Tin tức

Đau dạ dày thường xuyên là dấu hiệu của bệnh lý gì?

Ngày 12/07/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Đau dạ dày thường xuyên là tình trạng gặp phải ở nhiều người, gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Bệnh có thể được kiểm soát nếu điều trị tích cực, thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt tốt với những thói quen tốt bảo vệ dạ dày. Trước hết hãy tìm hiểu nguyên nhân gây đau dạ dày thường xuyên và từ đó tìm biện pháp điều trị và khắc phục.

1. Đau dạ dày thường xuyên là dấu hiệu bệnh gì?

Dạ dày là cơ quan quan trọng của hệ tiêu hóa, có kích thước tương đối lớn nằm ở bụng với vai trò chứa đựng thức ăn. Dạ dày nối trực tiếp với thực quản để nhận thức ăn và tá tràng để đẩy sản phẩm đã tiêu hóa đến các bộ phận khác. Do là nơi xảy ra các phản ứng tiêu hóa thức ăn nên cấu tạo của dạ dày cũng đặc biệt hơn các cơ quan khác, gồm 4 lớp tế bào là: thanh mạc, lớp cơ, hạ niêm mạc và niêm mạc.

Đau dạ dày thường xuyên

Đau dạ dày ngày càng phổ biến hiện nay

Dịch vị dạ dày để tiêu hóa thức ăn triệt để chứa lượng acid lớn cùng nhiều loại enzyme tiêu hóa được cơ thể tiết ra. Vì thế, để bảo vệ các lớp tế bào dạ dày, cần đến 1 lớp dịch nhầy bảo vệ. Đau dạ dày xảy ra khi lớp dịch nhầy này không còn khả năng bảo vệ, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh khác cùng với acid trong dịch nhầy cùng tấn công gây tổn thương và đau đớn cho người bệnh.

Đau dạ dày có thể biểu hiện là những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, xảy ra khi ăn quá no, quá đói hoặc bất cứ thời điểm nào trong ngày. Đau dạ dày có thể là biểu hiện của những bệnh lý đường tiêu hóa, điển hình như:

1.1. Viêm loét dạ dày, tá tràng

Đây là căn bệnh thường gặp nhất gây đau dạ dày, đến 80% trường hợp mắc bệnh có liên quan đến vi khuẩn HP cùng các thói quen ăn uống thiếu lành mạnh hoặc sử dụng thuốc điều trị gây hại kéo dài.

Viêm loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân thường gặp gây đau dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân thường gặp gây đau dạ dày

Triệu chứng đau dạ dày rất điển hình ở bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng, cơn đau xảy ra ở vùng bụng trên rốn, hay còn gọi là vùng thượng vị. Cùng với đó, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng tiêu hóa khác như:

  • Đầy bụng, khó tiêu.

  • Hay bị buồn nôn, ợ hơi, ợ chua.

  • Nóng rát thượng vị, đôi khi kèm theo cả tình trạng đau tức ngực.

  • Rối loạn tiêu hóa, có thể là tiêu chảy, táo bón hoặc đồng thời cả hai.

  • Kém tiêu hóa và hấp thu, bệnh nhân có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là Vitamin.

Cảm giác khó chịu ở bụng do viêm loét dạ dày - tá tràng còn có thể khiến người bệnh tỉnh giấc hoặc giấc ngủ đứt đoạn. Đặc điểm là triệu chứng thường xuất hiện khi người bệnh đói bụng (sau khi ăn 2 - 3 giờ) hoặc quá no. 

Đau dạ dày do viêm loét thường chỉ đau ở mức độ âm ỉ, tuy nhiên 1 số gặp phải tình trạng đau quặn từng cơn. Nếu không điều trị tốt, biến chứng chảy máu dạ dày, tá tràng có thể xảy ra rất nguy hiểm, thậm chí là thủng dạ dày đe dọa đến tính mạng người bệnh.

1.2. Viêm loét hang vị

Ít gặp hơn nhưng viêm loét hang vị cũng là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày thường xuyên, vị trí tổn thương gặp phải là vùng hang vị - phần nằm ngang của dạ dày. Ở giai đoạn mới, cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn, nặng hơn sẽ xảy ra về đêm hoặc bất cứ lúc nào ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Viêm loét hang vị gây đau dạ dày nặng

Viêm loét hang vị gây đau dạ dày nặng

Đau dạ dày do viêm loét hang vị thường là những cơn đau âm ỉ và quặn thắt cùng xảy ra, kèm với các triệu chứng:

  • Buồn nôn, nôn mửa.

  • Rối loạn đại tiện: lúc phân lỏng lúc phân đặc, đôi khi phân dạng phân dê.

  • Kém hấp thu, bệnh nhân gầy đi, mệt mỏi và xanh xao.

Viêm loét hang vị dạ dày có thể biến chứng thành u ác tính, lúc này người bệnh bị đau dạ dày nặng hơn dữ dội và nhiều hơn. 

2. Giải đáp các vấn đề liên quan đến đau dạ dày thường xuyên

Đau dạ dày nói chung dù do bệnh lý nào cũng là tình trạng rất khó điều trị do tổn thương dạ dày thường xuyên phải tiếp xúc với dịch tiêu hóa có độ acid cao nên dễ viêm loét nặng hơn, khó hồi phục hoàn toàn. Bên cạnh đó, vi khuẩn HP thường gây viêm loét và đau dạ dày có khả năng sống sót trong môi trường acid cao, 1 số chủng còn kháng thuốc khiến việc điều trị khó khăn. 

Vì thế, khi bị đau dạ dày, không nên chủ quan mà cần đi khám để xác định tình trạng bệnh cũng như điều trị hiệu quả.

2.1. Khi nào nên khám đau dạ dày?

Nên đi khám đau dạ dày nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra và kéo dài hơn 2 tuần, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bệnh nhân không những được khám mà còn được hướng dẫn điều trị, xây dựng phác đồ phù hợp để nhanh khỏi bệnh và không tái phát.

Cần khám để xác định đau dạ dày có liên quan đến khuẩn HP không

Cần khám để xác định đau dạ dày có liên quan đến khuẩn HP không

Nếu nghi ngờ đau dạ dày có liên quan đến khuẩn HP, xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn này trong dạ dày sẽ được thực hiện. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được chẩn đoán hình ảnh, nội soi xác định vị trí cùng mức độ tổn thương.

Chẩn đoán là bước quan trọng để điều trị đau dạ dày hiệu quả hơn, tránh tái phát thay vì chỉ dùng thuốc điều trị triệu chứng. 

2.2. Các biện pháp điều trị đau dạ dày

Có nhiều biện pháp điều trị đau dạ dày với hiệu quả khác nhau, bác sĩ có thể áp dụng độc lập hoặc kết hợp các phương pháp để có kết quả tốt nhất:

Mẹo giảm đau nhanh

Nếu không có thuốc, cơn đau dạ dày cấp tính cần được giải quyết nhanh bằng các phương pháp như: uống sữa, uống nước ép bạc hà, dùng nghệ kết hợp với mật ong, dùng thuốc kháng acid,…

Thuốc điều trị đau dạ dày

Có 5 nhóm thuốc phổ biến nhất dùng điều trị đau dạ dày bao gồm: thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng H2, thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP, thuốc kháng acid, thuốc tạo màng bọc.

Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng kết hợp các thuốc để giảm đau dạ dày và điều trị khắc phục tổn thương hiệu quả hơn.

Thuốc điều trị giúp giảm nhanh triệu chứng đau dạ dày

Thuốc điều trị giúp giảm nhanh triệu chứng đau dạ dày

Biện pháp điều trị đau dạ dày tại nhà

Dân gian có nhiều bài thuốc giảm đau dạ dày hiệu quả song cần thận trọng khi áp dụng, không phải bài thuốc dân gian nào cũng đem lại hiệu quả tốt. Đặc biệt các bài thuốc từ củ nghệ có tác dụng giảm đau dạ dày, điều trị bệnh dạ dày rất tốt nhờ thành phần curcumin.

Bên cạnh đó, bệnh nhân đau dạ dày thường xuyên cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh như: ăn nhiều chất xơ, rau xanh, ăn đúng và đủ bữa, tránh để tình trạng quá đói hoặc quá no. Các thực phẩm tốt cho bệnh nhân đau dạ dày gồm: nước dừa, gừng, nghệ, sữa chua, bánh mì, nước táo,…

Khi bị đau dạ dày thường xuyên, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày,...

Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế hàng đầu về thăm khám và điều trị các bệnh lý về tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày,... Khoa sở hữu hàng loạt các ưu điểm như:

  • Đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, giàu y đức.

  • Hệ thống trang thiết bị hiện địa: 4 dàn máy CV 170 - là một trong hệ thống nội soi hiện đại nhất bây giờ.

  • Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, cho kết quả nhanh và chính xác trong trường hợp cần thực hiện các xét nghiệm. 

Khách hàng vui lòng liên hệ 1900 56 56 56 để được hỗ trợ chi tiết hơn từ chuyên gia.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.