Tin tức
Góc giải đáp: Chỉ số huyết áp bình thường của trẻ em là bao nhiêu?
- 05/08/2021 | Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng - bố mẹ nên làm gì?
- 28/07/2021 | Trẻ em ăn cá ngừ có tốt không và các vấn đề liên quan khác
- 25/07/2021 | Bác sĩ tư vấn: viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
- 02/08/2021 | Một số triệu chứng và cách nhận biết bệnh viêm khớp trẻ em
- 03/08/2021 | Các lưu ý cần thiết về tình trạng rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh
1. Chỉ số huyết áp bình thường của trẻ em là bao nhiêu?
Huyết áp sẽ được biểu hiện qua 2 chỉ số là huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp của trẻ phụ thuộc vào một số yếu tố như độ tuổi, chiều cao và cả giới tính của trẻ, thông thường huyết áp của các bé gái cũng có thể cao hơn so với các bé trai. Hơn nữa, ở những thời điểm khác nhau ngày, huyết áp của trẻ cũng sẽ có những thay đổi nhất định. Ngoài ra, nếu trẻ vui, trẻ phấn khích hoặc khi các con lo lắng về một chuyện gì đó thì huyết áp cũng có thể thay đổi.
Huyết áp của trẻ cũng đánh giá được phần nào tình trạng sức khỏe của trẻ
Dưới đây là bảng chỉ số huyết áp bình thường của trẻ em (mmHg) theo độ tuổi:
Trẻ sơ sinh từ 1 - 12 tháng: Chỉ số huyết áp bình thường là 75/50 mmHg, mức cao nhất có thể đạt tới là 100/70 mmHg.
Trẻ nhỏ từ 1 - 5 tuổi: Chỉ số huyết áp bình thường là 80/50 mmHg, giá trị tối đa đạt được là 110/80 mmHg.
Trẻ em khoảng 6 - 13 tuổi: Chỉ số huyết áp bình thường là 85/55 mmHg, mức huyết áp cao nhất có thể đạt 120/80 mmHg.
Trẻ trong độ tuổi 13 - 15: Có chỉ số huyết áp trung bình 95/60 mmHg, chỉ số huyết áp cao nhất là 104/70 mmHg.
Trẻ vị thành niên từ 15 - 19 tuổi: Chỉ số huyết áp trung bình là 117/77 mmHg và mức giá trị tối đa là 120/81 mmHg.
Mỗi gia đình nên mua máy đo huyết áp cá nhân để chủ động theo dõi sức khỏe huyết áp của các thành viên trong gia đình. Để đo một cách chính xác nhất, mẹ nên khuyên trẻ ngồi và thư giãn. Tốt nhất nên đo cả 2 tay vì với những trẻ bị hẹp eo động mạch chủ thì chỉ số huyết áp ở tay trái có thể thấp hơn.
2. Chỉ số huyết áp bất thường của trẻ em có đáng lo ngại không?
Chỉ số huyết áp chính là cơ sở để đánh giá tình trạng sức khỏe tim mạch của trẻ vì thế, cha mẹ đều không thể chủ quan khi chỉ số này có bất thường. Cụ thể như sau:
Trẻ tăng cân có nguy cơ bị huyết áp cao
2.1. Huyết áp cao
Tình trạng tăng huyết áp của trẻ có thể chia làm 2 dạng là tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát:
Tăng huyết áp nguyên phát là tình trạng tự nó xảy ra và không thể tìm ra được nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Tuy nhiên, một số trẻ có thể có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Đó là những trẻ bị béo phì, chế độ ăn của trẻ không khoa học, có chứa quá nhiều muối, trẻ lười vận động, trong gia đình trẻ từng có người mắc bệnh huyết áp cao, mắc bệnh tiểu đường,…
Tăng huyết áp thứ phát: Một số loại bệnh có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, chẳng hạn như: Bệnh thận mạn tính, các bệnh lý về tim mạch, tình trạng rối loạn tuyến thượng thận, bệnh cường giáp, bệnh hẹp động mạch thận, tình trạng rối loạn giấc ngủ, trẻ tăng huyết áp khi sử dụng một số loại thuốc,…
Khi bị huyết áp cao, sức khỏe tim mạch của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Chẳng hạn như khiến tim đập nhanh hơn, dễ xảy ra tình trạng tức ngực, khó thở, thậm chí những trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến suy tim, gây biến chứng não và mắt, gây phù phổi cấp, suy thận cấp. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến sức khỏe của trẻ.
Huyết áp bất thường khiến trẻ gặp nhiều rủi ro về sức khỏe
2.2 Huyết áp thấp ở trẻ em
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp thấp của trẻ như:
- Mất nước: Có thể xảy ra khi trẻ bị ốm, sốt, tiêu chảy hoặc đổ mồ hôi quá nhiều. Tình trạng giảm chất lỏng dẫn tới giảm thể tích máu và từ đó gây ra tình trạng hạ huyết áp.
- Thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra hiện tượng giảm huyết áp và giãn mạch máu.
- Thiếu máu: Tình trạng thiếu máu cũng chính là một nguyên nhân gây hạ huyết áp.
- Suy tuyến thượng thận
- Thay đổi tư thế đột ngột cũng có thể xảy ra tình trạng hạ huyết áp trong vài giây.
Tình trạng huyết áp thấp cũng nguy hiểm không kém so với huyết áp cao. Nếu không phát hiện kịp thời và điều trị, tình trạng huyết áp thấp có thể làm suy giảm hệ thống thần kinh, khiến những cơ quan chính như não, tim, thận,… bị tổn thương. Với những trường hợp huyết áp thấp cấp, trẻ dễ bị sốc nặng và gặp nguy hiểm đến tính mạng.
3. Phải làm sao để điều trị và phòng ngừa bệnh huyết áp ở trẻ em?
3.1. Điều trị huyết áp ở trẻ em
- Điều trị huyết áp cao ở trẻ em:
Trước hết, các bé cần được thăm khám và tìm nguyên nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị theo nguyên nhân. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên lưu ý những điều sau:
Khuyến khích trẻ vận động để nâng cao sức khỏe, ổn định huyết áp
Nên cho trẻ ăn theo chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh: Nên ưu tiên các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế ăn chất béo bão hòa.
Vận động thể lực thường xuyên để tăng cường độ dẻo dai và sức đề kháng, duy trì cân nặng hợp lý, ổn định huyết áp.
Dùng thuốc: Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ
- Điều trị huyết áp thấp ở trẻ em
Điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc.
Trong trường hợp trẻ bị hạ huyết áp nặng do sốc, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được cấp cứu kịp thời.
3.2. Phòng ngừa tình trạng tăng, giảm huyết áp
Nên kiểm tra huyết áp thường xuyên, nên đo huyết áp khoảng 3 lần mỗi tuần.
Duy trì lối sống khoa học để giảm nguy cơ bệnh tật và giảm tình trạng bất thường về huyết áp. Cha mẹ nên động viên con vận động nhiều hơn, không nên để trẻ ở tình trạng thừa cân béo phì, không nên để trẻ ăn quá mặn hoặc ăn những thực phẩm chế biến sẵn,…
Tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, cha mẹ có thể lựa chọn những gói khám sức khỏe cho bé để hiểu rõ nhất về tình trạng sức khỏe của bé. Các bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn các bậc phụ huynh cách chăm sóc con để cải thiện kịp thời những vấn đề sức khỏe của trẻ, đồng thời giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất. Để được tư vấn trực tiếp, bạn hãy gọi đến số máy đường dây nóng 1900565656.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!