Tin tức
Giải đáp: Melatonin là thuốc hay thực phẩm chức năng và một số thông tin liên quan
- 12/01/2023 | Melatonin là gì? Vai trò của Melatonin đối với cơ thể?
- 23/12/2024 | Melatonin là gì? Thuốc trị mất ngủ, bổ sung lượng hormone cần thiết
- 14/01/2025 | Uống matcha có mất ngủ không và gợi ý mẹo uống matcha đúng cách
- 22/05/2025 | Ngủ dậy bị chóng mặt: Cảnh báo 5 vấn đề sức khỏe liên quan
- 19/06/2025 | Uống trà atiso có mất ngủ không? Nên dùng trà thế nào mới tốt cho sức khỏe?
1. Trả lời câu hỏi: Melatonin là thuốc hay thực phẩm chức năng?
Tại phần lớn các quốc gia, Melatonin đều được xem là thực phẩm chức năng. Ví dụ như tại Hoa Kỳ, sản phẩm chứa thành phần hormone này thường bán dưới dạng thực phẩm chức năng, không kê đơn (OTC).
Tuy nhiên, Melatonin có thể khiến người dùng phải đối mặt với một số biến chứng, tác dụng phụ. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng Melatonin khi được chỉ định từ chuyên gia y tế. Những trường hợp thường được chỉ định dùng loại thực phẩm chức năng này bao gồm:
- Người gặp rối loạn về giấc ngủ như khó vào giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Người phải di chuyển giữa các khu vực có múi giờ khác nhau.
- Người phải thay đổi lịch sinh hoạt để đáp ứng yêu cầu công việc (chẳng hạn như làm ca đêm, nghỉ ngày), dẫn đến tình trạng khó ngủ.
Melatonin là thuốc hay thực phẩm chức năng là thắc mắc chung của nhiều người
2. Tác hại khi lạm dụng Melatonin
Melatonin không thích hợp sử dụng trong thời gian dài. Nếu quá lạm dụng, người dùng có thể phải đối mặt với các tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sinh hoạt như:
- Rối loạn giấc ngủ: Tình trạng rối loạn giấc ngủ được hiểu là khi bạn ngủ chậm hoặc sớm hơn khoảng 2 tiếng so với giấc ngủ thông thường. Melatonin được cho là có khả năng tác động khiến cơ thể đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Tuy nhiên, như vậy có thể gặp hiện tượng thức dậy sớm.
- Suy giảm chất lượng giấc ngủ, buồn ngủ vào ban ngày: Khi bổ sung Melatonin quá liều lượng so với khả năng hấp thụ của cơ thể, bạn thường cảm thấy mệt mỏi vào hôm sau, rối loạn nhịp sinh học. Chất lượng giấc ngủ có xu hướng suy giảm, hay buồn ngủ vào ban ngày.
- Gây tình trạng lệ thuộc: Dù hiếm khi được gắn nhãn là thuốc nhưng lại có tác dụng tương tự như một loại thuốc ngủ liều thấp, có thể gây tình trạng lệ thuộc. Nguy hiểm hơn, những sản phẩm tổng hợp Melatonin còn có nguy cơ khiến cơ thể giảm khả năng tổng hợp Melatonin nội sinh, khiến tình trạng mất ngủ thêm trầm trọng.
- Có nguy cơ gây ngộ độc ở trẻ em: Theo tạp chí Time, số lượng ca ngộ độc do sử dụng sản phẩm chứa Melatonin đã đăng 530% trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2021.
Lạm dụng Melatonin dễ dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ
Ngoài ra, Melatonin còn dễ khiến cơ thể phải đối mặt với những tác dụng phụ như:
- Đau đầu, choáng váng.
- Buồn nôn.
- Bị tiêu chảy hoặc táo bón.
- Đau bụng.
- Chán ăn.
- Tụt huyết áp.
- Hay gặp ác mộng.
- Dễ cáu kỉnh.
- Đau lưng xương khớp.
- Rối loạn nhận thức.
- Dễ bị té ngã ở người lớn tuổi.
- Co giật.
Tụt huyết áp là một trong số những tác dụng phụ của việc bổ sung Melatonin
3. Cần lưu ý gì khi sử dụng Melatonin?
Để chủ động phòng tránh tác dụng phụ, hạn chế biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ nếu muốn bổ sung Melatonin. Trước khi sử dụng, bạn cần lưu ý:
- Không dùng liên tục Melatonin trên 90 ngày.
- Trẻ em dưới 18 tuổi không nên bổ sung Melatonin.
- Trong thời gian dùng Melatonin, bạn nên hạn chế sử dụng rượu, bia, trà, cà phê, nước tăng lực hoặc đồ uống khác chứa caffeine.
- Không lái xe hoặc vận hành máy móc trong ít nhất 4 đến 8 giờ kể từ khi dùng Melatonin.
- Không tự ý kết hợp Melatonin với bất kỳ loại thảo dược hay thực phẩm nào khác nếu chưa được bác sĩ hướng dẫn.
- Nên đi kiểm tra sức khỏe, tham khảo tư vấn của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng Melatonin.
- Không nên bắt đầu sử dụng Melatonin liều cao ngay từ đầu.
- Cần kết hợp với thói quen sinh hoạt lành mạnh để cải thiện giấc ngủ tự nhiên thay vì phụ thuộc vào Melatonin hay những loại thuốc, thực phẩm chức năng khác.
Bạn không nên dùng Melatonin quá 90 ngày
4. Cách cải thiện giấc ngủ tự nhiên thay vì sử dụng Melatonin
Melatonin bổ sung từ bên ngoài thường chỉ phát huy tác dụng trong ngắn hạn. Nếu muốn cải thiện giấc ngủ một cách bền vững, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn hãy áp dụng một vài cách thức sau:
- Đi ngủ đúng giờ: Hàng ngày, bạn hãy cố gắng đi ngủ đúng giờ, hạn chế thức khuya. Đồng thời, bạn nên duy trì thói quen thức dậy đúng giờ, tránh ngủ nướng khiến nhịp sinh học của cơ thể bị rối loạn.
- Tạo môi trường ngủ tối ưu: Trước khi đi ngủ khoảng một tiếng, bạn hãy giảm thời gian tiếp xúc với ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử, đèn chiếu sáng. Không gian phòng ngủ cần yên tĩnh, duy trì nhiệt độ mát mẻ trong khoảng từ 18 độ C đến 22 độ C, mức nhiệt độ này có thể thay đổi tùy từng người.
- Thư giãn tinh thần và thể chất trước khi đi ngủ: Tập yoga nhẹ nhàng, thiền, nghe nhạc,... có thể giúp bạn thư giãn, dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, bạn cần tránh những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá.
- Hạn chế ngủ nhiều vào ban ngày: Bạn chỉ nên ngủ từ 30 đến 90 phút vào ban ngày, hạn chế ngủ sau 3 giờ chiều.
- Không sử dụng đồ uống dễ gây kích thích trước khi đi ngủ: Chẳng hạn như rượu, bia, trà, cà phê hay loại đồ uống chứa caffeine.
- Ưu tiên sử dụng thực phẩm giàu Melatonin tự nhiên: Melatonin trong thực phẩm có thể phần nào cải thiện giấc ngủ. Các loại thực phẩm ưu tiên được sử dụng là chuối chín, yến mạch, cá hồi, ngô, khoai tây,....
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Việc thăm khám sức khỏe định kỳ giúp bạn theo dõi được tốt nhất thể trạng của bản thân, từ đó có chế độ sinh hoạt phù hợp và có thể tham khảo thêm các lời khuyên của bác sĩ.
Bạn nên cố gắng đi ngủ và thức giấc đúng giờ
Đến đây, bạn hẳn đã biết rõ Melatonin là thuốc hay thực phẩm chức năng. Mặc dù thường được gắn nhãn thực phẩm chức năng nhưng các sản phẩm Melatonin tổng hợp có tác dụng gần tương tự như một loại thuốc ngủ liều thấp, có nguy cơ gây lệ thuộc. Dạng sản phẩm này chỉ nên sử dụng trong trường hợp cơ thể bị mất ngủ do thay đổi múi giờ, lịch sinh hoạt bị điều chỉnh do đặc thù công việc dẫn đến khó ngủ.
Tốt nhất, khi bị mất ngủ nhiều và tình trạng này không cải thiện ngay cả khi đã điều chỉnh sinh hoạt, bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Thần kinh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
