Tin tức
Hướng dẫn tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm
- 13/11/2024 | Nguyên nhân và triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ai cũng nên biết
- 11/12/2024 | Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa
- 30/12/2024 | Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không? Thực hiện như thế nào?
- 31/12/2024 | Người bị thoát vị đĩa đệm nên tập môn thể thao nào tốt cho chức năng cột sống?
1. Vài thông tin cơ bản về thoát vị đĩa đệm
Trước khi hướng dẫn về tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm, MEDLATEC sẽ cung cấp một số thông tin để bạn hiểu cơ bản về căn bệnh này.
Tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm bị lệch ra vị trí ban đầu và có thể gây chèn ép vào các rễ thần kinh được gọi là thoát vị đĩa đệm. Căn bệnh xương khớp này khá phổ biến và thường do một số nguyên nhân sau:
- Người bệnh lao động quá sức, làm việc sai tư thế gây tổn thương đĩa đệm và cột sống.
- Quá trình lão hóa khiến đĩa đệm và cột sống mất nước gây thoái hóa xơ cứng khiến người cao tuổi có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.
- Chấn thương ở vùng lưng.
- Do người bệnh mắc phải một số bệnh lý bẩm sinh ở vùng cột sống như gù vẹo, thoái hóa cột sống.
Thoát vị đĩa đệm khiến bệnh nhân gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày
- Yếu tố di truyền.
- Một số yếu tố nguy cơ khác như béo phì, đặc thù nghề nghiệp,...
Khi bị thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân thường gặp phải một số triệu chứng như sau:
- Đau nhức tay hoặc chân: Cơn đau có thể âm ỉ vài ngày hoặc có thể kéo dài vài tuần. Đôi khi người bệnh bị đau dữ dội. Thông thường cơn đau sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi và đau tăng lên khi người bệnh vận động mạnh.
- Triệu chứng tê bì tay chân: Trong trường hợp đĩa đệm lệch ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức và tê bì vùng thắt lưng và cổ. Sau đó, cơn đau có thể lan xuống vùng mông, đùi và gót chân. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có cảm giác như kiến bò trong người.
- Yếu cơ, liệt: Nếu phát hiện bệnh quá muộn và không điều trị kịp thời, bệnh sẽ ngày càng tiến triển nghiêm trọng, gặp khó khăn khi đi lại và vận động. Theo thời gian, bệnh có thể gây teo cơ, dẫn đến liệt các chi.
Một số trường hợp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nhưng không có triệu chứng rõ ràng. Lời khuyên cho bạn là hãy lắng nghe cơ thể và không nên chủ quan. Nếu gặp phải những biểu hiện sau, bạn nên đi khám sớm:
+ Đau, tê bì và có cảm giác yếu cơ dẫn đến nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
+ Són tiểu hoặc bí tiểu.
+ Mất cảm giác tại các vùng như bắp đùi trong, quanh hậu môn và sau chân.
2. Tư thế nằm và ngồi ảnh hưởng như thế nào đối với người bệnh?
Chế độ vận động phù hợp là yếu tố rất quan trọng trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Nhiều người cho rằng, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên nghỉ ngơi nhiều và không nên vận động nhiều. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bệnh nhân nên điều chỉnh chế độ vận động và nghỉ ngơi, nghĩa là bạn không nên lao động, vận động quá nhiều nhưng cũng không nên nằm quá lâu.
Ngoài giấc ngủ đêm 8 tiếng, bệnh nhân chỉ cần bổ sung thêm 1 đến 2 tiếng nghỉ ngơi mỗi ngày. Bệnh nhân cần cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và thời gian vận động để tránh khiến cho cột sống bị áp lực và đảm bảo lưu thông máu đến những vùng tổn thương.
Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nên nằm nghiêng
Đồng thời, tránh nằm hoặc đứng sai tư thế vì có thể khiến cho tình trạng thoát vị đĩa đệm ngày càng nặng hơn. Bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn tư thế phù hợp với tình trạng thoát vị đĩa đệm của bản thân. Nếu nằm đúng tư thế, người bệnh sẽ cải thiện được tình trạng đau lưng và mỏi cổ. Vì đây là yếu tố quan trọng, có tác động đến chức năng của cơ bắp, cột sống và khớp của người bệnh.
3. Hướng dẫn tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm
Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết về các tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm để giúp bệnh nhân thoải mái hơn và tăng hiệu quả điều trị bệnh, sớm phục hồi sức khỏe:
- Nằm nghiêng và kê gối giữa hai chân: Người bệnh nằm nghiêng người, sau đó đặt một chiếc gối nhỏ ở giữa 2 đầu gối và không nên gập hẳn 2 chân. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt thêm một chiếc gối nhỏ ở vùng thắt lưng. Đây là mẹo nhỏ nhưng rất hiệu quả. Tác dụng của nó là duy trì đường cong tự nhiên của cột sống, từ đó giảm áp lực cho cột sống, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
- Nằm sấp và kê gối dưới bụng: Đây là tư thế rất phù hợp với những người mắc thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ. Khi người bệnh nằm sấp, vùng cổ và vùng lưng trên sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Hơn nữa, với tư thế này, vùng thắt lưng của bệnh nhân cũng không bị uốn cong quá mức.
- Nằm ngửa và kê gối dưới chân: Đây cũng là tư thế rất phù hợp với người bệnh. Với tư thế nằm này, bệnh nhân sẽ giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều, đồng thời chất lượng giấc ngủ cũng sẽ được cải thiện. Việc kê chiếc gối dưới chân cũng sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
Ngoài chú ý đến tư thế nằm, người bệnh cũng nên lựa chọn một số bộ môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe. Bạn nên lựa chọn những bài tập yoga, bơi lội, đạp xe,... Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập và cần làm nóng cơ thể, vận động kỹ trước khi tập để phòng ngừa nguy cơ chấn thương. Hạn chế thực hiện những động tác như xoay vặn người đột ngột để tránh gây áp lực cho cột sống.
Người bệnh nên đi khám khi có triệu chứng bất thường
Trên đây là một số hướng dẫn về tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về bệnh hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, mời quý khách liên hệ đến Chuyên khoa Xương khớp của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tư vấn viên sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!