Tin tức

Gợi ý cách nhận biết các dấu hiệu xương không lành sau chấn thương

Ngày 01/02/2024
Vũ Thị thu Hương
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh

dấu hiệu xương không lành

Gợi ý cách nhận biết các dấu hiệu xương không lành sau chấn thương

Chấn thương ở xương luôn là tình trạng khiến người bệnh phải khổ sở do những đau đớn mà nó mang lại. Đối với một người khỏe mạnh bình thường thì sẽ mất khoảng 3 tháng để phần xương gãy hồi phục và lấy lại chức năng vận động, đi đứng. Tuy nhiên cũng có những bệnh nhân gãy xương hơn 3 tháng, thậm chí là 6 tháng mà vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Lúc này, người bệnh cần phải lưu ý tới các dấu hiệu xương không lành để đi khám và có cách khắc phục kịp thời.

1. Các nguyên nhân dẫn đến gãy xương

Có rất nhiều nguyên nhân khiến xương bị gãy, đó có thể xuất phát từ bệnh lý hoặc do tai nạn trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như:

       Gãy xương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông.

       Gãy xương do chấn thương thể thao.

       Gãy xương vì bị loãng xương.

       Gãy xương do mắc phải các bệnh lý như viêm tủy xương, ung thư xương,...

Tai nạn khi chơi thể thao cũng có thể dẫn tới gãy xương

Ngoài ra, một yếu tố nữa cũng là mối quan tâm của rất nhiều người đó là thời gian hồi phục của phần xương bị gãy là bao lâu. Thực chất điều này cũng do nhiều tác nhân khác quyết định như độ tuổi, đối tượng, mức độ nghiêm trọng của tình trạng gãy xương hay phương pháp chăm sóc, điều trị,... Cụ thể:

       Đối với trẻ em: xu hướng lành xương ở trẻ nhỏ sẽ nhanh hơn so với người lớn. Bởi vì xương của trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển, khả năng tái tạo cũng như hồi phục vượt trội. Trung bình trẻ khi bị gãy xương sau khoảng 2 - 3 tháng sẽ lành lại.

       Đối với người lớn: thời gian phục hồi xương gãy ở người lớn thường chậm hơn so với trẻ nhỏ (trung bình phải mất khoảng 3 - 4 tháng) để xương có thể vận động lại như bình thường. Đặc biệt, nếu người bệnh bị gãy xương ở vùng cẳng chân thì thời gian bình phục sẽ lâu hơn.

       Đối với những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính: quá trình lành xương sẽ trở nên gian nan hơn khi bệnh nhân có thêm các bệnh lý mạn tính. Một số tình trạng như tiểu đường, bệnh về phổi, loãng xương hay các vấn đề về sức khỏe khác sẽ ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và chức năng tự chữa lành của cơ thể.

2. Nhận diện những dấu hiệu xương không lành

Việc phát hiện các dấu hiệu xương không lành là một điều vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp người bệnh nhanh chóng có các biện pháp điều trị, xử lý, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hại tới sức khỏe của hệ xương khớp nói riêng và chức năng vận động của cơ thể nói chung. Sau đây là một số dấu hiệu xương không lành mọi người cần phải hết sức lưu ý:

       Đau đớn ở vùng xương bị gãy: tính chất của cơn đau thường dai dẳng, khó chịu và có dấu hiệu sưng viêm bất thường.

       Quá trình lành xương vượt mức 6 tháng: như đã đề cập, thời gian trung bình để một vết xương gãy thường sẽ là 3 - 4 tháng ở người lớn và phụ thuộc vào vị trí gãy xương. Nếu bạn chỉ bị gãy xương ở mức nhẹ, vừa phải mà thời gian hồi phục kéo dài hơn 6 tháng thì đây là dấu hiệu cảnh báo vị trí xương bị gãy đang gặp phải vấn đề nào đó cần phải được can thiệp y tế ngay.

       Bất thường trong cử động: tự đan lại với nhau là cơ chế tự chữa lành của các mô xương. Tuy nhiên, nếu quá trình hồi phục này bị cản trở, cấu trúc xương đang bị tổn thương sẽ mất ổn định, cử động bất thường, gây đau khi ấn, tì đè hoặc vận động ở vùng xương này.

       Hình ảnh chụp X-quang: đây là biện pháp dễ dàng nhất để nhìn thấy các dấu hiệu xương không lành. Do đó nếu bạn nghi ngờ vết thương của mình đang có triệu chứng tái phát với những biểu hiện bất thường thì hãy đi chụp X-quang để tìm hiểu nguyên nhân.

Đau đớn ở vị trí xương bị gãy là một trong những dấu hiệu xương không lành

3. Các lưu ý quan trọng để xương nhanh chóng lành lại

Để đẩy nhanh tốc độ lành xương, hạn chế những biến chứng nguy hiểm do chấn thương ở xương gây ra thì người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

       Đi tái khám càng sớm càng tốt: nếu nghi ngờ cơ thể đang có các dấu hiệu xương không lành thì điều đầu tiên bạn cần làm đó là nhanh chóng đi tái khám. Bác sĩ sẽ tiến hành chụp phim X-quang để có thể quan sát rõ ràng vị trí và tình trạng xương của bạn. Bác sĩ là những người có chuyên môn sẽ giúp tìm ra nguyên nhân và tư vấn các giải pháp điều trị phù hợp nhất.

       Vận động phù hợp: các động tác phù hợp sẽ giúp phòng ngừa và cải thiện hiện tượng cứng khớp hoặc các biến chứng về vận động khác trong quá trình chờ xương liền lại. Những trường hợp bị gãy xương chân thì nên đặt chân cao hơn khi ngồi hoặc nằm để giúp giảm tải áp lực xuống chân, hạn chế tình trạng phù nề, sưng to ở khu vực này.

       Chú ý tới vấn đề chăm sóc và vệ sinh: xương bị gãy sẽ cần được cố định bằng nẹp hay bó bột. Người bệnh cần được vệ sinh đúng cách, sạch sẽ nhất là ở những vùng da gần vết thương để phòng ngừa các nguy cơ viêm nhiễm có thể xảy ra do nhiễm khuẩn.

       Tuân thủ các biện pháp điều trị y khoa: người bệnh không được tự ý điều trị chỗ xương chưa lành bằng cách phương pháp dân gian truyền miệng, hoặc tự mua thuốc về dùng khi chưa có đơn kê và hướng dẫn từ bác sĩ. Điều này không những không giúp khắc phục tình trạng bệnh mà còn dễ khiến bản thân gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

       Bổ sung dinh dưỡng lành mạnh, khoa học: chế độ ăn sẽ giúp ích rất nhiều đối với những trường hợp đang bị chấn thương ở xương. Bệnh nhân nên kết hợp các món ăn bổ dưỡng, giàu canxi và vitamin D như thịt, sữa, trứng, cá hồi, các loại rau xanh. Đồng thời cần nói không với những chất có hại cho cơ thể như thuốc lá, rượu, chất kích thích, đồ ăn được chế biến với nhiều dầu mỡ, chứa quá nhiều đường vì sẽ làm trì hoãn quá trình lành thương.

Người bệnh nên điều trị các vấn đề về xương khớp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Hy vọng rằng với những thông tin mà MEDLATEC vừa chia sẻ trong bài viết trên đây, quý bạn đọc đã có thể tự nhận biết được các dấu hiệu xương không lành sau chấn thương để có biện pháp xử trí kịp thời, đúng đắn. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này hoặc đang mắc những bệnh lý về xương khớp thì có thể liên hệ tới tổng đài 1900565656 của MEDLATEC để được tư vấn và hướng dẫn đặt lịch khám cùng các bác sĩ Chuyên khoa Cơ xương khớp ngay hôm nay!

BS Chỉnh đã duyệt

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ