Tin tức
Góc tư vấn: có nên chụp X - quang cho bé hay không?
- 18/03/2020 | Chụp X - quang khi không biết mang thai nguy hiểm như thế nào?
- 18/03/2020 | Kết quả chụp X - quang Hirtz như thế nào là bị viêm xoang?
- 18/03/2020 | Các phương pháp chụp X - quang thận phổ biến nhất hiện nay
1. Cần chụp X-quang cho bé khi nào?
Tương tự như sóng vô tuyến hoặc ánh sáng, tia X cũng là một dạng năng lượng bức xạ nhưng có mức năng lượng cao hơn. Điều này cho phép tia X chiếu xuyên qua cơ thể người để phản ánh được hình ảnh bên trong cơ thể lên màn hình máy tính hoặc lên phim chụp.
Trẻ có thể cần chụp X-quang vì nhiều lý do khác nhau liên quan đến sức khỏe, ví dụ như gãy xương do té ngã hoặc đau bụng không rõ nguyên do. Đặc biệt, đối với các mô cứng trong cơ thể như răng, xương thì chụp X-quang là phương pháp có giá trị lớn trong việc cung cấp thông tin về các mô này.
Chụp X-quang rất hữu ích trong việc cung cấp thông tin về các mô cứng như xương, răng
Để ngăn ngừa tình trạng rò rỉ phóng xạ, chụp X-quang được thực hiện trong phòng kín, đảm bảo các tiêu chuẩn về cách ly. Quy trình tiến hành diễn ra vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Trước khi chụp, trẻ sẽ được thay quần áo phù hợp, đồng thời tháo bỏ các vật dụng bằng kim loại như vòng tay, vòng cổ, hay móc khóa trên quần áo,...
Trẻ càng nhỏ thì việc hợp tác với kỹ thuật viên trong quá trình chụp X-quang đôi khi sẽ gặp nhiều khó khăn hơn bởi trẻ dễ hoảng sợ và quấy khóc. Đối với trẻ lớn thì bố mẹ có thể giúp bé tạo tư thế thích hợp để có thể dễ dàng chụp được vùng cần khảo sát.
Cha mẹ không nên quá lo lắng về việc có nên chụp X-quang cho bé hay không bởi việc tiếp xúc với tia X không gây ra bất kỳ triệu chứng gì. Có thể hiểu đơn giản hơn là trong suốt quá trình chụp X-quang trẻ sẽ không hề có cảm giác đau đớn hay khó chịu.
Chụp X-quang cho bé diễn ra cũng rất đơn giản, nhanh chóng
2. Chụp X-quang có hại không? Có nên chụp X-quang cho bé hay không?
Chụp X-quang được sử dụng rộng rãi trong y khoa, đối với cả trẻ em và người lớn, bởi tính an toàn và chính xác tương đối cao. Có nên chụp X-quang cho bé hay không thực chất không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Đối với các loại máy chụp chuyên biệt dành cho trẻ nhỏ, mức năng lượng phóng xạ luôn được điều chỉnh ở mức thấp nhất nhưng vẫn đủ để quan sát rõ hình ảnh cấu trúc bên trong cơ thể. Điều này giúp hạn chế nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ ở trẻ.
Cha mẹ cần biết rằng, bất kỳ ai trong chúng ta đều tiếp xúc với những nguồn phóng xạ xung quanh mỗi ngày (ví dụ như ánh sáng mặt trời) chứ không chỉ riêng gì khi chụp X-quang.
Con người tiếp xúc với lượng nhỏ phóng xạ từ ánh sáng mặt trời và các nguồn sáng khác mỗi ngày
Mặc dù đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng các mô sống có thể bị nguồn năng lượng từ bức xạ phá vỡ cấu trúc ổn định các vật liệu di truyền trong nhân tế bào và dẫn đến tổn thương, nhưng điều này chỉ xảy ra khi tiếp xúc với nguồn bức xạ năng lượng cao ở liều lượng lớn. Đây là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư về sau, điều đặc biệt là những người chưa từng chụp X-quang bao giờ cũng có thể gặp phải bệnh lý này.
Trong khi đó, năng lượng bức xạ tia X được sử dụng khi chụp X-quang là rất thấp, nhất là đối với các trường hợp chỉ định cho trẻ em. Do đó, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng về việc có nên chụp X-quang cho bé hay không.
Ngoài ra, trong trường hợp khu vực cần chụp X-quang gần với những bộ phận nhạy cảm như tuyến giáp (ở cổ), tinh hoàn (ở bìu bé trai) hay buồng trứng (ở vùng bụng dưới bé gái),... thì các kỹ thuật viên đều thực hiện các biện pháp che chắn cẩn thận nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ phơi nhiễm của trẻ.
Bên cạnh đó, không chỉ riêng gì chụp X-quang mà các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác như chụp CT, chụp X-quang liên tục (fluoroscopy),... cũng có thể gây ra nguy cơ nhiễm phóng xạ cho trẻ, thậm chí cao hơn gấp nhiều lần.
3. Một số lưu ý giúp ngăn ngừa phơi nhiễm phóng xạ khi chụp X-quang cho trẻ
Để phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ khi chụp X-quang cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số điều như sau:
- Không tự ý cho trẻ đi chụp X-quang khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Thông báo với bác sĩ về lần chụp X-quang gần nhất để tránh chụp nhiều lần trong thời gian ngắn. Đồng thời mang theo những phim X-quang của lần chụp trước để bác sĩ thuận tiện đối chiếu và so sánh.
- Trước khi chụp X-quang, cha mẹ có thể yêu cầu bác sĩ cung cấp đầy đủ thông tin về lợi ích sức khỏe đối với bệnh lý của trẻ.
- Cung cấp chính xác chiều cao và cân nặng của trẻ để kỹ thuật viên điều chỉnh lượng phóng xạ phù hợp.
- Sử dụng đầy đủ các vật dụng che chắn, nhất là với những bộ phận nhạy cảm như tuyến giáp hoặc cơ quan sinh dục.
Cung cấp cho bác sĩ đầy đủ và chính xác về tình trạng sức khỏe của trẻ
Cha mẹ không nên quá lo lắng về việc có nên chụp X-quang cho bé hay không, mà chỉ cần chọn lựa địa chỉ chụp uy tín để đảm bảo kết quả chính xác. Cần lưu ý rằng, bác sĩ chỉ chỉ định thực hiện chụp X-quang cho bé sau khi đã thăm khám kỹ lưỡng và cảm thấy cần thiết để chẩn đoán chính xác được bệnh lý mà trẻ đang mắc phải. Đôi khi, việc trì hoãn chụp hay không chụp X-quang còn có thể dẫn đến nhiều rủi ro hơn so với nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ từ tia X.
MEDLATEC luôn tự hào là một trong những cơ sở khám chữa bệnh hàng đầu trên cả nước. Không chỉ đầu tư hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại được nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn chú trọng đào tạo và không ngừng nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên, tư vấn viên.
Quá trình chụp chiếu X-quang tại MEDLATEC luôn đảm bảo 3 yếu tố quan trọng: thời gian chụp ngắn, phim tốc độ cao và máy chụp phim cường độ thấp. Đây đều là những yếu tố góp phần giảm thiểu tối đa nguy cơ phơi nhiễm tia X của người bệnh.
Với tất cả những ưu điểm vượt trội kể trên, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC xứng đáng là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 hoặc trực tiếp đến các cơ sở của MEDLATEC để được tư vấn chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!