Tin tức
Góc tư vấn: Cách trị bong gân hiệu quả và khi nào thì cần tới bệnh viện?
- 04/03/2021 | Tìm hiểu triệu chứng điển hình của các mức độ bong gân cổ tay
- 04/03/2021 | Bị bong gân phải làm sao và bong gân cổ tay bao lâu thì khỏi?
- 04/03/2021 | Bác sĩ hướng dẫn cách xử lý đúng khi bị bong gân chân
1. Bong gân là gì?
Bong gân được hiểu là tình trạng các sợi dây chằng bao bọc phần khớp bị tổn thương như bị kéo quá căng thậm chí bị nứt và rách ra. Tình trạng này xuất hiện khi có các chấn thương tác động đến phần cơ thể dễ bị kéo căng trong khoảng thời gian dài (chủ yếu là phần cổ chân và cổ tay). Tình trạng bong gân bắt nguồn từ các hoạt động va chạm mạnh như vấp ngã, chấn thương do chơi thể thao, va chạm xe cộ,...
Các cách trị bong gân cũng sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ cũng như đối tượng mắc phải. Nguyên nhân chính dẫn tới bong gân là do các va chạm gây ra chấn thương, chính vì vậy, một số đối tượng dễ có nguy cơ bị bong gân sẽ đến từ:
-
Những vận động viên từ các loại hình thể thao mang tính đối kháng cao như bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá,...
-
Những người cao tuổi đi lại khó khăn công với việc các hệ cơ quan trong cơ thể không còn hoạt động được tốt nữa sẽ có nguy cơ bị chấn thương do va chạm nhẹ dẫn tới bong gân.
-
Phụ nữ thường xuyên phải đi giày cao gót cũng sẽ dễ gặp phải tình trạng bệnh này.
Những phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót dễ có nguy cơ bị bong gân
-
Những người thừa cân dễ bị bong gân hơn bình thường do sự thăng bằng kém (đặc biệt là tình trạng bong gân cổ chân).
-
Những người có tiền sử bị chấn thương dây chằng cũng sẽ là nhóm đối tượng bị bong gân cao hơn.
2. Cách trị bong gân tại nhà hiệu quả?
Tình trạng bong gân có tỉ lệ xuất hiện rất cao (có thể bị lặp lại nhiều lần) thế nhưng hầu hết các trường hợp người bệnh bị mắc phải đều khá thờ ơ và coi thường mức nghiêm trọng mà bệnh có thể gây ra. Trong một số nghiên cứu y khoa cho thấy rằng hiện tượng người bệnh có tiền sử bong gân mà không được chữa trị có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch và xương khớp rất cao.
Cụ thể, bong gân có thể gây ra tình trạng viêm cơ xương khớp: Nếu người bệnh bị bong gân nhưng không có cách chữa trị đúng thì sẽ khiến các lớp cơ bao quanh xương khớp bị tổn thương ngày càng nặng, các cơn đau nhức sẽ kéo dài hơn, dần dần tình trạng bệnh sẽ trở thành viêm nhiễm mạn tính. Một vài trường hợp người bệnh bị bong gân nặng nhưng không được điều trị còn có thể bị lỏng khớp, hư xương, sụn khớp bị mài mòn hay gai xương phát triển.
Các trường hợp bị bong gân có thể chữa trị tại nhà nếu tình trạng bệnh không quá nặng và phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe. Một số cách trị bong gân tại nhà bạn có thể tham khảo như:
-
Việc đầu tiên mà người bệnh bị bong gân cần chú ý đó chính là phải dừng mọi hoạt động có thể gây tổn thương nặng hơn và nghỉ ngơi ngay, tuyệt đối tránh các hình thức vận động tại vùng bị thương vì nguy cơ phần khớp tại đó sẽ bị tổn thương nặng hơn.
-
Khi vừa phát hiện bị bong gân thì người bệnh cũng nên sử dụng nước đá để chườm lạnh lên vùng bị thương để giảm đau, giảm sưng phù và hạn chế việc mạch máu bị giãn, cầm máu,...
-
Băng vết thương đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm trong y học, tuy nhiên, chúng ta có thể tự băng tại nhà với các vị trí dễ thực hiện như cổ chân, cổ tay. Cố định vết thương do bong gân yêu cầu phải băng rộng sang các vùng lân cận để cố định phần thương tổn dễ dàng hơn (ví dụ bị bong gân ở cổ tay thì nên băng rộng lên cả cánh tay và phải băng chồng lên 2, 3 lớp).
Có thể dùng nước đá để chườm lạnh khi bị bong gân
Có thể tự làm hoặc nhờ người thân giúp băng bó phần vết thương nhưng tuyệt đối hạn chế các cử động trực tiếp đến vùng bị bong gân. Bên cạnh đó, người bệnh không nên tùy tiện xoa bóp vùng khớp bị bong vì bệnh không thể thuyên giảm mà thậm chí còn khiến các mạng mạch bị giãn ra dẫn tới sưng phù vùng bị thương.
Những mẹo dân gian không được các chuyên gia khuyến cáo bởi khả năng chấn thương nặng hơn là rất có thể. Ngoài ra, trong những trường hợp bong gân nặng thì việc tìm tới sự trợ giúp từ các y bác sỹ là rất cần thiết, hiệu quả mang lại sẽ cao hơn, nhanh hơn và đặc biệt tránh được những rủi ro mà biến chứng bệnh có thể gây ra.
3. Khi nào cần đưa người bệnh đến bệnh viện để chữa trị?
Nếu người bệnh bị bong gân nhẹ và có kiến thức để băng bó tại nhà thì bệnh có thể được chữa trị khỏi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bị các chấn thương nặng và mong muốn rút ngắn thời gian chữa trị thì bạn hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tốt nhất. Phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của bong gân và tình hình sức khỏe của người bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra các cách trị bong gân hiệu quả nhất.
-
Hầu hết các trường hợp người bệnh bị bong gân nhẹ thì người bệnh chỉ cần được băng bó vết thương, sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ giảm đau và giảm viêm, sau đó chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ mau chóng hồi phục.
-
Trường hợp người bệnh bị bong gân nặng nhưng lại không được sơ cứu đúng cách khiến cho vùng bong gân bị sưng phù to, đau nhức lan sang cả những vùng lân cận, thậm chí đau nhức cả người,... Các bác sĩ sẽ khám bệnh và xác định mức độ nghiêm trọng để đưa ra phương pháp điều trị hợp lý nhất. Có rất nhiều trường hợp người bệnh được các bác sĩ chỉ định phải tiến hành phẫu thuật để tránh các biến chứng nặng do bong gân gây ra. Các phương pháp phẫu thuật có thể được thực hiện như: Áp khít dây chằng đã bị đứt, phẫu thuật nội soi để lấy đi những phần bong sụn khớp, thực hiện khâu phục hồi dây chằng, tạo hình dây chằng,...
Người bị bong gân nặng có thể được chỉ định phải phẫu thuật để điều trị bệnh
Quý bạn đọc nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề bệnh này hoặc có nhu cầu khám chữa bệnh hãy liên hệ ngay tới bệnh viện MEDLATEC. Số điện thoại liên hệ của viện là 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!