Tin tức

Góc giải đáp: Đâu là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày?

Ngày 03/08/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Ngày nay có rất nhiều người mắc phải viêm dạ dày do chế độ sinh hoạt không phù hợp, thói quen ăn uống thiếu lành mạnh và nhiều nguyên nhân khác. Đáng buồn thay là đối tượng bị bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Bên cạnh tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của bệnh, MEDLATEC xin chia sẻ một số phương pháp điều trị bệnh qua bài viết dưới đây. 

1. Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày 

Viêm dạ dày là một bệnh lý gây ra bởi các tổn thương dạng viêm tại niêm mạc của dạ dày. Hiện tượng này là hậu quả của việc vi khuẩn tấn công hay thói quen ăn uống, sinh hoạt kém lành mạnh.

Biểu hiện viêm dạ dày có thể xuất hiện đột ngột (thể cấp tính) hoặc xảy ra lặng lẽ, âm ỉ trong thời gian dài (thể mạn tính). Đôi khi nếu viêm dạ dày diễn biến nghiêm trọng không được xử lý kịp thời có thể diễn tiến thành ung thư.

Niêm mạc dạ dày khi khỏe mạnh và khi bị viêm dạ dày cấp

Niêm mạc dạ dày khi khỏe mạnh và khi bị viêm dạ dày cấp

Không phải lúc nào tình trạng viêm dạ dày cũng đều biểu hiện các triệu chứng một cách rõ ràng, nhất là đối với nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn. Tuy nhiên đa phần các trường hợp sẽ có chung các dấu hiệu như sau:

  • Buồn nôn hoặc ói mửa;

  • Cảm giác khó chịu, đau nóng rát vùng thượng vị, có thể đỡ hoặc tệ hơn sau khi ăn xong;

  • Hay bị căng tức bụng và đầy hơi;

  • Nấc cụt, khó tiêu.

Nếu axit ăn mòn lớp niêm mạc dạ dày và để lộ ra lớp mô phía dưới thì nó lại tiếp tục bị dịch vị ăn mòn, có thể gây nên hiện tượng đau, loét thậm chí là xuất huyết dạ dày. Trong trường hợp người bệnh bị đi ngoài ra máu, phân đen hoặc nôn ra máu thì cần đi khám ngay lập tức.

2. Nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày là gì?

Tình trạng suy yếu hoặc tổn thương lớp chất nhầy bảo vệ thành dạ dày sẽ tạo cơ hội cho dịch tiêu hóa tấn công, dẫn đến viêm niêm mạc dạ dày. Đây có thể là hệ quả của một số bệnh lý như u hạt (sarcoidosis) hay bệnh Crohn. 

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ sau đây cũng có thể góp phần dẫn đến bệnh viêm dạ dày:

  • Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): khi nồng độ vi khuẩn này vượt ngưỡng trong dạ dày người bệnh sẽ tiến triển thành viêm dạ dày hoặc gặp phải các rối loạn đường tiêu hóa trên khác;

  • Tuổi tác: tuổi càng cao lớp niêm mạc dạ dày sẽ càng mỏng dần đi. Do đó nguy cơ bị viêm dạ dày ở những người lớn tuổi sẽ cao hơn so với người trẻ. Ngoài ra người già cũng có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn HP hoặc bị rối loạn tự miễn;

  • Tác dụng phụ của những loại thuốc giảm đau: điển hình như nhóm thuốc NSAIDs có thể khiến bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp và mạn tính;

  • Căng thẳng quá độ: bao gồm căng thẳng về thể chất (sau phẫu thuật, bỏng, chấn thương, nhiễm trùng nặng) và căng thẳng về tinh thần khiến cơ thể tiết ra độc tố có hại cho dạ dày, dẫn tới tình trạng viêm dạ dày cấp;

  • Uống nhiều bia rượu: đồ uống có cồn thường gây kích ứng và bào mòn niêm mạc dạ dày, do đó nó sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm và dễ bị dịch tiêu hóa làm cho tổn thương;

  • Viêm dạ dày tự miễn: là hiện tượng cơ thể tự tạo ra loại kháng thể tiêu diệt chính các tế bào khỏe mạnh ở niêm mạc dạ dày. Đây có thể là hệ quả của tình trạng thiếu vitamin B12, tiểu đường tuýp 1 hoặc mắc bệnh Hashimoto;

  • Vấn đề khác: mắc bệnh Crohn, HIV/AIDS hoặc nhiễm ký sinh trùng,...

Căng thẳng, lo âu quá mức cũng thuộc trong số các nguyên nhân gây viêm dạ dày

Căng thẳng, lo âu quá mức cũng thuộc trong số các nguyên nhân gây viêm dạ dày

3. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm dạ dày

Bên cạnh các biểu hiện lâm sàng và bệnh sử của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để tìm hiểu nguyên nhân chính xác gây ra bệnh.

  • Nội soi đường tiêu hóa trên: dụng cụ nội soi là một ống dài, mảnh  gắn camera và đèn soi ở đầu. Bác sĩ sẽ luồn vật dụng này qua miệng để vào sâu xuống dạ dày. Những nơi mà chiếc ống nội soi này đi qua sẽ được thu lại hình ảnh để phản chiếu trực tiếp lên màn hình. Nhờ đó bác sĩ sẽ quan sát được bên trong dạ dày và tìm kiếm dấu vết các tổn thương một cách dễ dàng;

  • Xét nghiệm vi khuẩn HP: phát hiện vi khuẩn thông qua các xét nghiệm máu, xét nghiệm hơi thở hoặc xét nghiệm phân;

  • Chụp X-quang đường tiêu hóa: trước khi thực hiện phương pháp này, bệnh nhân cần uống thuốc cản quang theo hướng dẫn. Tia X sẽ quét hình ảnh của các cơ quan đường tiêu hóa (thực quản, ruột non, dạ dày). Thông qua phim X-quang bác sĩ sẽ nhận biết được vị trí và kích thước của các vết loét (nếu có).

4. Điều trị viêm dạ dày bằng phương án nào?

4.1. Điều trị bằng thuốc

Để điều trị bệnh viêm dạ dày, các loại thuốc như sau sẽ được ứng dụng dựa trên từng trường hợp cụ thể:

  • Thuốc ức chế bơm proton: có tác dụng ức chế hoạt động của những tế bào tiết ra axit dạ dày, từ đó làm giảm lượng axit trong dịch vị. Tuy nhiên nếu sử dụng nhiều và kéo dài, nhóm thuốc này có thể khiến bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng nguy cơ bị gãy cột sống, xương cổ tay và xương hông;

  • Thuốc kháng sinh: dùng trong trường hợp viêm dạ dày là do vi khuẩn HP gây nên. Bệnh nhân cần lưu ý mỗi đợt dùng kháng sinh chỉ nên duy trì trong khoảng từ 7 - 14 ngày  và tuân theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ;

  • Thuốc chẹn Histamin H2: đây là những thuốc giúp hạn chế lượng axit được giải phóng vào dạ dày, cải thiện biểu hiện đau do viêm và hỗ trợ chữa lành các thương tổn;

  • Thuốc kháng/trung hòa axit: công dụng chính của các thuốc này là nhanh chóng làm dịu cơn đau nhưng cũng để lại một số tác dụng phụ như táo bón hoặc tiêu chảy.

4.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thông qua một số biện pháp dưới đây, bệnh viêm dạ dày sẽ được khắc phục đáng kể nếu bạn áp dụng đúng cách:

  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm kích thích dạ dày như đồ chua, cay nóng, nhiều chất béo hoặc dầu mỡ;

  • Ăn theo nhiều bữa nhỏ trong ngày;

  • Tránh uống bia rượu và đồ uống có cồn;

  • Kiểm tra lại các thuốc giảm đau mà bạn đang dùng. Một số loại có thể khiến tình trạng viêm dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó bạn cần trao đổi lại với bác sĩ để đổi sang phương án điều trị khác sao cho phù hợp.

Hãy tránh xa rượu bia và đồ uống có cồn để bảo vệ sức khỏe của dạ dày

Hãy tránh xa rượu bia và đồ uống có cồn để bảo vệ sức khỏe của dạ dày

Như vậy trên đây là một số thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và một số biện pháp điều trị căn bệnh này. Nếu trong trường hợp bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cảnh báo nguy cơ bị viêm dạ dày thì cần theo dõi và đi khám để xác định bệnh và được điều trị càng sớm càng tốt.

Chuyên khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là nơi quy tụ những bác sĩ đầu ngành dày dặn kinh nghiệm, kết hợp với trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến (như máy chụp X-quang, nội soi tiêu hóa,...), Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và CAP sẽ giúp chẩn đoán nhanh chóng, chính xác tình trạng bệnh mà khách hàng đang gặp phải.

Để đặt lịch thăm khám và tư vấn sức khỏe, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.

Từ khoá: vi khuẩn nội soi

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.