẫn có thể tái phát. Nếu muốn bảo vệ hiệu quả cột sống, phòng ngừa tái phát thoát vị đĩa đệm, bạn nên thực hiện những biện pháp đơn giản như: 

  • Nếu phải đứng lâu, mọi người hãy đứng thẳng lưng, đặt một bên chân lên vật nào đó để giảm áp lực. 
  • Hạn chế mang vác đồ vật nặng. 
  • Luyện tập thể dục thể thao, áp dụng chế độ ăn uống khoa học để duy trì cân nặng ở ngưỡng hợp lý. 
  • Từ bỏ thuốc lá. 
  • Duy trì lịch tái khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để chủ động phát hiện sớm bất thường, thực hiện can thiệp kịp thời. 

Nhìn chung, tác dụng của việc dùng gừng chữa thoát vị đĩa đệm vẫn cần thời gian nghiên cứu, chứng minh. Trường hợp nhận thấy cơ thể biểu hiện triệu chứng của bệnh lý này, bạn tốt nhất hãy đi khám để được tư vấn cách thức điều trị phù hợp theo tình trạng bệnh lý. Một địa y tế uy tín bạn không nên bỏ qua là chuyên khoa Cơ Xương Khớp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Nếu cần đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ