Tin tức

Giải đáp thắc mắc: mẹ bầu ăn cà chua được không?

Ngày 13/09/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Dinh dưỡng thai kỳ luôn là vấn đề được các mẹ bầu quan tâm, nhất là những người mang thai lần đầu. Cà chua là loại thực phẩm có thể dùng để chế biến rất nhiều món ăn khác nhau nên được nhiều người yêu thích. Vậy mẹ bầu ăn cà chua được không, bài viết sau sẽ chia sẻ về nội dung này.

1. Mẹ bầu ăn cà chua được không?

1.1. Mẹ bầu có được ăn cà chua không?

Cà chua là nguồn cung cấp đa dạng vitamin và khoáng chất cho cơ thể như: Vitamin A, E, C, K, B1, B2,...; photpho, canxi, kali,... Đặc biệt trong đó quan trọng nhất phải kể đến lycopene - một loại carotenes.

Mẹ bầu ăn cà chua được không câu trả lời là có vì nó chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho thai kỳ

Mẹ bầu ăn cà chua được không câu trả lời là có vì nó chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho thai kỳ

Nghiên cứu về tác dụng của lycopene đối với sức khỏe, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nó có thể loại bỏ gốc tự do là nguyên nhân gây lão hóa và một số loại bệnh tật như: tim mạch, tuyến tiền liệt,chống oxy hóa,... Ngoài ra, cà chua còn có thể hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ đối với một số loại bệnh ung thư như: trực tràng, vú, tuyến tụy, thanh quản,...

Vậy mẹ bầu ăn cà chua được không? Với những lợi ích như trên thì cà chua rất xứng đáng để mẹ bầu tự tin lựa chọn trong thực đơn của mình, đặc biệt, nếu đang cần bổ sung sắt thì cà chua sẽ giúp hấp thụ sắt tốt hơn.

1.2. Mẹ bầu ăn cà chua có những lợi ích gì?

Bản thân cà chua có vị ngọt, tính mát và giàu giá trị dinh dưỡng nên rất tốt cho thai kỳ. Cụ thể về những tác dụng mà cà chua mang lại cho mẹ bầu như sau:

- Chống rạn và làm đẹp da

Carotene và lycopene trong quả cà chua có thể làm mềm mịn và làm phẳng nếp nhăn da. Không những thế, thực phẩm này còn giúp vấn đề nám, rạn da trong thai kỳ được giải quyết hiệu quả.

- Ngăn ngừa bệnh ung thư

Như đã nói đến ở trên, lycopene trong cà chua có khả năng loại bỏ hiệu quả gốc tự do có trong cơ thể đồng thời giúp ngăn ngừa và sửa chữa những tổn thương ở tế bào, kiểm soát quá trình oxy hóa DNA. Những điều này giúp cho cà chua trở thành thực phẩm có thể làm giảm tỷ lệ bị bệnh ung thư.

Cà chua vừa làm đẹp da vừa ngăn ngừa lão hóa hiệu quả

Cà chua vừa làm đẹp da vừa ngăn ngừa lão hóa hiệu quả

- Ngăn ngừa lão hóa

Cà chua rất giàu vitamin C nên sẽ làm dịu cơn khát, thúc đẩy chất lỏng trong cơ thể và tăng khả năng đào thải thức ăn. Không những thế, thực phẩm này còn chứa chất chống oxy hóa mạnh đồng thời là nguồn bổ sung lycopene nên sẽ giúp chống lại các loại bệnh thoái hóa và lão hóa do gốc tự do gây ra.

- Giảm huyết áp và lipid

Axit trái cây, rutin, vitamin C và lycopene trong cà chua có thể giảm cholesterol trong máu; ngăn ngừa bệnh tim mạch vành và xơ vữa động mạch. Điều đáng nói nữa là cà chua có một lượng lớn kiềm, kali có thể thúc đẩy quá trình bài tiết natri trong máu, hạ huyết áp, tiêu sưng, lợi tiểu. Bởi vậy, mẹ bầu ăn cà chua sẽ ngăn ngừa được tăng huyết áp và giảm các triệu chứng phù nề. Những điều này chính là căn cứ gỡ rối cho băn khoăn mẹ bầu ăn cà chua được không.

- Giảm táo bón

Cà chua cũng là loại thực phẩm giàu chất xơ giúp tăng độ ẩm trong phân và chuyển hóa thành chất làm mềm phân để đạt được tác dụng nhuận tràng. Táo bón là hiện tượng rất dễ gặp ở mẹ bầu nên bổ sung cà chua vào chế độ dinh dưỡng là một sự lựa chọn đúng đắn.

- Phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu

Quả cà chua có rất nhiều nước nên vô cùng lợi tiểu. Khi mang bầu nếu ăn cà chua sẽ giúp việc tiểu tiện trở nên dễ dàng hơn đồng thời giảm thiểu nguy cơ đối với nhiễm trùng đường tiết niệu và các vấn đề khác về bàng quang.

2. Lưu ý dành cho mẹ bầu khi ăn cà chua

Khi đã nắm được những thông tin về lợi ích của quả cà chua khi mang thai chắc hẳn các mẹ bầu sẽ không còn băn khoăn mang bầu ăn cà chua được không và tự tin, thoải mái chế biến thực phẩm này với những món ăn mà mình yêu thích. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lạm dụng cà chua mà hãy ăn với một hàm lượng vừa phải (khoảng 2 - 3 quả/ngày) để tránh làm tăng nhịp tim, thay đổi màu sắc da trong suốt thai kỳ.

Mẹ bầu không nên ăn cà chua xanh để tránh nhiễm độc solanine

Mẹ bầu không nên ăn cà chua xanh để tránh nhiễm độc solanine

Ngoài ra, trong quá trình dùng cà chua để chế biến món ăn, mẹ bầu cũng nên lưu ý:

- Không nên ăn cà chua khi còn xanh bởi nó có chứa chất độc solanine nếu ăn vào dễ gây ra các triệu chứng ngộ độc như buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt,... chất độc này sẽ mất dần đi cùng với quá trình chín của quả cà chua.

- Không ăn cà chua khi đói vì nó có nhựa phenolic và pectin, nếu ăn vào lúc đói sẽ khiến cho axit tiết ra từ dạ dày phản ứng với những chất này rồi hình thành nên một số cục không hòa tan làm dạ dày khó chịu từ đó sinh ra triệu chứng: buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, sốc,...

- Không nấu quá kỹ cà chua vì như vậy sẽ làm giảm đi vitamin và các giá trị dinh dưỡng khác mà cà chua mang lại.

- Chọn mua những quả cà chua tươi, vỏ bóng và căng mọng, không bị thâm.

- Tìm hiểu kỹ để chọn mua cà chua ở những địa chỉ uy tín, tốt nhất nên ưu tiên chọn cà chua hữu cơ sẽ an toàn hơn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Trong cà chua có rất nhiều vitamin C và tính axit nên nhiều mẹ bầu hay dùng nó để nấu súp, nước chấm, ép nước. Tuy nhiên, chính những yếu tố này lại khiến cho cà chua không nên kết hợp cùng dưa chuột vì enzyme trong dưa chuột sẽ làm phân huỷ lượng vitamin dồi dào có trong cà chua.

Những chia sẻ từ bài viết này hy vọng sẽ giúp mẹ bầu thấy được những lợi ích tuyệt vời của quả cà chua để không còn lo lắng mang bầu ăn cà chua được không. Và khi đã có được tâm lý thoải mái trong việc sử dụng cà chua, mẹ bầu hãy nhớ ăn cà chua đúng cách để đạt được những công dụng mà nó mang lại.

Từ khoá: huyết áp vitamin C

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ