Tin tức

Tim bẩm sinh - Dị tật thai nhi cần được phát hiện và điều trị sớm

Ngày 25/11/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Bệnh tim bẩm sinh chiếm tỷ lệ khá nhiều trong số các dị tật xuất hiện ở thai nhi. Nếu phát triển sớm, can thiệp điều trị kịp thời, người bị tim bẩm sinh vẫn có thể duy trì cuộc sống bình thường. Vậy đâu là phương pháp chẩn đoán và hướng điều trị như thế nào?

1. Tim bẩm sinh là bệnh gì? 

Tim bẩm sinh là bệnh lý liên quan đến sự biến đổi cấu trúc tim, xuất hiện từ thời khi bào thai còn nằm trong tử cung. Sự biến đổi bất thường này khiến tim tồn tại sau sinh không thể hoạt động độc lập một cách bình thường, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Thông thường từ khoảng tuần thai thứ 18, tình trạng phát triển bất thường này sẽ được phát hiện thông qua thăm khám, siêu âm. 

Bệnh lý tim bẩm sinh ở thai nhi không hề hiếm gặp và có thể phát hiện sớm

Bệnh lý tim bẩm sinh ở thai nhi không hề hiếm gặp và có thể phát hiện sớm

2. Nhóm bệnh lý tim bẩm sinh hay gặp

Có nhiều cách phân loại bệnh lý tim bẩm sinh khác nhau, trong đó, bệnh lý này có thể phân theo nhóm như sau:

  • Nhóm bệnh lý tim bẩm sinh không có luồng thông (Shunt): hẹp động mạch phổi, hẹp động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ,...
  • Nhóm bệnh lý tim bẩm sinh có Shunt trái - phải với tuần hoàn phổi tăng: thường không gây tím (trừ có đảo Shunt), bệnh tim thông liên thất, bệnh tim thông liên nhĩ, còn ống động mạch, kênh nhĩ thất...
  • Nhóm bệnh lý tim bẩm sinh có Shunt phải - trái: thường có tím và có tuần hoàn phổi giảm hay tăng. Cụ thể: 
  • Shunt phải - trái với tuần hoàn phổi giảm: dị tật tim kèm hẹp động mạch phổi, giảm tuần hoàn phổi và tím như tứ chứng Fallot, teo van 3 lá, teo van động mạch phổi,…
  • Có shunt với tuần hoàn phổi tăng: hoán vị đại động mạch, thân chung động mạch (máu pha trộn đen và đỏ),...

3. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tim bẩm sinh

  • Di truyền: Trẻ sinh ra trong gia đình có người từng bị tim bẩm sinh hoặc mắc một số hội chứng khác như chứng Down, hội chứng Noonan,... dễ bị tim bẩm sinh hơn trẻ bình thường. 
  • Một số khiếm khuyết về van tim: Cụ thể như van tim 3 lá, van tim động mạch phổi. 
  • Những yếu tố khác: Mẹ bầu tiếp xúc với hóa chất độc hại, dùng thuốc ảnh hưởng đến thai nhi, sử dụng chất kích thích, mắc bệnh lý nhiễm trùng. 

Mẹ bầu tiếp xúc với hóa chất độc hại dễ khiến thai nhi bị tim bẩm sinh

Mẹ bầu tiếp xúc với hóa chất độc hại dễ khiến thai nhi bị tim bẩm sinh 

4. Triệu chứng thường xuất hiện ở người bị tim bẩm sinh

Triệu chứng cho thấy trẻ bị tim bẩm sinh thường xuất hiện trong vài tuần đầu tiên hoặc người đến khi trẻ lớn dấu hiệu mới biểu hiện rõ. Trong đó, triệu chứng thường gặp nhất phải kể đến là da tại vùng môi, ngón tay, ngón chân chuyển xanh do máu thiếu oxy và tình trạng này xuất hiện ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc vận động thể chất. 

Bên cạnh đó, trẻ bị tim bẩm sinh còn biểu hiện một số dấu hiệu khác như: 

  • Thở nhanh. 
  • Da chuyển xám. 
  • Đau ngực. 
  • Ngất xỉu. 
  • Vùng mắt hoặc mặt bị sưng. 
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi. 
  • Cân nặng tăng chậm. 
  • Trẻ hay quấy khóc khi bú, toát mồ hôi. 
  • Mạch hoạt động yếu. 

Trẻ bị tim bẩm sinh hay quấy khóc khi bú

Trẻ bị tim bẩm sinh hay quấy khóc khi bú

5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị phổ biến

5.1. Chẩn đoán

Bệnh lý tim bẩm sinh ở thai nhi chủ yếu được phát hiện thông qua siêu âm định kỳ. Theo đó, thai nhi sẽ được tầm soát tim bẩm sinh qua các mốc khám thai định kỳ. Thường thì từ tuần thai thứ 17, bác sĩ có thể xác định dị tật về tim ở thai nhi qua thăm khám cận lâm sàng. 

Ngoài ra sau khi trẻ chào đời, nếu nhận thấy dấu hiệu của dị tật tim bẩm sinh, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra nồng độ oxy trong máu, chỉ định thêm phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng khác như: 

  • Chụp X-quang vùng ngực giúp phát hiện cấu trúc bất thường của tim, vấn đề về phổi. 
  • Điện tâm đồ. 
  • Siêu âm tim giúp bác sĩ kiểm tra cấu trúc của van tim và buồng tim. 
  • Chụp cộng hưởng từ MRI tim. 
  • Chụp CT cắt lớp tim. 
  • Thực hiện kỹ thuật thông tim chụp mạch. 

5.2. Điều trị

Phác đồ điều trị tim bẩm sinh cụ thể được quyết định dựa theo mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Những phương pháp can thiệp phổ biến thường là: 

  • Nội khoa: chủ yếu hướng dẫn cha mẹ chăm sóc và theo dõi bệnh, phát hiện sớm và điều trị tích cực các biến chứng, làm chậm tiến triển của bệnh. Các thuốc có thể dùng như giảm tiền tải, dãn mạch, trợ tim khi cần.
  • Ngoại khoa: Các bệnh trong nhóm này có thể chữa lành bằng phẫu thuật với mổ hở hay can thiệp qua da, nếu chỉ định đúng kịp thời và kịp lúc. Khi giải quyết tốt sẽ cải thiện được chất lượng cuộc sống của trẻ rất khả quan. 

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể phải ghép tim

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể phải ghép tim

6. Làm thế nào để phòng ngừa tim bẩm sinh cho thai nhi? 

Để phòng ngừa tim bẩm sinh cho thai nhi, mẹ bầu nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh trong suốt thời kỳ mang thai. Cụ thể như: 

  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá hay chất gây nghiện như ma túy. 
  • Nếu phải dùng thuốc trong thai kỳ, mẹ bầu cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Tiến hành tiêm vắc xin phòng cúm, sởi, Rubella theo chỉ định. 
  • Chú ý theo dõi, kiểm soát lượng đường thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. 
  • Duy trì lịch khám thai định kỳ, để chủ động phát hiện sớm bất thường của bản thân cũng như thai nhi. 

Mẹ bầu không nên dùng rượu bia trong thời kỳ mang thai

Mẹ bầu không nên dùng rượu bia trong thời kỳ mang thai 

Bệnh lý tim bẩm sinh dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe nếu người bệnh không kịp thời can thiệp sớm. Trường hợp đang mang thai, mẹ bầu nên khám thai định kỳ tại địa chỉ y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ theo dõi sát sao sức khỏe thai kỳ và được tư vấn phù hợp. Đây là đơn vị y tế đã hoạt động gần 30 năm, nhận được sự đánh giá cao của mọi chuyên gia và khách hàng nhờ đội ngũ bác sĩ giỏi và hệ thống cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Nếu cần đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi vào số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ 24/7.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ