Tin tức
Giãn tĩnh mạch ở chân: Biểu hiện như thế nào? Giải pháp điều trị ra sao?
- 29/12/2024 | Bệnh viện nào chữa giãn tĩnh mạch tốt nhất Hà Nội?
- 03/03/2025 | Kiểm chứng cách dùng cây thuốc nam chữa suy giãn tĩnh mạch và gợi ý cách điều trị khoa học khác
- 13/04/2025 | Mang vớ giãn tĩnh mạch bao lâu và lời khuyên từ bác sĩ điều trị?
- 04/05/2025 | Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới nguy hiểm ra sao và cách trị bệnh phổ biến
- 11/05/2025 | Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà giúp giảm đau, giảm sưng nhanh chóng
1. Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch ở chân
suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng van tĩnh mạch hoạt động kém hiệu quả, khiến máu bị ứ đọng ở chân do không được bơm ngược về tim như bình thường. Sự ứ đọng này làm tĩnh mạch giãn ra, nổi rõ dưới da. Về lâu dài, tình trạng này có thể làm giảm hiệu quả tuần hoàn tại chân, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy và dưỡng chất cho mô.
Giãn tĩnh mạch ở chân khiến người bệnh hoạt động khó khăn
Nhiều nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch ở chân, trong đó, các nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như thoái hóa do tuổi tác, do thói quen đứng nhiều hoặc ngồi nhiều, ít vận động, do béo phì, chế độ ăn quá ít chất xơ và vitamin.
Dưới đây là một số biểu hiện bệnh qua từng giai đoạn:
- Ở giai đoạn đầu: Người bệnh chỉ cảm thấy mỏi chân, nặng chân, đau chân, nhất là khi phải ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu. Những biểu hiện này chỉ thoáng qua nên nhiều người bệnh không để ý và chủ quan không đi khám sớm.
- Giai đoạn tiến triển: Nếu không được kiểm soát sớm, bệnh sẽ ngày càng tiến triển và kèm theo những biểu hiện như sau:
+ Chân phù to, tức nặng khi đứng lâu, chuột rút thường xuyên.
+ Cảm giác bị chật khi đi dép.
+ Da vùng cẳng chân bị chàm. Màu sắc của da thay đổi thường là do ứ máu ở tĩnh mạch.
+ Ở một số trường hợp nghiêm trọng, tĩnh mạch nổi phồng lên rõ rệt, giãn mạch chân, trên da xuất hiện những mảng bầm.
- Giai đoạn bệnh trở nặng: Bệnh có thể tiến triển nhanh, khiến chân của người bệnh bị viêm, sưng, gây ra loét chân, nhiễm trùng và thậm chí khiến người bệnh có thể cắt cụt chi. Lúc này, việc điều trị rất phức tạp, thậm chí gây tử vong.
2. Điều trị giãn tĩnh mạch ở chân
Dưới đây là một số giải pháp thường được áp dụng để khắc phục tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở chân:
2.1. Điều trị nội khoa
Phương pháp này thường được chỉ định với những trường hợp bệnh nhân ở giai đoạn đầu hoặc áp dụng kết hợp với những phương pháp khác để nâng cao hiệu quả điều trị.
Một số loại thuốc có tác dụng giảm triệu chứng giãn tĩnh mạch
Một số loại thuốc như daflon hay ginko biloba có thể làm tăng độ bền vững của thành tĩnh mạch, từ đó cải thiện triệu chứng, kiểm soát bệnh hiệu quả, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
2.2. Phẫu thuật
Có nhiều loại phẫu thuật khác nhau, các bác sĩ sẽ lựa chọn loại phẫu thuật phù hợp tùy thuộc vào từng người bệnh cụ thể. Một số phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng có thể kể đến như:
- Stripping: Các bác sĩ sử dụng một dụng cụ chuyên dụng để luồn vào trong lòng mạch nhằm lột bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn.
- CHIVA: Là một hình thức tiểu phẫu nhằm cắt bỏ van bị tổn thương và lấy bỏ tĩnh mạch bàng hệ. Hiện nay do có sự tiến bộ của y học, phương pháp phẫu thuật ít còn được áp dụng trong điều trị suy tĩnh mạch chi dưới.
2.3. Đột Laser hay sóng cao tần RFA nội mạch
Nhờ những hình ảnh được cung cấp bởi siêu âm, bác sĩ sẽ luồn dây dẫn năng lượng laser hay sóng cao tần vào trong lòng tĩnh mạch bị suy giãn. Sau khi dây dẫn đã vào đúng vị trí, năng lượng nhiệt tạo ra ở đầu của dây dẫn sẽ tạo phản ứng làm xơ nội mạc, từ đó, thành mạch sẽ được thu hẹp, teo dính lòng tĩnh mạch. Trong quá trình phát ra năng lượng, dây dẫn sẽ được kéo lùi từng khoảng 1cm cho đến khi được kéo ra khỏi tĩnh mạch.
2.4. Vật lý trị liệu
Một số bài tập vật lý trị liệu có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân như bài tập nâng chân, xoa bóp giãn tĩnh mạch để giảm áp lực lên tĩnh mạch lớn, hoạt động thể chất để tăng lưu thông máu như tập yoga, đi bộ, xoay cổ chân,... Lưu ý không nên chạy bộ hoặc tập các bài tập làm tăng áp lực lên đôi chân.
2.5. Thay đổi lối sống
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch ở chân cũng cần chú ý đến việc thay đổi lối sống để sớm cải thiện bệnh. Cụ thể:
- Thường xuyên thay đổi tư thế: Đây là cách giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch chân. Ngược lại, ngồi hay đứng quá lâu đều có thể khiến cho bệnh giãn tĩnh mạch ở chân trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu công việc của bạn yêu cầu phải ngồi làm việc hay đứng trong một thời gian dài, bạn cần lưu ý sắp xếp công việc, linh hoạt thay đổi tư thế làm việc để hạn chế tối đa áp lực lên chân.
- Tránh mang giày, dép cao vì đây là yếu tố làm tăng nguy cơ co bóp cơ bắp chân, dồn máu về tĩnh mạch, khiến tình trạng tắc nghẽn máu ở chi dưới càng nghiêm trọng hơn.
2.6. Điều chỉnh chế độ ăn
Người bị giãn tĩnh mạch ở chân nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học, nên ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C và E để tăng kích thích collagen giúp tĩnh mạch khỏe hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung nhiều chất xơ để giảm nguy cơ táo bón là áp lực lên tĩnh mạch. Bên cạnh đó, nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều flavonoid, giàu kali để cải thiện tình trạng bệnh.
2.7. Dùng tất ngăn giãn tĩnh mạch
Loại tất chuyên dụng này bó chặt hơn các loại tất thông thường, có tác dụng cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân và hỗ trợ các cơ và tĩnh mạch đưa máu lưu thông về tim một cách dễ dàng hơn.
Bệnh nhân nên lựa chọn kiểm tra sức khỏe tại đơn vị y tế uy tín
Suy giãn tĩnh mạch ở chân có thể gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của người bệnh, do đó, cần nhận biết và điều trị bệnh sớm. Nếu có những biểu hiện nghi ngờ bệnh, bạn cần đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sớm, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được tư vấn cụ thể.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
