Tin tức
"Góc hướng dẫn" Bệnh sốt xuất huyết nên phòng tránh như thế nào?
- 05/09/2020 | Sốt xuất huyết - căn bệnh nghiêm trọng bạn không nên coi thường
- 04/08/2020 | Liệu sốt xuất huyết có bị lại không khi đã từng mắc rồi?
- 15/08/2020 | Để sốt xuất huyết ở trẻ không nguy hiểm, cha mẹ nhất định phải biết
1. Những điều bạn nên biết về bệnh sốt xuất huyết
Có lẽ chúng ta không còn cảm thấy xa lạ với căn bệnh sốt xuất huyết, bởi vì đây là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp trong mùa mưa. Trong đó, nguyên nhân chính gây bệnh đó là Dengue - một loại siêu vi trùng có khả năng lây lan cực kỳ nhanh chóng.
Rất nhiều người chưa biết cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
Vậy siêu vi trùng có thể tấn công cơ thể chúng ta bằng những cách nào? Hầu hết mọi người nhiễm bệnh đều qua trung gian thứ 3, đó là muỗi vằn. Muỗi vằn đốt từ người bị nhiễm sốt xuất huyết sang người lành. Cũng có thể, loài muỗi này hút máu của bệnh nhân rồi truyền lại cho người có sức khỏe bình thường.
Sốt xuất huyết có thể gặp phải ở tất cả mọi người, bất cứ lứa tuổi, giới tính nào đi chăng nữa. Đặc biệt, trẻ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cực kỳ cao bởi vì các bé còn chưa biết cách bảo vệ chính mình.
Nhìn chung, chúng ta không thể chủ quan nếu không may lây nhiễm bệnh, rất nhiều bệnh nhân chủ quan dẫn đến sức khỏe suy giảm, tính mạng bị đe dọa. Cho nên, ngay từ khi có biểu hiện sốt, bạn hãy đi tới các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị tích cực.
Sốt xuất huyết có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào.
2. Sốt xuất huyết có những dấu hiệu đặc trưng gì?
Mỗi bệnh lý đều mang những triệu chứng đặc trưng, bệnh nhân dựa vào đó để xác định tình trạng và nhanh chóng đi kiểm tra sức khỏe. Sốt xuất huyết khiến người bệnh gặp phải những dấu hiệu như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các triệu chứng biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau. Thông thường, bệnh nhân bắt đầu cảm thấy các dấu hiệu lạ sau khoảng 3 - 4 ngày bị muỗi đốt.
2.1. Giai đoạn đầu
Nếu tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng, bạn có thể gặp phải một vài triệu chứng đặc trưng, ví dự như sốt cao lên đến 39 - 40 độ C. Trong khoảng thời gian này, cơ thể chúng ta luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải và thường xuyên đau nhức cơ hoặc xương khớp. Chính vì thế, họ không thể tập trung làm việc hay sinh hoạt bình thường.
Thông thường người bệnh có biểu hiện sốt cao trong 2 - 5 ngày.
Sốt xuất huyết còn khiến người bệnh hay có cảm giác buồn nôn, thậm chí là nôn mửa, kèm theo đó là tình trạng đau đầu, các tuyến sưng lên. Kết thúc giai đoạn sốt, bệnh nhân bước vào khoảng thời gian bị xuất huyết dưới da, tình trạng này hay còn được gọi là phát ban.
Sau khoảng 1 - 2 tuần theo dõi và điều trị, bệnh bắt đầu có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân dần hồi phục, các triệu chứng tự biến mất.
2.2. Giai đoạn nguy hiểm
Nếu không may mắc bệnh với mức độ nặng, chúng ta tuyệt đối không coi thường, chủ quan. Bởi vì các triệu chứng xuất hiện dồn dập và nghiêm trọng hơn hẳn những bệnh nhân với giai đoạn sốt.
Một số biểu hiện người bệnh sẽ phải đối mặt đó là: nôn mửa liên tục, không ngừng; đi tiểu tiện, đại tiện ra máu. Cùng với đó, cơ thể của họ thực sự rơi vào trạng thái mệt mỏi, thậm chí người bệnh có thể cảm thấy khó thở hoặc thở dốc kèm theo những cơn đau bụng dữ dội,…
Nếu mắc bệnh nặng, bạn có thể bị khó thở và nôn mửa liên tục.
Thay vì bị xuất huyết dưới da, bệnh nhân có thể gặp phải hiện tượng xuất huyết nội tạng, cơ thể dần trở nên tím tái.
Sốt xuất huyết lúc này trở thành bệnh truyền nhiễm cực kỳ nghiêm trọng, chỉ số huyết áp của người bệnh có xu hướng giảm nhanh chóng và đột ngột. Nếu không được theo dõi và xử lý kịp thời, tính mạng của bạn có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào.
3. Chăm sóc và điều trị cho người bệnh sốt xuất huyết
Thực sự chúng ta không thể coi thường bệnh lý trên, với bản thân bệnh nhân, nếu không điều trị sớm tình trạng sẽ diễn biến phức tạp và nghiêm trọng hơn. Không những vậy, bệnh còn có nguy cơ bùng phát và trở thành dịch khó kiểm soát.
Các bác sĩ đánh giá bệnh lý này khá nguy hiểm và rất dễ gây biến chứng, trước khi điều trị, bệnh nhân cần được xác định mức độ nghiêm trọng. Tùy từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp và đem lại hiệu quả.
Trong thời gian bị sốt, bệnh nhân nên bù nước cho cơ thể.
Trong thời gian bị sốt, bệnh nhân sẽ được tự theo dõi và điều trị tại nhà. Sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc đặc trị cho nên bạn cần tập trung bù nước cho cơ thể, kiểm soát tình trạng bệnh và tránh các diễn biến xấu.
Nếu như tình trạng xuất huyết dưới dạng hoặc xuất huyết nội tạng diễn biến phức tạp, bệnh nhân cần được đưa tới các cơ sở y tế uy tín để theo dõi và điều trị kịp thời. Đặc biệt, những người có triệu chứng khó thở, sốt li bì cần nhanh chóng đi cấp cứu và chữa trị, nếu không tính mạng của họ sẽ bị đe dọa.
Đối với tình trạng bệnh nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ theo dõi các chỉ số huyết áp thường xuyên.
4. Hạn chế sự lây lan của bệnh như thế nào?
Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân chính gây bệnh đó là các loại muỗi vằn hút máu người. Để xử lý tận gốc, bạn nên chủ động loại bỏ môi trường sinh sôi và phát triển của muỗi truyền bệnh.
Sốt xuất huyết chỉ được phòng ngừa khi chúng ta làm sạch môi trường xung quanh, phát quang bụi rậm và không để nước tù đọng. Ngoài ra, bạn có thể tìm khảo và phun thuốc diệt muỗi để hạn chế sự phát triển của chúng.
Bên cạnh đó, khi đi ngủ chúng ta hãy tạo thói quen mắc màn, mặc quần áo dài khi đi tới nơi có nhiều bụi rậm, ao nước,… Có như vậy, bạn mới ngăn ngừa sự tấn công của muỗi vằn - trung gian gây bệnh.
Mong rằng thông qua bài viết này các bạn đã nắm được một số biện pháp đơn giản để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết. Việc hạn chế sự sinh sôi của muỗi sẽ phần nào giảm thiểu số lượng bệnh nhân nhiễm bệnh. Sốt xuất huyết thực sự rất nguy hiểm và chúng ta không thể chủ quan, coi thường.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!