Tin tức
Giải phẫu tim: Vị trí, cấu tạo, chức năng cơ bản và bệnh lý thường gặp
- 18/11/2024 | Suy nút xoang - Bệnh lý về rối loạn nhịp tim không thể xem thường
- 21/11/2024 | Siêu âm tim gắng sức: Đối tượng và cách thức thực hiện
- 21/11/2024 | Xét nghiệm chẩn đoán suy tim và cách điều trị bệnh
- 25/11/2024 | Tim bẩm sinh - Dị tật thai nhi cần được phát hiện và điều trị sớm
- 25/11/2024 | Các bệnh lý về tim: Nguyên nhân và triệu chứng cảnh báo
1. Vị trí của tim
Ở cơ thể người, tim thường nằm ở bên ngực trái. Theo đó, tim nằm tại giữa phần phổi phải và trái, phía sau, lệch về phía dưới lá phổi trái nhiều hơn. Vì tim hình nón lộn ngược (đáy trên, đỉnh dưới) nằm trong lồng ngực theo chiều từ trên xuống dưới, trước về sau, từ phải sang trái, khoảng xương sườn 3 - 6 bên trái. Đỉnh tim gần sát mỏm kiếm xương ức.
Mô phỏng vị trí tim trong cơ thể người
2. Giải phẫu tim theo đặc điểm cấu tạo
2.1. Màng bao tim
Ngoài cùng là màng bao tim bao bọc tim và các mạch quản lớn của tim,gồm màng ngoài là màng sợi, trong là màng ngoại tâm mạc phủ mặt ngoài cơ tim. Giữa hai màng hình thành xoang bao tim, chứa chút dịch trong để giảm ma sát khi tim hoạt động. Ở đỉnh tim, màng bao tim kéo dài dính vào chân cơ hoành.
2.2. Cơ tim
Khi giải phẫu tim có thể thấy cơ tim cấu tạo giống như cơ vân, tạo nên vách khối tâm nhĩ và tâm thất. Vách thất trái cơ dày hơn, xen kẽ giữa các sợi cơ trên còn có các sợi cơ pha thần kinh làm cho tim có tính tự động co bóp.
Buồng tim trong sơ đồ giải phẫu tim
2.3. Màng trong tim
Màng trong tim là lớp màng mỏng lót ở bên trong các xoang tim tiếp xúc với máu, hình thành các chân cầu của van tim.
2.4. Hệ thống mạch máu
Hệ tuần hoàn là hệ thống vận chuyển và phân phối máu chứa các chất cần thiết cho mô, giúp lấy đi các sản phẩm chuyển hóa. Hệ tuần hoàn gồm:
- Một bơm: tim
- Hệ thống ống dẫn: mạch máu. Trong đó hệ thống ống dẫn bao gồm:
- Động mạch: Giúp vận chuyển máu từ tim đến mạng lưới mô khắp cơ thể.
- Tĩnh mạch: Làm nhiệm vụ đưa máu nghèo Oxy trở về tim.
- Mao mạch: Giữ vai trò như cầu nối liên kết giữa tĩnh mạch và động mạch. Nhờ hệ thống mao mạch, quá trình trao đổi máu giàu Oxy và nghèo Oxy mới diễn ra bình thường.
Các tiểu động mạch, mao mạch, tiểu tĩnh mạch tạo thành hệ vi tuần hoàn.
Hệ thống mạch máu xuất phát từ tim
2.5. Mạng lưới ống dẫn truyền
Mạng lưới ống dẫn truyền giúp tim nhận biết tín hiệu để điều chỉnh co giãn, đảm bảo quá trình bơm máu duy trì bình thường. Theo phân tích, tín hiệu điện thường khởi phát từ nút xoang nhĩ, bộ phận này đảm nhiệm chức năng tạo nhịp tim tự nhiên.
Theo đó, nút xoang có khả năng tạo xung điện, sau đó truyền đến tế bào tâm nhĩ và tâm thất khiến bị co lại. Trong trạng thái ổn định, nút xoang sẽ tiến hành gửi tín hiệu điện theo tốc độ ổn định. Thế nhưng, nếu như cơ thể vận động thể chất mạnh, nghỉ ngơi hoặc bị tác động bởi cảm xúc, tốc độ truyền tín hiệu điện có thể thay đổi tác động đến nhịp tim.
3. Chức năng chính của tim
Tim giữ vai trò như cỗ máy tạo lực hỗ trợ quá trình vận chuyển máu đến mô, bộ phận khác trong cơ thể. Nhờ đó, mô trong cơ thể sẽ được cung cấp Oxy, hoạt động trao đổi chất cũng diễn ra bình thường.
Chức năng của tim là tạo lực đẩy, bơm máu đến các hệ cơ quan trong cơ thể
Nhờ hoạt động của tim, máu mới truyền được đến hệ thống mạch. Ở người trưởng thành, tim có khả năng bơm 5 lít máu/phút. Chỉ cần hoạt động bơm máu gián đoạn trong một vài phút, cơ thể có nguy cơ bị tử vong.
Động mạch vành trái và động mạch vành phải sẽ làm nhiệm vụ cung cấp máu cho tim. Trong đó:
- Động mạch vành trái: Chiếm đến 4/5 lưu lượng máu vận chuyển đến cơ tim. Hệ thống động mạch vành trái bao gồm hai nhánh chính, đó là:
- Động mạch liên thất phía trước: Thường cung cấp máu đến 2/3 phần phía trước của vách ngăn liên thất cũng như khu vực liền kề thành trước của thất trái.
- Động mạch mũ: Làm nhiệm vụ cung cấp máu đến phần bên và phần phía sau tâm thất trái.
- Động mạch vành phải: Gồm nhiều nhánh thực hiện chức năng cung cấp máu đến tâm thất phải cùng thành phía dưới tâm thất trái.
4. Bệnh lý về tim thường gặp
Bệnh lý về tim tương đối đa dạng. Tuy nhiên, nếu xét về độ phổ biến thì phải kể đến 6 nhóm bệnh lý sau đây:
- Nhồi máu cơ tim: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lý này là do nguồn cung cấp máu tại một phần cơ tim bị gián đoạn, tắc nghẽn. Theo đó khi mảng xơ vữa bị phá vỡ, khối máu đâu tạo thành trong động mạch vành, tổn thương tại phần cơ tim sẽ xuất hiện.
- Bệnh mạch vành: Là hệ quả của tình trạng mạch máu hay động mạch vành gần hẹp lại hoặc bị tắc nghẽn, khiến lưu lượng máu cung cấp cho tim giảm xuống.
- Suy tim: Khi quá trình bơm máu tại tim kém đi, đồng thời tim khó đáp ứng yêu cầu về lượng máu và lượng Oxy, cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó khăn ngay cả trong lúc thở.
- Nhịp tim rối loạn: Nhịp tim có thể thay đổi bất thường (nhanh, chậm, không đều) khi tín hiệu điện trong tim tạm thời bị gián đoạn hoặc rối loạn.
- Bệnh lý về van tim: Quá trình điều tiết đóng, mở của van tim giúp điều chỉnh lượng máu vận chuyển qua tim. Trường hợp van tim gặp vấn đề, tim thường phải đảm nhiệm khối lượng công việc lớn hơn dẫn đến tình trạng căng thẳng, mệt mỏi,...
- Bệnh lý tim bẩm sinh: Là những bất thường, khiếm khuyết cấu trúc tim xuất hiện ở thai nhi ngay khi chưa sinh ra.
Nhồi máu cơ tim là bệnh lý có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng
5. Cách để duy trì trái tim khỏe mạnh
Để duy trì trái tim khỏe mạnh, chúng ta nên áp dụng lối sống lành mạnh thông qua nhiều thói quen tốt như:
- Giữ cân nặng ổn định, tránh để cơ thể tăng cân quá mức.
- Hạn chế hoặc không sử dụng rượu, bia.
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt,... vào khẩu phần ăn hàng ngày.
- Vận động thể chất vừa sức hàng ngày, duy trì luyện tập tối thiểu 150 phút/tuần.
- Giảm bớt lượng muối tiêu thụ hàng ngày.
- Cố gắng duy trì tâm trạng thoải mái, tránh rơi vào stress.
- Từ bỏ hút thuốc, không hút thuốc lá theo bất kỳ hình thức nào.
Qua bài viết, bạn đã phần nào nắm rõ sơ đồ giải phẫu tim. Hoạt động của trái tim ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cơ thể. Chính vì vậy, bạn nên tìm cách bảo vệ cơ quan quan trọng này thông qua việc duy trì thói quen lành mạnh, khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ đến MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!