Tin tức

Giải phẫu niệu quản và một số bệnh lý niệu quản nên thận trọng

Ngày 01/09/2023
Nguyễn Thu Hằng

Từ khóa chính: giải phẫu niệu quản

Giải phẫu niệu quản và một số bệnh lý niệu quản nên thận trọng

Niệu quản là một phần thuộc hệ tiết niệu, cơ quan này đảm nhiệm vai trò đưa nước tiểu từ thận tới bàng quang. Chúng ta có thể tìm hiểu giải phẫu niệu quản để hiểu hơn về bộ phận này. Ngoài ra, các bạn cần nắm được một số bệnh lý thường gặp ở niệu quản để chủ động có những cách phòng tránh, giúp bảo vệ cơ quan này.

1. Đôi nét giới thiệu về niệu quản

Niệu quản là một trong những cơ quan quan trọng thuộc hệ tiết niệu, có dạng hình ống và được cấu tạo bởi cơ trơn. Đối với người trưởng thành, niệu quản có thể dài khoảng 20 - 30cm. Cơ quan này đóng vai trò vận chuyển nước tiểu từ thận tới bàng quang, giúp hoạt động của hệ tiết niệu diễn ra trơn tru, hiệu quả.

Niệu quản là một cơ quan thuộc hệ tiết niệu.

Nếu niệu quản bị tổn thương, quá trình bài tiết sẽ chịu nhiều ảnh hưởng. Việc tìm hiểu giải phẫu niệu quản sẽ giúp chúng ta biết cách chăm sóc, bảo vệ cơ quan này tốt hơn.

2. Giải phẫu niệu quản

Khi nghiên cứu về giải phẫu niệu quản, các thông tin đáng quan tâm là: vị trí và đặc điểm cấu tạo của cơ quan này.

2.1. Vị trí của niệu quản

Niệu quản nối giữa bàng quang với thận, trong đó một nửa của niệu quản nằm ở ổ bụng, nửa còn lại nằm ở khung chậu.

2.2. Đặc điểm cấu tạo của niệu quản

Ở người bình thường, niệu quản sẽ có 3 lớp, đó là lớp ngoài, lớp giữa và lớp lót bên trong. Cụ thể như sau:

-         Lớp ngoài của niệu quản chủ yếu cấu tạo bởi các mô liên kết xơ.

-         Lớp giữa của niệu quản được cấu tạo bởi các cơ trơn.

-         Lớp lót trong của niệu quản tương đối ẩm, khu vực này đảm nhiệm vai trò bảo vệ phần bề mặt tế bào.

Tìm hiểu về giải phẫu niệu quản là điều cần thiết.

Một số người có cấu tạo niệu quản bất thường, ví dụ như tình trạng: niệu quản nhân đôi, u niệu quản hoặc niệu quản lạc chỗ,…

-         Trường hợp niệu quản nhân đôi hay còn được biết đến với tên gọi là thận kép. Cụ thể, hai niệu quản cùng bắt đầu ở một quản thận, trường hợp này xuất hiện khá phổ biến.

-         Trong khi đó, u niệu quản là một dạng dị tật bẩm sinh và ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình bài tiết nước tiểu. Khi kích thước khối u gia tăng, lòng niệu quản bị hẹp đi, quá trình vận chuyển nước tiểu tới bàng quang gặp nhiều khó khăn. Bệnh nhân sẽ phải đối mặt với một số vấn đề như: giãn đài bể thận, thận ứ mủ, ứ nước, thậm chí một số người do không phát hiện và điều trị kịp thời nên bị suy thận.

-         Niệu quản lạc chỗ cũng là một biến thể giải phẫu niệu quản, đây là tình trạng niệu quản kết nối không đúng vị trí hoặc không nối với bàng quang. Nước tiểu thay vì được đưa tới bàng quang sẽ tới niệu đạo, tuyến tiền liệt hoặc âm đạo. Điều này khiến bệnh nhân đi tiểu tiện mất kiểm soát, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

3. Thận trọng với các bệnh lý về niệu quản

Các bệnh lý về niệu quản có thể hình thành do bẩm sinh, do chấn thương, nhiễm trùng, trong đó một số vấn đề thường gặp là: tắc nghẽn niệu quản, hẹp niệu quản, sỏi niệu quản hoặc ung thư niệu quản…

3.1. Bệnh lý hẹp niệu quản

Hẹp niệu quản xảy ra khi 1 hoặc 2 ống niệu quản tắc nghẽn, điều này khiến đường ống dẫn nước tiểu trở nên hẹp, quá trình bài tiết diễn ra khó khăn hơn. Hiện tượng hẹp niệu quản thường xảy ra ở các vị trí như: khu vực niệu quản nối với bàng quang, khu vực niệu quản nối với bể thận hoặc đoạn niệu quản bắt chéo động mạch chậu,…

Bệnh nhân hẹp niệu quản có thể đi tiểu lẫn máu.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh đó là: bệnh nhân có thể có cơn đau quặn niệu, có thể tiểu máu, số lượng nước tiểu thất thường,... Khi mắc chứng hẹp niệu quản, người bệnh còn phải đối mặt với những cơn đau lưng kéo dài, chỉ số huyết áp tăng cao,…

Nhìn chung, hẹp niệu quản có thể chữa dứt điểm nếu bệnh nhân phát hiện và điều trị sớm. Đến khi bệnh chuyển nặng, quá trình điều trị gặp rất nhiều khó khăn, bệnh nhân có nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như: nhiễm trùng huyết, chức năng thận suy giảm, tính mạng bị đe dọa,...

Một trong những biến chứng thường thấy của bệnh lý hẹp niệu quản là tắc nghẽn niệu quản. Bệnh nhân đối mặt với triệu chứng như: đau bụng, đau hông, đi tiểu ra máu, thường xuyên buồn nôn, tay chân bị phù,… Nếu chủ quan không điều trị, thận sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, hoạt động của hệ tiết niệu bị ảnh hưởng nặng nề.

3.2. Bệnh lý sỏi niệu quản

Khi sỏi mắc tại niệu quản, nước tiểu rất khó được chuyển tới bàng quang. Tình trạng này khiến nước tiểu ứ đọng và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Người mắc sỏi niệu quản gặp một số triệu chứng như: đau khi đi tiểu tiện, tiết buốt, tiểu rắt hoặc tiểu lẫn máu, nước tiểu màu đục và có mủ,… Các triệu chứng khác có thể kể đến như: chướng bụng, hay buồn nôn.

Sỏi niệu quản gây nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Sỏi niệu quản là bệnh lý tiết niệu khá nguy hiểm, người bệnh cần chủ động theo dõi, điều trị sớm để hạn chế biến chứng xấu xảy ra. Suy thận cấp và mạn tính là những biến chứng thường gặp, ngoài ra bệnh nhân có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu hoặc giãn đài bể thận.

4. Bảo vệ niệu quản bằng cách nào?

Sau khi nghiên cứu giải phẫu niệu quản, chắc hẳn các bạn đã hiểu được vai trò của cơ quan này. Vậy làm thế nào để bảo vệ niệu quản khỏi nguy cơ bị tổn thương? Cách tốt nhất đó là duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, ví dụ như uống đủ nước, ngủ đủ giấc, thường xuyên luyện tập thể dục và ăn uống khoa học.

Các bạn nên bổ sung đủ nước cho cơ thể.

Sỏi niệu quản là một trong những nguyên nhân khiến niệu quản hoạt động kém hiệu quả, để hạn chế tình trạng này, chúng ta nên bổ sung đủ nước cho cơ thể. Trung bình mỗi ngày bạn nên uống khoảng 2 - 3 lít nước, lượng nước nạp vào cơ thể sẽ thay đổi tùy vào cân nặng, thói quen vận động và điều kiện thời tiết nơi bạn sinh sống.

Luyện tập thể thao, ngủ đủ giấc là thói quen tốt đối với hệ tiết niệu, chính vì thế các bạn nên duy trì đều đặn. Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe niệu quản, chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích chúng ta nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu oxalate, thực phẩm giàu đạm động vật và các loại thực vật chứa nhiều Natri, đường để giảm thiểu nguy cơ hình thành sỏi. Song song với đó, các bạn nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin, dưỡng chất vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về giải phẫu niệu quản cũng như vai trò của cơ quan này trong hoạt động của hệ bài tiết. Đồng thời, chúng ta nên thận trọng với những bệnh lý liên quan tới niệu quản, chủ động theo dõi và điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng xấu. Nếu nhận thấy có biểu hiện bất thường, bạn nên đi thăm khám ngay tại cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiết niệu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn thêm.

 

 

BS Thanh Tuấn đã duyệt

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ