Tin tức
Góc giải đáp thắc mắc: Tiêm HPV bao lâu thì được quan hệ?
- 01/10/2023 | 30 tuổi có nên tiêm HPV không? Có những loại vắc xin HPV nào?
- 01/10/2023 | Tiêm HPV ở đâu Hà Nội uy tín, đảm bảo chất lượng vắc xin?
- 08/10/2024 | Xét nghiệm HPV tự lấy mẫu - Phát hiện sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung một cách riêng tư và ch...
- 09/10/2024 | Những điều cần biết về virus HPV: Hiểu để bảo vệ sức khỏe trước loại virus này
- 24/10/2024 | Nhận biết dấu hiệu nhiễm HPV ở phụ nữ và biện pháp phòng ngừa hiệu quả
1. Tiêm HPV bao lâu thì được quan hệ?
Như chúng ta đã biết, tiêm vắc xin HPV là biện pháp phòng ngừa hiệu quả hàng đầu, giúp bảo vệ cơ thể khỏi mối đe dọa do loại virus nguy hiểm này gây ra. Bên cạnh những thông tin về ý nghĩa, đối tượng và thời điểm tiêm HPV, thắc mắc tiêm HPV bao lâu thì được quan hệ là mối quan tâm của nhiều người.
Trên thực tế, chưa có nghiên cứu hoặc công bố nào về việc kiêng quan hệ sau khi tiêm phòng HPV.
Tiêm HPV bao lâu thì được quan hệ là thắc mắc của nhiều người
Mặc khác, theo thông tin của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), vắc xin HPV có tính sinh miễn dịch cao. Nghiên cứu chỉ ra rằng, 98% số lượng người sau khi thực hiện tiêm phản ứng kháng thể với các tuýp virus HPV có trong vắc xin sau 1 tháng hoàn thành phác đồ tiêm.
Bởi vậy, các chuyên gia y tế đưa ra khuyến cáo nên kiêng quan hệ tình dục sau 1 tháng thực hiện tiêm HPV. Đây là khoảng thời gian cơ thể đang trong quá trình sản sinh kháng thể để chống lại virus HPV, khả năng bảo vệ của vắc xin chưa được phát huy tuyệt đối nên vẫn có nguy cơ lây nhiễm virus từ bạn tình.
2. Cần kiêng gì trước và sau khi tiêm HPV?
Trước khi tiêm HPV nên kiêng gì?
Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc gây ức chế miễn dịch nào trước khi thực hiện tiêm HPV có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Do đó, cần hạn chế hoặc lắng nghe tư vấn của bác sĩ về thời điểm tiêm phù hợp.
Không sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch trước khi tiêm HPV
Sử dụng chất kích thích
Việc hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, caffeine… trước khi tiêm HPV là cần thiết để đảm bảo sức khỏe tổng thể cũng như hiệu quả của vắc xin.
Sau khi tiêm HPV nên kiêng gì?
Mang thai
Mặc dù chưa có công bố về ảnh hưởng của vắc xin HPV đối với phụ nữ mang thai và thai nhi, nhưng để hạn chế những hệ lụy không đáng có bạn nên hoàn thành phác đồ tiêm trước khi có ý định mang thai. Trong trường hợp phát hiện có thai trong thời gian thực hiện phác đồ tiêm, thai phụ cần báo ngay cho cơ sở y tế để có hướng theo dõi và tư vấn phù hợp.
Quan hệ tình dục
Như đã đề cập ở trên, các cặp đôi nên kiêng quan hệ tình dục sau một tháng kể từ ngày thực hiện tiêm HPV để đảm bảo khả năng bảo vệ của vắc xin được phát huy tốt nhất. Đáng lưu ý rằng, vắc xin chỉ có tác dụng bảo vệ khỏi một số chủng virus nhất định. Do đó, sau khoảng thời gian này bạn cũng cần sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus.
Tự ý bôi, đắp lên vết tiêm
Các phản ứng như sưng, đỏ, đau nhức nhẹ tại vết tiêm là phản ứng thường gặp sau khi tiêm HPV nói riêng và các loại vắc xin khác nói chung. Do đó, tuyệt đối không tự ý bôi, đắp bất cứ thứ gì theo kinh nghiệm dân gian để tránh tình trạng nhiễm trùng vết tiêm.
3. Những thắc mắc khi tiêm HPV
Tiêm vắc xin HPV cần thiết đối với đối tượng nào?
Việc tiêm vắc xin HPV cần thiết đối với cả hai giới, bao gồm nam và nữ với mục đích bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như tăng cường hệ miễn dịch cộng đồng. Nên tiêm vắc xin càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước khi quan hệ tình dục lần đầu để phát huy tác dụng bảo vệ tốt nhất.
Tiêm vắc xin HPV là việc làm quan trọng đối với cả nam và nữ
Tiêm vắc xin HPV có tác dụng phụ gì không?
Tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm HPV tương tự như các loại vắc xin khác đó là đau nhức tại vị trí tiêm, mệt mỏi, sốt nhẹ. Đa phần các tình trạng này thường kéo dài trong thời gian ngắn và tự khỏi.
Khả năng sinh sản có bị ảnh hưởng bởi vắc xin HPV không?
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên toàn thế giới và kết quả đều cho thấy không có bằng chứng khoa học nào cho thấy vắc xin HPV gây ra bất kỳ vấn đề nào liên quan đến khả năng sinh sản ở cả nam và nữ. Vắc xin HPV chỉ tác động lên hệ miễn dịch để tạo ra kháng thể chống lại virus HPV, chứ không ảnh hưởng đến các cơ quan sinh sản. Ngược lại, vắc xin HPV còn giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản bằng cách giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục do HPV gây ra, bao gồm cả ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
Mức độ bảo vệ của vắc xin HPV?
Mặc dù vắc xin HPV là một công cụ phòng ngừa hiệu quả đối với nhiều loại virus HPV gây bệnh, nhưng nó không thể bảo vệ hoàn toàn khỏi tất cả các chủng HPV. Tuy nhiên, vắc xin HPV có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác do các chủng HPV phổ biến gây ra.
Tiêm vắc xin HPV ở đâu?
Bạn có thể tiêm vắc xin HPV tại các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám tư nhân hoặc trung tâm tiêm chủng uy tín, đảm bảo năng lực chuyên môn và chất lượng dịch vụ.
Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng MEDLATEC là đơn vị cung cấp dịch vụ tiêm chủng HPV nói riêng và đa dạng vắc xin phòng ngừa các bệnh lý khác nói chung, được người dân tin tưởng lựa chọn.
Đặc biệt, góp phần đồng hành cùng người dân trong công cuộc chống lại mối đe dọa của virus HPV, MEDLATEC triển khai ưu đãi giảm 10% xét nghiệm HPV tự lấy mẫu tại nhà, áp dụng trên toàn quốc từ nay đến hết 31/12/2024.
Chi phí dịch vụ xét nghiêm HPV tự lấy mẫu chỉ còn 630.000 VNĐ
Chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng, hãy liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn thực hiện tiêm chủng và xét nghiệm ngay hôm nay!
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!