Tin tức
Những điều cần biết về virus HPV: Hiểu để bảo vệ sức khỏe trước loại virus này
- 10/08/2024 | Xét nghiệm HPV tự lấy mẫu - giải pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung chủ động và riêng tư tại n...
- 10/09/2024 | Từ A đến Z thông tin xét nghiệm HPV Genotype PCR tầm soát sớm ung thư cổ tử cung tại MEDLATEC
- 08/10/2024 | MEDLATEC giảm 10% xét nghiệm HPV tự lấy mẫu: Trao món quà sức khỏe - gửi yêu thương đong đầy...
- 08/10/2024 | Xét nghiệm HPV tự lấy mẫu - Phát hiện sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung một cách riêng tư và ch...
1. Virus HPV là gì? Có bao nhiêu type?
Virus HPV (Human Papillomavirus - vi rút gây u nhú ở người) là một loại virus gây ảnh hưởng đến da và niêm mạc. HPV lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục và có thể gây ra các bệnh lý ở vùng sinh dục, hậu môn, và miệng. HPV được biết đến là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung, cùng với một số loại ung thư khác như ung thư âm đạo, hậu môn và vòm họng.
Virus HPV là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư cổ tử cung
2. Virus HPV gây nên bệnh gì?
- Virus HPV là nguyên nhân chính gây ra nhiều loại ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, HPV còn liên quan đến các loại ung thư khác như ung thư âm đạo, âm hộ, hậu môn, dương vật và ung thư vòm họng. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào type HPV mà người bệnh nhiễm phải, với hai nhóm chính:
- HPV nguy cơ cao: Các type HPV nhóm này, đặc biệt là 16, 18, và 12 type nguy cơ cao khác, có khả năng gây biến đổi tế bào niêm mạc cổ tử cung và các vùng khác. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các thay đổi này có thể tiến triển thành ung thư. Type 16 và 18, và 12 type nguy cơ cao khác, được xác định là nguyên nhân của hơn 95% trường hợp ung thư cổ tử cung.
Virus HPV là nguyên nhân của hơn 95% trường hợp ung thư cổ tử cung
- HPV nguy cơ thấp: Các type như 6 và 11 thường gây ra mụn cóc sinh dục và ít có khả năng tiến triển thành ung thư. Tuy không đe dọa tính mạng, nhưng các tình trạng này có thể gây ra sự khó chịu và lo lắng cho người bệnh.
- Điều nguy hiểm ở HPV là nhiều người nhiễm virus không có triệu chứng và không biết mình đã nhiễm. Điều này dẫn đến khả năng lây nhiễm rộng rãi và gia tăng nguy cơ phát triển ung thư nếu không được phát hiện sớm.
Ung thư dương vật (nam giới)
Đây là loại ung thư mà các tế bào khác thường tăng sinh, không kiểm soát được ở trên hoặc trong dương vật của nam giới, thường bắt đầu từ các tế bào da và có nguy cơ lan sang các cơ quan khác trong cơ thể.
HPV là nguyên nhân dẫn đến hơn 70% trường hợp ung thư dương vật và bệnh này có thể được chữa khỏi nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dẫn đến ung thư tiến triển và di căn.
Ung thư hậu môn
Ung thư vùng hầu họng (ở cả 2 giới)
U nhú bộ phận sinh dục (sùi mào gà)
3. Con đường lây nhiễm HPV
Đa số các trường hợp nhiễm HPV đều lây truyền từ đường tình dục và có thể nhiễm ngay từ những năm đầu tiên khi quan hệ tình dục, vì vậy nếu có nhiều bạn tình thì nguy cơ nhiễm HPV sẽ càng cao. Không những lây qua đường tình dục khi quan hệ trực tiếp, HPV còn có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau như:
- Con đường trực tiếp: qua da và niêm mạc của người bệnh trong đó đường tình dục là con đường lây chủ yếu. Dù là quan hệ tình dục đồng giới hay khác giới cũng đều có khả năng lây truyền trực tiếp HPV qua đường sinh dục, miệng và hậu môn.
- Từ da qua da, từ da sang niêm mạc hoặc từ niêm mạc sang niêm mạc thông qua dịch tiết của các tổn thương, nước bọt hoặc dùng chung khăn tắm, đồ dùng các nhân của người bệnh nhiễm HPV
- Ngoài ra, nếu mẹ nhiễm HPV cũng có thể lây truyền sang cho con trong quá trình chu sinh, dịch tiết nhiễm HPV của đường sinh dục từ mẹ thông qua niêm mạc mắt, miệng và đường hô hấp để xâm nhập vào cơ thể của trẻ đây cũng có thể là nguyên nhân của các bệnh lý tại đường hô hấp do HPV kéo dài như đa bướu gai hô hấp tái diễn…
4. Dấu hiệu khi nhiễm HPV là gì?
Hầu hết nhiễm HPV không có dấu hiệu hay triệu chứng và HPV cũng có thể tự đào thải 90% trong vòng 3 năm nếu tuân thủ các biện pháp dự phòng, số còn lại có thể tiến triển thành bệnh lý vì vậy các trường hợp phát hiện nhiễm nhiễm HPV chủ yếu là khi có dấu hiệu của các bệnh lý liên quan như sùi mào gà sinh dục , ung thư cổ tử cung, ung thư bộ phận sinh dục....
5. Vì sao cần phải làm xét nghiệm HPV, đối tượng và thời điểm xét nghiệm HPV
Tại sao các chuyên gia Y tế luôn khuyên các chị em phụ nữ cần thực hiện xét nghiệm HPV định kỳ? Trên thực tế, bệnh ung thư cổ tử cung là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ, có nguy cơ dẫn đến phải cắt bỏ cổ tử cung (khi bệnh tiến triển mạnh và để lâu không điều trị) nhằm bảo toàn sức khỏe, tính mạng cho người bệnh. Ngoài ra, bệnh còn có thể di căn lên gan, xương,.. gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Chủ Động Bảo Vệ Sức Khỏe: Xét Nghiệm HPV Tự Lấy Mẫu Tại Nhà Cùng MEDLATEC
Hãy luôn chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân, khỏe để đẹp hơn mỗi ngày. Nhằm ngăn ngừa mối đe dọa của ung thư cổ tử cung và các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm do nguyên nhân tiềm tàng từ virus HPV.
Bên cạnh dịch vụ xét nghiệm HPV tại cơ sở Bệnh viện/ Phòng khám, MEDLATEC triển khai dịch vụ xét nghiệm HPV tự lấy mẫu tại nhà chính xác - nhanh chóng - thuận
tiện. Chị em phụ nữ hãy chủ động thực hiện xét nghiệm HPV ngay hôm nay bằng cách liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 của
MEDLATEC. Mọi thắc mắc liên quan đến quy trình dịch vụ xét nghiệm HPV của quý khách sẽ được tư vấn giải đáp bởi Tổng đài viên 24/7.
Vì vậy, bất cứ ai cũng đều có nguy cơ mắc bệnh và việc xét nghiệm HPV nhằm giúp con người phát hiện ra mầm bệnh đang ủ trong cơ thể. Từ đó, các chuyên gia Y tế sẽ có thể giúp bạn kiểm soát và điều trị nhằm tránh tiến triển thành bệnh ung thư cổ tử cung trong tương lai.
Thăm khám phụ khoa định kỳ là biện pháp tốt nhất để tầm soát nguy cơ ung thư cổ tử cung do nhiễm HPV
6. Các phương pháp chẩn đoán HPV sớm và chính xác,ưu và nhược
điểm của từng phương pháp
6.1 HPV genotype Real-time PCR (HPV genotype 6 và 11): Phát hiện các type HPV gây sùi mào gà, mụn cóc sinh dục).
- Mẫu bệnh phẩm: Dịch phết sinh dục, mảnh sùi sinh dục, thin, cell hoặc những vùng tổn thương nghi ngờ do HPV
- Bảo quản ở 2-8 độ C trong vòng 48h, bảo quản lâu hơn ở – 20 độ C hoặc ≤ –70 độ C
- Thời gian trả kết quả tại MEDLATEC như sau:
+ Nhận mẫu trước 9h sáng, trả kết quả trước 16h cùng ngày;
+ Nhận mẫu sau 9h sáng trả kết quả trước 16h ngày hôm sau.
6.2. HPV Genotype PCR hệ thống tự động: (HPV genotype 16, 18 và 12 type nguy cơ cao khác) giúp phát hiện nguy cơ cao ung thư cổ tử cung.
- Mẫu bệnh phẩm: Tế bào cổ tử cung lấy theo phương pháp dùng bàn chải và bảo quản bằng lọ bảo quản chuyên dụng: Roche cell Collection Medium hoặc PreservCyt Solution , Thinprep và ống Cellprep.
+ Que tăm bông phết dịch như dịch niệu đạo, dịch hậu môn, dịch vết sùi loét và dịch vòm họng,... của nam giới
+ Mẫu bệnh phẩm u nhú, mô sùi, mảnh sinh thiết đường sinh dục của nam hoặc nữ giới.
- Mẫu sau khi thu thập có thể được bảo quản ở 2-30°C trong vòng 3 tháng đối với các dung dịch bảo quản PreservCyt Solution, Roche Cell Collection Medium và 5 ngày đối với các loại mẫu còn lại.
- Thời gian trả kết quả: Nhận mẫu trước 9h sáng trả kết quả vào 15h hàng ngày.
6.3. HPV Genotype PCR hệ thống tự động (HPV genotype 16, 18 và 12 type nguy cơ cao khác) tự lấy mẫu
- Mẫu bệnh phẩm: Dịch cổ tử cung thu bằng que tự lấy mẫu Copan.
- Cách bảo quản mẫu: Mẫu sau khi thu thập có thể được bảo quản ở 2-30 độ C trong 5 ngày.
+ Mẫu sau khi thu thập bảo quản trong dung dịch môi trường PreservCyt® và cobas® PCR Cell Collection Media bảo quản ở 2-30 độ C trong 3 tháng.
- Thời gian trả kết quả: Nhận mẫu 9h sáng, trả kết quả 15 giờ cùng ngày.
6.4. Độ nhạy và độ đặc hiệu của từng loại xét nghiệm như thế nào?
- Độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp cobas® HPV và cobas® 4800 HPV:
+ Tỷ lệ đồng thuận dương tính 98.0% với độ tin cậy 95% 94.9% - 99.2%;
+ Tỷ lệ đồng thuận âm tính 98.3% với độ tin cậy 95% 97.7% - 98.8%;
+ Tỷ lệ đồng thuận tổng thể 98.3% với độ tin cậy 95% 97.7% - 98.8%.
- Độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp tự lấy so sánh với nhân viên y tế lấy được thể hiện qua các thông số:
+ Tỷ lệ phần trăm đồng thuận dương tính 86.4% với độ tin cậy 95% 80.8% - 90.5%.
+ Tỷ lệ phần trăm đồng thuận âm tính 91.7% với độ tin cậy 88.9% - 93.7%.
+ Tỷ lệ phần trăm đồng thuận tổng thể 90.2% với độ tin cậy 87.8% - 92.2%.
7. Hướng dẫn quy trình lấy mẫu, vận chuyển và bảo quản mẫu
7.1. Với trường hợp khách hàng tự lấy mẫu
Khách hàng liên hệ với Hệ thống Y tế MEDLATEC qua số Tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn cung cấp bộ dụng cụ lấy mẫu kèm tờ hướng dẫn chi tiết trong bộ dụng cụ.
* Lưu ý trước khi thực hiện lấy mẫu: Không chạm vào về mặt tăm bông của que tự lấy mẫu. Chỉ mở que ngay trước khi sử dụng.
7.2. Với trường hợp khách hàng lấy mẫu tại cơ sở y tế
*Lưu ý các trường hợp cần đến Phòng khám lấy mẫu:
+ Chảy máu âm đạo
+ Viêm nhiễm âm đạo
+ Mang thai và sau sinh 3 tháng
+ Đã quan hệ tình dục, đặt thuốc, sử dụng chất bôi trơn 3 ngày trước
+ Đang có bệnh lý nghi ngờ ung thư.
8. Tiêu chuẩn lấy mẫu HPV đạt là như thế nào?
- Thông tin chung khách hàng: Thông tin hành chính (tên, tuổi, giới, địa chỉ, số điện thoại)
- Mẫu đảm bảo không tràn đổ.
- Mẫu bệnh phẩm dịch âm đạo thu bằng que tự lấy mẫu Copan.
- Mẫu sau khi thu thập có thể được bảo quản ở 2-30 độ C trong 5 ngày.
- Mẫu sau khi thu thập bảo quản trong dung dịch môi trường PreservCyt® và cobas® PCR Cell Collection Media bảo quản ở 2-30°C trong 3 tháng.
9. Sau khi có kết quả thì khách hàng cần làm gì?
*Với trường hợp âm tính thì khách hàng nên làm gì?
Nếu xét nghiệm âm tính có nghĩa là không phát hiện virus HPV trong mẫu bệnh phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn chưa nhiễm virus HPV. Tuy nhiên, cũng có trường hợp kết quả âm tính cũng có thể do tải lượng virus chưa đạt đến ngưỡng gây bệnh, dẫn đến kết quả sai lệch (âm tính giả).
Do đó, kết quả âm tính không hoàn toàn loại trừ khả năng nhiễm HPV. Bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho bạn về cách phòng tránh, bảo vệ sức khỏe trước sự tấn công của virus và có thể xét nghiệm lại nếu cần thiết.
*Với trường hợp dương tính thì khách hàng nên làm gì?
Như trên đã phân tích, virus HPV có nhiều loại, trong đó một số loại nguy cơ cao (như HPV 16 và 18) có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung trong tương lai.
Tuy nhiên, nhiễm HPV nguy cơ cao không đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị ung thư. Kết quả dương tính chỉ là 1 cơ sở để bác sĩ theo dõi sức khỏe và đưa ra phương án phù hợp.
Để xác định chính xác tình trạng sức khỏe, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm bổ sung như:
- Sinh thiết cổ tử cung: Kiểm tra các tế bào bất thường.
- Sinh thiết kết hợp nội soi: Quan sát tổn thương tại cổ tử cung.
- Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung: Đánh giá tế bào cổ tử cung.
Nếu bị nhiễm HPV, việc điều trị và phòng ngừa cần tập trung vào quản lý các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng, vì hiện tại chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm HPV. Hệ miễn dịch của nhiều người có khả năng tự loại bỏ virus HPV mà không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và các biến chứng, dưới đây là các biện pháp quan trọng:
Điều trị triệu chứng và biến chứng do HPV
- Mụn cóc sinh dục: Nếu bạn bị mụn cóc sinh dục do HPV gây ra, có thể sử dụng các phương pháp điều trị như:
+ Thuốc bôi ngoài da do bác sĩ kê đơn.
+ Đốt điện, áp lạnh bằng nitơ lỏng hoặc phương pháp laser để loại bỏ mụn cóc.
+ Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể phẫu thuật để cắt bỏ mụn cóc.
- Các tổn thương tiền ung thư: Nếu xét nghiệm phát hiện các tổn thương tiền ung thư ở cổ tử cung hoặc các vùng khác, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp như: Đốt điện, liệu pháp laser, hoặc phẫu thuật cắt bỏ mô bất thường để ngăn chúng phát triển thành ung thư.
11. Các loại vắc xin phòng HPV
Hiện nay tại Việt Nam có 2 loại vắc xin phòng HPV
- Vắc-xin Gardasil là vắc-xin có tác dụng phòng 4 type virus HPV là trong đó có 2 type nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung là 16, 18 và 2 type nguy cơ thấp gây bệnh lý mụn cóc sinh dục là 6,11. Vắc-xin được sản xuất bởi công ty Merck Sharp & Dohme (MSD)- Mỹ. Vắc xin này có tác dụng phòng ngừa:
- Ung thư cổ tử cung và âm hộ, âm đạo gây ra bởi HPV type 16 và 18.
- Mụn cóc sinh dục gây ra bởi HPV type 6 và 11.
- Các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản gây ra bởi các type 16,18 sau đây:
- Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung (CIN) độ 2/3 và ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung tại chỗ (AIS)
- Tân sinh biểu mô cổ tử cung (CIN) độ 1.
- Tân sinh trong biểu mô âm hộ (VIN) độ 2 và 3.
- Tân sinh trong biểu mô âm đạo (VaIN) độ 2 và 3.
- Tân sinh trong biểu mô âm hộ (VIN) và tân sinh trong biểu mô âm đạo (VaIN) độ 1.
- Vắc xin Gardasil 9 cũng được sản xuất bởi công ty Merck Sharp & Dohme (MSD)- Mỹ. Vắc xin có tác dụng sinh miễn dịch để phòng 9 type HPV bao gồm: 6,11,16,18 31, 33, 45, 52 và 58. Như vậy ngoài 4 type có trong vắc xin Gardasil thì vắc xin Gardasil 9 bổ sung thêm 5 type đó là 31, 33, 45, 52 và 58. Đây cũng là các type được xếp vào nhóm HPV nguy cơ cao gây ung thư. Vắc xin có tác dụng phòng ngừa:
- Ung thư cổ tử cung và âm hộ, âm đạo và hậu môn gây ra bởi HPV type 16,18,31,33,45,52,58.
- Mụn cóc sinh dục gây ra bởi HPV type 6 và 11
- Các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản gây ra bởi các týp 16,18, 31, 33, 45, 52, 58 sau đây:
- Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung (CIN) độ 2/3 và ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung tại chỗ (AIS).
- Tân sinh biểu mô cổ tử cung (CIN) độ 1.
- Tân sinh trong biểu mô âm hộ (VIN) độ 2 và 3.
- Tân sinh trong biểu mô âm đạo (VaIN) độ 2 và 3.
- Tân sinh trong biểu mô âm hộ (VIN) và tân sinh trong biểu mô âm đạo (VaIN) độ 1.
- Tân sinh trong biểu mô hậu môn (AIN) độ 1, 2 và 3.
12. Những đối tượng nên tiêm phòng vắc xin HPV
- Vắc xin Gardasil: trẻ em gái và phụ nữ lứa tuổi 9-26 tuổi kể cả khi đã quan hệ tình dục.
- Vắc xin Gardasil 9: đối tượng tiêm và độ tuổi tiêm đã mở rộng hơn đó là người từ 9-45 tuổi bao gồm cả nam và nữ, kể cả khi đã quan hệ tình dục. Như vậy vắc xin này tiêm được cả cho nam và cho cả người trên 26 tuổi, đã quan hệ tình dục.
Lứa tuổi lý tưởng nhất để tiêm vắc-xin phòng HPV là từ 9-14 tuổi, khi cơ thể chưa nhiễm virus HPV, có nghĩa là khi chưa có hoạt động tình dục (bao gồm cả tiếp xúc da). Vì vậy, các bậc cha mẹ nên đưa con em mình đi tiêm vắc xin càng sớm càng tốt trong độ tuổi này.
13. Lịch tiêm chủng vắc xin HPV
Trường hợp không thể tuân thủ theo lịch tiêm trên có thể điều chỉnh lịch tiêm sang lịch tiêm nhanh: mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng và mũi 3 cần cách mũi 2 tối thiểu 3 tháng.
Đối với vắc xin Gardasil 9 lịch tiêm như sau:
Người từ 9-15 tuổi có 2 phác đồ tiêm:
- Phác đồ 1: tiêm 2 mũi cách nhau 6 -12 tháng.
Trường hợp tiêm mũi 2 cách mũi 1 dưới 5 tháng, cần tiêm bổ sung mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.
- Phác đồ 3 mũi:
- 2 mũi đầu tiên cách nhau 2 tháng.
- Mũi 3: Cách 4 tháng sau mũi tiêm thứ 2.
Người từ 15-45 tuổi thì lịch tiêm bao gồm 3 mũi:
- Mũi 1: Thời điểm bắt đầu tiêm.
- Mũi 2: Cách 2 tháng sau mũi tiêm đầu tiên.
- Mũi 3: Cách 4 tháng sau mũi tiêm thứ 2.
Trường hợp không thể tuân thủ theo lịch tiêm trên có thể điều chỉnh lịch tiêm sang lịch tiêm nhanh: mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng và mũi 3 cần cách mũi 2 tối thiểu 3 tháng.
Chống chỉ định tiêm vắc-xin trong trường hợp:
- Dị ứng với bất kì thành phần nào của vắc-xin.
- Phản ứng quá mẫn với lần tiêm vắc xin trước đó.
Chủ Động Bảo Vệ Sức Khỏe: Xét Nghiệm HPV Tự Lấy Mẫu Tại Nhà Cùng MEDLATEC
Hãy luôn chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân, khỏe để đẹp hơn mỗi ngày. Nhằm ngăn ngừa mối đe dọa của ung thư cổ tử cung và các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm do nguyên nhân tiềm tàng từ virus HPV.
Bên cạnh dịch vụ xét nghiệm HPV tại cơ sở Bệnh viện/ Phòng khám, MEDLATEC triển khai dịch vụ xét nghiệm HPV tự lấy mẫu tại nhà chính xác - nhanh chóng - thuận
tiện. Chị em phụ nữ hãy chủ động thực hiện xét nghiệm HPV ngay hôm nay bằng cách liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 của
MEDLATEC. Mọi thắc mắc liên quan đến quy trình dịch vụ xét nghiệm HPV của quý khách sẽ được tư vấn giải đáp bởi Tổng đài viên 24/7.
14. Một số thắc mắc thường gặp khi tiêm vắc xin HPV
Phụ nữ đã lập gia đình rồi có tiêm được vắc xin không? Vắc xin còn có hiệu quả không?
Kể cả khi đã lập gia đình nếu vẫn đang ở trong độ tuổi chỉ định tiêm chủng thì hoàn toàn có thể tiêm vắc xin, vắc xin vẫn có hiệu quả sinh miễn dịch để bảo vệ cơ thể.
Phụ nữ đã quan hệ tình dục rồi hoặc đã sinh con rồi có tiêm được vắc xin phòng HPV không?
Có. Kể cả khi đã sinh một hoặc nhiều con nếu vẫn đang trong độ tuổi chỉ định tiêm chủng hoàn toàn có thể tiêm phòng vắc xin HPV, hiện nay vắc xin Gardasil 9 có thể chỉ định đến 45 tuổi.
Nên tiêm vắc xin phòng HPV vào độ tuổi nào?
Tốt nhất nên tiêm phòng vắc xin khi chưa quan hệ tình dục vì khi đã quan hệ tình dục có thể có nguy cơ nhiễm HPV từ bạn tình và lúc này hiệu quả vắc xin sẽ giảm đi do cơ thể sẽ không có miễn dịch từ vắc xin đối với các type huyết thanh HPV đã nhiễm trước đó. Tuy nhiên như đã nói ở trên, dù đã quan hệ tình dục thì việc tiêm phòng vắc xin sẽ giúp hạn chế nguy cơ tái nhiễm và cũng giúp cơ thể có đáp ứng miễn dịch đối với các type huyết thanh có trong vắc xin mà cơ thể chưa bị nhiễm (chưa có miễn dịch) trước đó.
Tiêm phòng HPV là biện pháp phòng ngừa HPV hữu hiệu nhất
Theo các nghiên cứu về khả năng sinh miễn dịch của vắc xin thì độ tuổi tốt nhất nên tiêm phòng đó là lứa tuổi vị thành niên.
Có nên tiêm vắc xin phòng HPV cho nam giới không?
Vắc xin Gardasil 9 có thể chỉ định cho cả nam giới từ 9-45 tuổi kể cả khi đã quan hệ tình dục và như đã trình bày ở trên thì gánh nặng bệnh do HPV ở nam giới cũng rất lớn và nguy cơ nhiễm HPV ở nam giới cũng rất cao. Vì vậy nam giới cũng rất cần tiêm vắc xin phòng HPV. Tiêm phòng HPV không những bảo vệ sức khỏe cho bản thân mà còn bảo vệ sức khỏe cho gia đình và mang lại lợi ích cho toàn xã hội do góp phần phòng chống cũng như tạo ra miễn dịch cộng đồng.
Sau khi tiêm vắc xin phòng HPV có thể gặp phản ứng bất lợi gì không?
Có thể có. Sau tiêm bất kỳ loại vắc xin nào cũng có thể xảy ra phản ứng bất lợi sau tiêm chủng. Tại chỗ tiêm có thể đau, toàn thân có thể sốt nhẹ, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi đây hoàn toàn là phản ứng thông thường - phản ứng nhẹ sau tiêm và có thể theo dõi xử trí tại nhà. Tuy nhiên 1 số rất hiếm các trường hợp có thể xảy ra phản ứng nặng sau tiêm chủng vì vậy cần thông báo với bác sỹ khám sàng lọc về tiền sử dị ứng, tiền sử các phản ứng bất lợi của các lần tiêm vắc xin (kể cả các vắc xin khác trước đó) để quyết định lựa chọn và có phương án theo dõi phù hợp.
Tiêm vắc xin phòng HPV có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không? có ảnh hưởng tới khả năng có thai không?
Công bố của nhà sản xuất sau khi đã thực hiện rất nhiều các nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng thì vắc xin phòng HPV không làm ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt (ở phụ nữ) và không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản ở cả nam và nữ.
Đã bị nhiễm HPV rồi thì có tiêm vắc xin được không?
HPV có rất nhiều type khác nhau, nếu đã nhiễm một hoặc nhiều type HPV thì vẫn có khả năng nhiễm các chủng HPV khác tương lai. Vắc xin phòng HPV vẫn có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ nhiễm các type HPV chưa mắc, nhất là các type nguy cơ cao dẫn đến ung thư.
Ngoài ra, khi đã mắc HPV thì vẫn có khả năng tái nhiễm trong tương lai do không thể dự phòng tái nhiễm của hệ miễn dịch sau khi loại trừ virus HPV lần đầu. Vì vậy tiêm phòng vắc xin trong trường hợp này là cần thiết để dự phòng nguy cơ tái nhiễm và có miễn dịch đối với các type huyết thanh chưa nhiễm.
Trước đó đã tiêm vắc xin phòng HPV 4 type hoặc 2 type rồi giờ còn cần tiêm vắc xin phòng HPV 9 type không?
Hiện tại không có hướng dẫn chuyển đổi phác đồ tiêm giữa các loại vắc xin phòng HPV, ngoài ra các type huyết thanh HPV trong các vắc xin là khác nhau do đó kể cả khi đã tiêm đủ các loại vắc xin phòng HPV trước đây nhưng nếu tiêm vắc xin phòng HPV 9 type thì vẫn phải tiêm đầy đủ các mũi vắc xin theo phác đồ.
Hiện tại, vắc-xin không phòng được tất cả các type HPV gây bệnh vì vậy ngoài việc tiêm phòng, cần tuân thủ các biện pháp phòng bệnh khác: quan hệ tình dục an toàn, chung thủy; tránh quan hệ tình dục quá sớm, đảm bảo vệ sinh cơ quan sinh dục; không lạm dụng các thuốc tránh thai; dinh dưỡng và vận động hợp lý, xét nghiệm sàng lọc định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Như vậy, thông tin về virus HPV đã được cung cấp chi tiết. Việc chủ động thực hiện tầm soát và phòng ngừa virus HPV là biện pháp hữu hiệu giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Quý khách có nhu cầu thực hiện xét nghiệm virus HPV hoặc tiêm phòng HPV tại MEDLATEC có thể liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!