Tin tức
Gợi ý các bài tập chữa vẹo cột sống đem lại hiệu quả bất ngờ
- 17/03/2023 | Khi nào nên đi nắn chỉnh cột sống và các phương pháp phổ biến
- 22/02/2023 | Chụp cộng hưởng từ toàn bộ cột sống để làm gì?
- 14/03/2023 | Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 - những điều cần ghi nhớ
- 10/03/2023 | Mổ cột sống lưng bao nhiêu tiền? và những thông tin cơ bản về dịch vụ phẫu thuật này
1. Thông tin về bệnh vẹo cột sống
Nếu đốt sống của bạn có dấu hiệu cong về một phía, nhiều khả năng bạn đã mắc bệnh vẹo cột sống. Đây là vấn đề sức khỏe thường gặp, trong đó đa phần bệnh nhân ở nhóm tuổi từ vị thành niên. Đặc biệt, nhiều thống kê cho thấy bé gái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bé trai. Các bậc phụ huynh cần lưu ý vấn đề này, chủ động theo dõi tư thế vận động của con để phát hiện sớm chứng bệnh vẹo cột sống.
Vẹo cột sống chủ yếu xảy ra ở trẻ em
4 dạng bệnh phổ biến nhất hiện nay là: vẹo cột sống thần kinh, vẹo cột sống triệu chứng, vẹo cột sống dính khớp hoặc do mắc bệnh bẩm sinh. Tùy vào dạng vẹo cột sống, bệnh nhân sẽ đối mặt với những triệu chứng khác nhau. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên tham khảo các bài tập chữa vẹo cột sống và thực hiện thường xuyên.
Đối với bệnh nhân vẹo cột sống bẩm sinh, chúng ta dễ dàng thấy cơ thể có xu hướng nghiêng về một phía, đặc biệt là vai, đầu,… Trong khi đó, bệnh nhân vẹo cột sống thần kinh thường biểu hiện rõ tình trạng cong vẹo cột sống khi họ đổi tư thế vận động.
Nếu người bệnh hay bị ngứa râm ran, đau chân mỗi khi đi bộ, kèm theo cơn đau lưng dưới thì họ sẽ được chẩn đoán mắc chứng vẹo cột sống dính khớp. Người mắc bệnh vẹo cột sống triệu chứng hầu như không cảm nhận được cơn đau, họ chỉ thấy nhức, khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là lúc phải ngồi yên một chỗ.
Nhìn chung, việc xác định bệnh nhân bị vẹo cột sống dạng nào rất quan trọng. Dựa vào thông tin này, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị phù hợp, giúp người bệnh cải thiện sức khỏe và vóc dáng nhanh chóng, hiệu quả.
2. Đối tượng nào có nguy cơ vẹo cột sống
Nhiều người thắc mắc: đối tượng nào có nguy cơ vẹo cột sống, họ có nên luyện tập các bài tập chữa vẹo cột sống hay không? Như đã phân tích ở trên, đa phần bệnh nhân cong vẹo cột sống là trẻ nhỏ, tình trạng này có thể xuất hiện do yếu tố di truyền, em bé chào đời với cột sống cong vẹo bẩm sinh.
Có 4 dạng bệnh cong vẹo cột sống khác nhau
Trong quá trình mang thai, nếu thai nhi phát triển quá nhanh và không được kiểm soát tốt, cột sống của bé sẽ chịu nhiều áp lực và trở nên cong vẹo. Đó là lý do vì sao bác sĩ thường khuyến khích mẹ bầu đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi.
Hiện tượng cong vẹo cột sống ở trẻ nhỏ có thể xảy ra do một số bệnh lý liên quan tới cơ hoặc hệ thần kinh. Ngoài ra, những trẻ bị suy dinh dưỡng cũng phải đối mặt với nguy cơ cong vẹo cột sống tương đối cao.
Việc người lớn bắt trẻ tập đi hoặc đứng quá sớm được cho là nguyên nhân khiến bé mắc chứng cong vẹo cột sống. Các bậc phụ huynh cần lưu ý vấn đề này trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ, hạn chế tổn thương xảy ra đối với cột sống.
3. Bệnh nhân cong vẹo cột sống có nên luyện tập hay không?
Song song với việc điều trị bằng thuốc hoặc các kỹ thuật hiện đại, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân thực hiện bài tập chữa vẹo cột sống. Liệu các bài tập này có thực sự đem lại hiệu quả điều trị hay không? Câu trả lời là có, nếu bệnh nhân có kế hoạch luyện tập khoa học, đúng kỹ thuật thì cấu trúc cột sống sẽ ổn định trở lại, đồng thời cải thiện sức khỏe của một số nhóm cơ.
Bài tập chữa vẹo cột sống giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh
Khi bị cong vẹo cột sống, người bệnh hay gặp phải cơn đau nhức lưng, bả vai, cơ thể mệt mỏi,… Sau một thời gian thực hiện bài tập để chữa vẹo cột sống, bệnh nhân sẽ thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt, tần suất xuất hiện cơn đau giảm dần, đồng thời bệnh nhân vận động dễ dàng, cơ bắp khỏe hơn.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các bài tập dành riêng cho cột sống giúp kiểm soát tình trạng cong vẹo cột sống rất tốt. Nhờ vậy, tình trạng thoái hóa cột sống diễn ra chậm hơn và không thể gây hại cho bệnh nhân.
Với những lợi ích tuyệt vời kể trên, người bệnh nên chủ động tham khảo và duy trì thói quen thực hiện các bài tập chữa vẹo cột sống.
4. Gợi ý bài tập chữa vẹo cột sống mang lại hiệu quả tốt
Có thể nói, bài tập dùng để chữa bệnh vẹo cột sống rất đa dạng, phù hợp với nhiều lứa tuổi. Điều quan trọng là bệnh nhân thực hiện đúng kỹ thuật, có như vậy tình trạng cong vẹo cột sống mới được cải thiện.
Bệnh nhân nên duy trì luyện tập đều đặn
Một số bài tập chữa vẹo cột sống được áp dụng là: bài tập plank, bài tập nâng cánh tay, chân, bài luyện tập vươn ngón tay chạm vào ngón chân hoặc nghiêng khung chậu…
Bài tập vươn tay và chạm vào ngón chân thực hiện khá đơn giản, bệnh nhân cần ngồi gập người, chân duỗi thẳng. Lưng giữ thẳng, tay duỗi về phía trước rồi dần dần vươn phần thân trên ra phía trước để tay có thể chạm tới ngón chân. Bài tập này giúp cột sống, một số nhóm cơ lưng được kéo giãn khá tốt. Trong khi thực hiện, người bệnh hãy cố gắng giữ lưng thẳng và đầu gối thẳng, tránh tình trạng lưng cong có thể gây chấn thương và đem lại hiệu quả không thực sự cao.
Cách thực hiện bài tập nâng chân và cánh tay cũng không quá phức tạp, bài tập này tập trung vào mục đích cải thiện cơ lưng dưới, giúp cột sống của người bệnh khỏe hơn. Để thực hiện bài tập này, bệnh nhân cần nằm sấp, tay và chân giữ thẳng rồi dần dần nâng cánh tay, chân lên khoảng 15 - 20 giây. Bạn nên duy trì thực hiện động tác này từ 10 - 15 lần mỗi ngày. Lưu ý khi thực hiện bài tập chữa vẹo cột sống kể trên, bệnh nhân nên để cằm hay trán chạm xuống dưới đất.
Ngoài ra, bài tập nghiêng khung chậu cũng đem lại nhiều lợi ích đối với bệnh nhân vẹo cột sống. Bệnh nhân cần chuẩn bị ở tư thể nằm ngửa, bàn chân chạm đất và từ từ gập đầu gối, sau đó chúng ta đẩy phần xương chậu hướng lên trần nhà, bụng hóp lại trong khoảng 10 - 20 giây. Động tác này nên được thực hiện ít nhất 10 lần mỗi ngày và khi luyện tập người bệnh nên sử dụng thảm tập.
Người bệnh cần tập đúng kỹ thuật
Để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, bệnh nhân nên duy trì luyện tập đều đặn, tránh tập quá sức và không đúng kỹ thuật. Điều này có thể khiến tình trạng vẹo cột sống trở nên tồi tệ hơn. Tốt nhất người bệnh nên luyện tập dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia vật lý trị liệu.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được một số bài tập chữa vẹo cột sống cơ bản. Người bệnh hãy cố gắng duy trì luyện tập để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình, tránh những di chứng xấu có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín vẫn là điều cần thiết. Một địa chỉ bạn có thể tham khảo là chuyên khoa Cơ Xương Khớp tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể gọi đến số tổng đài 1900 56 56 56 của bệnh viện để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!