Tin tức
Góc giải đáp: Siêu âm dạ dày có đau không và thực hiện như thế nào?
- 15/07/2021 | Cảnh giác trước các bệnh lý khoang miệng do trào ngược dạ dày
- 13/07/2021 | Đau dạ dày thường xuyên là dấu hiệu của bệnh lý gì?
- 09/07/2021 | Đau dạ dày có bị lây không và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
1. Giải thích phương pháp siêu âm dạ dày
Đây là kỹ thuật dùng các sóng siêu âm có tần số cao để thu lại hình ảnh ở bên trong dạ dày. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ bôi một lớp gel mỏng lên da bụng bệnh nhân nơi được cho là có dạ dày và đặt đầu dò lên trên phạm vi đã được bôi gel. Các hình ảnh cũng như tín hiệu sẽ được đầu dò ghi lại, phát lên trên màn hình máy tính.
Thông qua các chỉ số và hình ảnh này, bác sĩ sẽ lấy đó làm tư liệu, chẩn đoán ra các bất thường của dạ dày và cả đường tiêu hoá (nếu có), từ đó đưa ra những chỉ định phù hợp để điều trị cho bệnh nhân.
Siêu âm giúp hỗ trợ tìm ra nguyên nhân gây bệnh dạ dày
Phương pháp siêu âm dạ dày là kỹ thuật bổ trợ trong việc chẩn đoán, tìm ra bệnh chứ không phải là công cụ để chữa bệnh. Đây được coi là phương pháp an toàn cho sức khỏe người bệnh vì không sử dụng hoá chất hay bức xạ ion hoá.
2. Đối tượng cần thực hiện siêu âm dạ dày
Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định có sử dụng phương pháp này hay không. Những trường hợp sau đây là đối tượng cần được siêu âm dạ dày:
-
Những người có biểu hiện chướng bụng đầy hơi, ăn uống khó tiêu, bị rối loạn tiêu hoá;
-
Những người hay bị ợ chua, ợ hơi;
-
Người bị đau dạ dày dữ dội, xuất huyết dạ dày, nôn ra máu,...;
-
Trường hợp nghi ngờ có dị vật mắc trong dạ dày;
-
Những người bị viêm thực quản, viêm dạ dày nặng;
-
Người bị ung thư dạ dày, loét dạ dày hoặc có khối u trong dạ dày;
-
Người không thể áp dụng được phương pháp nội soi dạ dày.
Những người bị ơ chua, ợ nóng, ợ hơi cần được siêu âm dạ dày
Nếu bạn mắc các triệu chứng trên thì cần đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn điều trị. Càng được khám sớm thì khả năng điều trị khỏi bệnh sẽ càng cao.
3. Chi phí cho một lần siêu âm dạ dày hết bao nhiêu?
Chi phí để thực hiện kỹ thuật siêu âm dạ dày còn tùy thuộc vào loại siêu âm và cơ sở khám chữa bệnh nơi bệnh nhân lựa chọn. Thông thường giá siêu âm dạ dày sẽ dao động từ 50.000 - 200.000 VNĐ.
Có hai hình thức siêu âm mà bạn có thể lựa chọn như siêu âm thường (2D, hình ảnh đen trắng) và siêu âm màu. Siêu âm màu sẽ cho ra hình ảnh chân thực, có màu sắc nét hơn và từ đó cũng giúp bác sĩ chẩn đoán được tình trạng của dạ dày tốt hơn.
Vì vậy, phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ và điều kiện kinh tế, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn lựa chọn loại hình siêu âm phù hợp. Nếu cần thiết, bạn có thể được chỉ định siêu âm thực quản - dạ dày.
4. Siêu âm dạ dày có đau không? Phải nhịn ăn trước khi thực hiện?
Do khi thực hiện, bác sĩ chỉ sử dụng đầu dò di chuyển trên bề mặt da người bệnh đã được bôi gel, không xâm lấn nên phương pháp này không gây đau đớn cũng như biến chứng cho bệnh nhân. Đây được coi là kỹ thuật an toàn, bệnh nhân không cần nghỉ ngơi hay theo dõi sau khi siêu âm xong.
Ngoài ra nhiều người còn băn khoăn liệu có cần nhịn ăn trước khi siêu âm dạ dày hay không thì câu trả lời là có. Nguyên nhân là do nếu bạn vừa ăn no xong, mọi thứ bạn ăn sẽ chứa đầy trong dạ dày khiến cho việc quan sát niêm mạc dạ dày là rất khó vì bị thức ăn che lấp mất.
Nếu niêm mạc dạ dày có bất kỳ tổn thương nào hoặc có khối u trong dạ dày thì việc quan sát thấy được là bất khả thi. Do vậy trước khi siêu âm bạn không nên ăn gì cả.
Điều kiện tốt nhất để thực hiện siêu âm dạ dày đó là vào buổi sáng, khi dạ dày rỗng và bạn chưa ăn gì, lúc này kết quả siêu âm sẽ có độ chính xác cao.
Bên cạnh việc nhịn ăn, người bệnh cũng cần lưu ý như sau:
-
Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để khi siêu âm được thuận tiện;
-
Uống nhiều nước trước khi siêu âm để thu được hình ảnh dạ dày tốt hơn;
-
Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái. Bởi vì nhịn ăn đã là một điều không tốt cho dạ dày, nếu bạn bị căng thẳng thì càng khiến cho dạ dày bị đau.
5. So sánh ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật siêu âm dạ dày với các phương pháp chẩn đoán bệnh về dạ dày khác
Điểm cộng:
Siêu âm là phương pháp thăm dò được sử dụng rộng rãi vì các lý do sau:
-
Cho phép bác sĩ nhìn thấy hình ảnh bên trong của dạ dày một cách rõ ràng, nhờ đó mà biết được nguyên nhân gây ra các triệu chứng bệnh của bệnh nhân;
-
Đây là phương pháp dễ thực hiện và cho kết quả nhanh chóng;
-
An toàn cho sức khoẻ bệnh nhân, không gây đau đớn hay biến chứng nào, không khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu khi thực hiện;
-
Chi phí thực hiện phải chăng.
Điểm trừ:
Siêu âm nhìn chung là một công cụ bổ trợ trong quá trình chẩn đoán bệnh, không phải lúc nào áp dụng siêu âm cũng có thể tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Trên thực tế có những bệnh lý cần phải có sự kết hợp của rất nhiều phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm thì mới có thể xác định được, chứ không đơn thuần là dựa vào kết quả siêu âm.
Trước khi đi siêu âm nên uống nhiều nước và giữ tinh thần lạc quan
Thêm vào đó, có nhiều nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về dạ dày mà bạn đang gặp phải. Nếu bạn muốn khám và điều trị bệnh liên quan đến dạ dày, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phối hợp siêu âm với các phương pháp chẩn đoán khác.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc: siêu âm dạ dày có đau không, phương pháp thực hiện kỹ thuật này như thế nào và một số lưu ý xung quanh siêu âm dạ dày bạn cần ghi nhớ. Nếu có băn khoăn nào khác liên quan đến các bệnh về dạ dày, đường tiêu hoá hay các bệnh lý khác, bạn có thể liên hệ tới tổng đài 1900565656 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn miễn phí cũng như hẹn lịch khám với bác sĩ chuyên khoa.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!