Tin tức

​Giải đáp: Ung thư đường ruột có chữa được không​?

Ngày 11/05/2025
Tham vấn y khoa: BS. Phạm Văn Quang
Theo báo cáo của Global Cancer Observatory, ung thư đại trực tràng xếp ở vị trí thứ 5 về số lượng ca tử vong tại Việt Nam, với 8.151 ca vào năm 2022. Ngoài ung thư đại trực tràng, ung thư đường ruột còn bao gồm một số dạng khác và ung thư đường ruột có chữa được không hiện là thắc mắc của rất nhiều người. Trong phần tổng hợp chia sẻ sau đây, MEDLATEC hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp nỗi băn khoăn này.

1. Sự nguy hiểm của ung thư đường ruột

ung thư đại trực tràng, ung thư ruột non,... là các dạng ung thư đường ruột có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng. Đây là những bệnh lý ác tính, dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. 

Nếu không kịp thời điều trị, ung thư đường ruột sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểmNếu không kịp thời điều trị, ung thư đường ruột sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Chẳng hạn với ung thư đại tràng, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm như tắc hoặc thủng ruột, áp xe quanh khối u. Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng, khối u có thể di căn đến gan, phổi, buồng trứng (ở nữ giới),... khiến việc điều trị thêm khó khăn và tốn kém. 

Cho đến nay, hội chứng Lynch, polyp tuyến, viêm loét đại tràng mạn tính,...đã được xác định là yếu tố nguy cơ gây ung thư đường ruột. Ngoài ra, tuổi tác, di truyền từ gia đình, thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh cũng có thể là những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong đó, chế độ ăn uống thiếu chất xơ từ rau củ quả, thực phẩm giàu chất béo, lạm dụng đồ ăn chế biến sẵn và chất kích thích như rượu, bia được cho là tác nhân cơ bản làm tăng nguy cơ mắc ung thư đường ruột. 

Lạm dụng rượu, bia là một trong những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh về đường ruộtLạm dụng rượu, bia là một trong những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh về đường ruột

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của bệnh lý về đường ruột như polyp tăng sản đường ruột cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư đường ruột ở một số đối tượng. 

2. Triệu chứng cảnh báo 

Triệu chứng cảnh báo ung thư đường ruột thường thay đổi theo từng dạng bệnh lý cụ thể. Tuy vậy, vẫn có một vài dấu hiệu chung giúp mọi người nhận biết bệnh lý nguy hiểm về đường ruột. Cụ thể như: 

  • Tiêu chảy hoặc táo bón thường xuyên: Đây là triệu chứng khá đặc trưng ở người mắc bệnh về đường ruột. 
  • Đại tiện khó, phân lẫn máu: Khối u phát triển lớn dần dễ gây tình trạng chèn ép, xuất huyết. 
  • Đầy hơi: Môi trường vi sinh vật trong đường ruột có thể thay đổi trước sự phát triển của tế bào ung thư, gây đầy hơi. Triệu chứng này thường không biến mất ngay cả khi đã áp dụng biện pháp điều trị thông thường. 
  • Buồn nôn, nôn ói: Triệu chứng này có xu hướng xuất hiện khi kích thước khối u lớn dần, gây tắc nghẽn, cản trở hoạt động tiêu hóa khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn. 
  • Cân nặng giảm không rõ nguyên nhân: Khi hoạt động tiêu hóa bị cản trở, tình trạng rối loạn tiêu hóa diễn ra thường xuyên có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng, khiến cơ thể sụt cân. 
  • Đau bụng: Nếu hay bị đau bụng không rõ nguyên nhân, bạn nên thận trọng theo dõi và đi kiểm tra kịp thời. Bởi khi các khối u phát triển, chúng sẽ cản trở hoạt động tiêu hóa, gây đau bụng. 

Tiêu chảy hoặc táo bón là triệu chứng khá đặc trưng ở người bị ung thư đường ruộtTiêu chảy hoặc táo bón là triệu chứng khá đặc trưng ở người bị ung thư đường ruột

Ngoài ra, người bị ung thư đường ruột đôi khi còn biểu hiện triệu chứng khác như chán ăn, mệt mỏi không rõ lý do. 

3. Ung thư đường ruột có chữa được không?

Một trong những câu hỏi thường gặp nhất khi nhắc đến bệnh lý này là ung thư đường ruột có chữa được không. Thực tế, ung thư đường ruột gồm nhiều dạng. Tỷ lệ điều trị thành công, kéo dài thời gian sống còn tùy vào từng dạng. Nói chung, nếu phát hiện trong giai đoạn sớm và điều trị kịp thời, người bệnh vẫn có thể sống khỏe mạnh. 

Ung thư đường ruột có chữa được không là câu hỏi của nhiều ngườiUng thư đường ruột có chữa được không là câu hỏi của nhiều người

Theo American Cancer Society, tỷ lệ sống sót trên 5 năm ở người bị ung thư trực tràng trong giai đoạn đầu tại Mỹ trong giai đoạn 2014 - 2020 đạt 90%. Càng về các giai đoạn sau, tỷ lệ này càng giảm dần. Cụ thể nếu khối u đã di căn đến cơ quan xa, tỷ lệ sống sót giảm xuống chỉ còn 13%. 

Cũng theo một thống kê khác của American Cancer Society, ngay cả với dạng ung thư hiếm gặp như ung thư ruột non, tỷ lệ sống sót từ 5 năm trở lên trong giai đoạn đầu cũng đạt 84%. Trường hợp di căn đến cơ quan xa, tỷ lệ này giảm xuống còn 42%. 

Từ dữ liệu trên dễ thấy rằng, ung thư đường ruột không phải dấu chấm hết nếu mọi người chủ động điều trị trong giai đoạn đầu. Ngay cả khi bệnh lý đã tiến triển, cơ hội sống của người bệnh vẫn còn nếu được điều trị đúng phương pháp. 

4. Tầm quan trọng của khám tầm soát ung thư 

Bên cạnh ung thư vú, ung thư gan, ung thư phổi thì các dạng ung thư đường ruột như ung thư đại trực tràng chiếm tỷ lệ mắc mới khá cao tại Việt Nam. Cụ thể, ung thư đại trực tràng xếp ở vị trí thứ 4 trong dạng ung thư phổ biến tại nước ta với gần 17.000 ca vào năm 2022 (theo Bộ Y tế).

Phần lớn người bệnh đều chỉ phát hiện khi đã biểu hiện triệu chứng. Khi đó, bệnh thường tiến triển nhanh, khó điều trị hơn giai đoạn đầu. Do vậy để chủ động điều trị sớm, giảm gánh nặng kinh tế, mọi người nên khám tầm soát định kỳ. 

Thông qua một số phương pháp xét nghiệm tìm kiếm dấu ấn ung thư, chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu, người bệnh có thể phát hiện sớm ung thư. Từ đó, chủ động hỗ trợ can thiệp kịp thời, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. 

Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,... vẫn là những phương pháp điều trị ung thư đường tiêu hóa phổ biến. Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân thường được chỉ định điều trị cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi (ESD). Đây là kỹ thuật nội soi tiên tiến kết hợp loại bỏ triệt để tổn thương ung thư tiêu hóa ở giai đoạn đầu. 

Bệnh nhân đã được điều trị ung thư tiêu hóa sớm bằng kỹ thuật ESD tại MEDLATEC Bệnh nhân đã được điều trị ung thư tiêu hóa sớm bằng kỹ thuật ESD tại MEDLATEC 

Với ESD, bác sĩ sẽ loại bỏ phần niêm mạc và dưới niêm mạc chứa tế bào gây bệnh. Nhờ đó, thành ống tiêu hóa vẫn được bảo tồn. Không gây xâm lấn như mổ mở nên bệnh nhân có thể phục hồi sau 2 đến 3 ngày, hạn chế tối đa rủi ro. 

Trung tâm Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng kỹ thuật ESD trong điều trị ung thư tiêu hóa. Thế mạnh nổi bật tại Trung tâm Tiêu hóa của MEDLATEC phải kể đến là: 

  • Quy tụ nhiều bác sĩ, chuyên khoa tiêu hóa đầu ngành trong và ngoài nước. 
  • Được đầu tư thiết bị hiện đại như máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500, Olympus CV-170,... nhập khẩu từ Nhật Bản. 
  • Trung tâm Xét nghiệm tuyến chuẩn quốc tế ISO 15189:2022, được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP, đảm bảo hỗ trợ tốt công tác chẩn đoán. 

Mong rằng thông qua chia sẻ trên đây, bạn đã phần nào biết rõ ung thư đường ruột có chữa được không. Nhiều thống kê của các tổ chức uy tín cho thấy rằng tỷ lệ kéo dài thêm sự sống từ 5 năm trở lên với dạng ung thư đường ruột như ung trực tràng, ung thư ruột non thường là trên 80%. 

Vì vậy, bạn nên cố gắng duy trì khám tầm soát định kỳ để chủ động phát hiện và điều trị sớm. Nếu cần đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ 24/7. 

Từ khoá: Ung thư

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ