Tin tức

Giải đáp những thắc mắc thường gặp về bệnh thủy đậu

Ngày 20/06/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Bệnh thủy đậu biểu hiện là những nốt phỏng chứa dịch ở trên bề mặt da. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây nhiễm trùng và có thể để lại những di chứng lâu dài về thần kinh, tim mạch. Dưới đây là giải đáp những thắc mắc phổ biến, có liên quan đến căn bệnh này.

1. Bệnh thủy đậu là gì? Triệu chứng ra sao?

Đây là căn bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh thủy đậu có thể gây ra những triệu chứng như sau: 

- Ở giai đoạn ủ bệnh sau khi nhiễm virus: Giai đoạn này dao động trong khoảng 10 đến 21 ngày. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng khi đang trong thời gian ủ bệnh. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân có biểu hiện như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau toàn thân,...

Varicella Zoster là loại virus gây bệnh thủy đậu

Varicella Zoster là loại virus gây bệnh thủy đậu

- Giai đoạn khởi phát bệnh: Người bệnh bị sốt, cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, ăn uống không ngon miệng,... Da toàn thân, đặc biệt vùng lưng, bụng của bệnh nhân sẽ xuất hiện những nốt ban đỏ. Khoảng 1 ngày sau, những nốt ban này sẽ tiến triển thành mụn nước, phỏng rộp và có chứa nhiều dịch. Những nốt mụn nước này còn có thể xuất hiện ở vùng niêm mạc hầu họng, hay vùng hậu môn, sinh dục,...

- Giai đoạn hồi phục: Khoảng 10 ngày sau khi những triệu chứng bệnh xuất hiện, các nốt mụn này sẽ khô lại, đóng vảy và bong ra. 

- Lưu ý những triệu chứng cho thấy bệnh đang diễn tiến nghiêm trọng như sau: 

  • Các nốt phỏng nước mọc ngày càng nhiều. 
  • Sốt cao. 
  • Suy kiệt. 
  • Đau nhức cơ thể, rối loạn tâm thần kinh.
  • Khi bị bội nhiễm những vùng da lành xung quanh những nốt phỏng nước cũng có thể bị viêm, nốt phỏng nước có biểu hiện mưng mủ, sưng, đau nhức, vùng da bị bệnh trở nên lở loét, hoại tử, tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết. Bên cạnh đó, những trường hợp này có nguy cơ cao để lại sẹo xấu sau khi khỏi bệnh. 

2. Biến chứng bệnh thủy đậu?

Nếu chăm sóc tốt và điều trị đúng phương pháp, bệnh thủy đậu có thể khỏi sau 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng như sau: 

- Nhiễm trùng: Là tình trạng những vùng da bị bệnh ngày càng tổn thương nghiêm trọng, gây bội nhiễm liên cầu khuẩn.

- Nhiễm trùng huyết, gây tổn thương mô, suy đa tạng và tăng nguy cơ tử vong. 

- Viêm phổi: Có thể xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi khởi phát triệu chứng bệnh. Nếu không được xử trí sớm, bệnh nhân có thể bị suy hô hấp, phù phổi, đe dọa tính mạng. 

- Biến chứng thần kinh trung ương gây viêm não, viêm màng não.

- Gây ra hội chứng Reye khiến người bệnh bị co giật, mất ý thức, tử vong.

- Zona thần kinh: Là tình trạng virus tái hoạt động sau nhiều năm trú ẩn trong cơ thể người bệnh. 

Bị thủy đậu khi đang mang thai dễ gây sảy thai, sinh con dị tật

Bị thủy đậu khi đang mang thai dễ gây sảy thai, sinh con dị tật

- Phụ nữ mang thai bị thủy đậu dễ bị lây bệnh sang cho con và dẫn tới nguy cơ dị tật thai nhi, sảy thai, sinh non, thậm chí đây chính là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh.

3. Điều trị bệnh thủy đậu bằng cách nào?

Đây là bệnh truyền nhiễm lành tính và người bệnh có thể điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ. Đối với những trường hợp bệnh nặng, gặp biến chứng hoặc bệnh nhân là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thì nên điều trị tại viện để được các bác sĩ kiểm soát và điều trị hiệu quả. 

Để bệnh nhanh khỏi, cần lưu ý những điều sau: 

- Khi điều trị tại nhà:

Người bệnh cần tắm rửa sạch sẽ và lau khô người sau khi tắm

Người bệnh cần tắm rửa sạch sẽ và lau khô người sau khi tắm

  • Người bệnh nên mặc đồ rộng rãi, lựa chọn những chất liệu dễ thấm hút. 
  • Không gãi vào nốt mụn để hạn chế làm vỡ các nốt mụn nước. 
  • Không nên ở những nơi có nhiều gió.
  • Tắm rửa hàng ngày bằng nước sạch, giữ vệ sinh cơ thể. Lưu ý, không tắm bằng nước lạnh hoặc nước quá nóng. 
  • Nếu có biểu hiện nghi ngờ biến chứng, nên đưa bệnh nhân đến viện sớm để được xử trí kịp thời. 
  • Nên thực hiện cách ly tốt để tránh lây nhiễm bệnh sang người khác. 

- Khi dùng thuốc điều trị:

  • Thuốc bôi như xanh methylen, Calamine lotion,... có tác dụng kháng viêm và phòng tránh hình thành sẹo: Sử dụng để bôi lên nốt mụn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Thuốc kháng virus như Acyclovir giúp rút ngắn thời gian bị bệnh, thuốc kháng histamin giúp giảm ngứa. 
  • Hạ sốt nếu có sốt. 

Lưu ý: Trẻ em bị thủy đậu cần lưu ý chống chỉ định sử dụng Aspirin để hạ sốt vì sử dụng thuốc này cho trẻ làm tăng nguy cơ xảy ra hội chứng Reye với biểu hiện tổn thương gan và não. Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và mẹ bầu bị bệnh: Không nên dùng kem trị ngứa có chứa Phenol.

4. Bệnh thủy đậu đã khỏi rồi, có tái phát không?

Khi đã khỏi bệnh thủy đậu, bạn không cần lo lắng vì phần lớn những trường hợp này đều không bị tái phát bệnh. Sau khi nhiễm virus, cơ thể đã sản sinh miễn dịch đặc hiệu và giúp chống lại sự xâm nhập của virus này trong tương lai. Nếu hệ miễn dịch của cơ thể không bị suy giảm nghiêm trọng, có thể miễn dịch suốt đời với loại virus này. 

5. Bệnh thủy đậu có để lại sẹo không? Làm sao để phòng tránh sẹo?

Những tổn thương do bệnh thủy đậu gây ra có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc biểu bì của da và dẫn đến hình thành sẹo. Khi bệnh đã khỏi, những tổn thương trên da bắt đầu lành lại, tăng sinh collagen nhưng lượng collagen được sản sinh ra quá nhiều hoặc quá ít sẽ gây ra những vết sẹo lồi hoặc sẹo lõm cho người bệnh. 

Để hạn chế nguy cơ hình thành sẹo, người bệnh nên lưu ý những điều sau: 

  • Bổ sung vitamin K từ những thực phẩm như nấm, rau cải xoong, bắp cải. Tác dụng của vitamin K là chống viêm và kích thích quá trình phục hồi tổn thương trên da. 
  • Uống nhiều nước để tăng lưu thông máu cũng như thúc đẩy quá trình sản xuất collagen tự nhiên. 
  • Dùng bột ngọc trai, nước cốt chanh, mật ong, nha đam hay bột yến mạch để làm mờ sẹo đồng thời cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho da. 
  • Dùng thuốc trị sẹo theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao. Lưu ý, nên mua loại thuốc có nguồn gốc rõ ràng, tại những cửa hàng thuốc uy tín. 

Cha mẹ nên cho con tiêm phòng thủy đậu theo lịch

Cha mẹ nên cho con tiêm phòng thủy đậu theo lịch

Trên đây là một số thắc mắc và đồng thời là những lời giải đáp chi tiết về bệnh thủy đậu. Hi vọng, bạn đã hiểu cơ bản về căn bệnh này. Nếu bạn có biểu hiện nghi ngờ bệnh cần đặt lịch thăm khám hoặc có nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh, hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, các tổng đài viên sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.