Tin tức
Hoại tử xương nghiêm trọng như thế nào? Những phương án điều trị
- 25/07/2022 | Loãng xương ở người trẻ là do đâu? Cách phòng bệnh ra sao?
- 22/07/2022 | Tìm hiểu về tình trạng đau xương bàn chân và cách phòng tránh
- 21/06/2022 | Bệnh hoại tử xương là gì, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
- 24/09/2022 | Những mẹo điều trị đau nhức xương khớp có thể điều trị ngay tại nhà
1. Khái niệm hoại tử xương
Có rất nhiều trường hợp người bệnh cảm thấy đau nhức ở các vị trí như háng, đầu gối hoặc vai, cổ tay hay cổ chân nhưng không biết được lý do vì đâu. Sau khi được điều trị gãy xương, người bệnh vẫn thấy những vùng này bị đau thậm chí còn trở nặng hơn. Những trường hợp này còn bị nghi ngờ là bị hoại tử xương.
Khái niệm về chứng bệnh hoại tử xương
Đây là một bệnh lý và xương bị nhồi máu khu trú. Chúng có thể là một chứng bệnh tự phát hoặc vì một nguyên nhân cụ thể nào đó. Tình trạng này có thể xuất hiện vì thiếu máu, hay bị hoại tử vô mạch hoặc cũng có thể là hoại tử vô trùng.
Chứng bệnh hoại tử xương đôi khi cũng là biến chứng khi bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi. Tuy nhiên, sự hiện diện của các yếu tố này có khả năng làm giảm tưới máu xương. Những trường hợp người lạm dụng rượu, corticoid trong thời gian dài cũng sẽ khiến cho cơ xương bị hoại tử mà không phải vì chấn thương.
2. Những nguyên nhân khiến người bệnh bị hoại tử xương
Chứng hoại tử xương thường là vì bị chấn thương mà xuất hiện, phổ biến ở nam hơn so với nữ. Độ tuổi phổ biến nhất là trong khoảng từ 30 đến 50.
2.1. Hoại tử xương vì bị chấn thương
Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất ở các trường hợp xương bị hoại tử. Thường, bệnh nhân bị gãy chỏm xương đùi có hiện tượng di lệch, trong đó ít gặp hơn là tình trạng bị gãy liên mấu chuyển. Phần trăm tỷ lệ bị hoại tử xương sau khi bệnh nhân bị trật khớp thường sẽ liên quan đến những trường hợp thương tổn bị nặng. Tuy nhiên, nếu khi bị trật khớp, bệnh nhân không được xử lý kịp thời thì có khả năng con số này sẽ còn cao hơn.
Gãy xương và trật khớp là hai bệnh lý có thể làm chèn ép và thậm chí là bị đứt mạch máu. Kế đến sau đó, người bệnh có thể bị hoại tử xương.
Xương bị hoại tử có thể là do chấn thương
2.2. Hoại tử xương không phải vì chấn thương
Nếu không phải vì chấn thương thì đây là những nguyên nhân có thể khiến cho xương bị hoại tử:
-
Uống quá nhiều rượu: Nguy cơ cao nếu người bệnh uống hơn 3 đơn vị rượu/ngày (hoặc 500ml ethanol/tuần) liên tục trong nhiều năm liền.
-
Sử dụng chất corticosteroid trong thời gian dài. Đặc biệt, tỷ lệ bị hoại tử xương còn tăng cao hơn khi bạn sử dụng prednisone lớn hơn 20mg/ngày và kéo dài liên tục trong khoảng vài tuần cho đến vài tháng. Chứng hoại tử cũng có thể xuất hiệu tương tự khi sử dụng corticoid với một liều lượng như rên, tích lũy hơn 200mg.
-
Một vài trường hợp cần phải sử dụng corticoid để điều trị cũng có thể là nguyên nhân khiến cho xương bị hoại tử. Những bằng chứng được đưa ra cho thấy tỷ lệ những người này bị hoại tử xương chủ yếu là vì sử dụng liều lượng corticosteroid quá nhiều. Tính hơn 20% các trường hợp đều là do tự phát. Một vài trường hợp sẽ xuất hiện sớm khi sử dụng bisphosphonate tĩnh mạch để điều trị với liều lượng cao. Tình trạng bị hoại tử chỏm xương đùi ở cả hai bên chân sẽ thường gặp ở khoảng 60% người bệnh.
-
Bị hoại tử xương khớp gối một cách tự phát (SONK hoặc là SPONK): Đây là tình trạng bị tổn thương khu trú ở vị trí như mâm chày hoặc bị lồi cầu xương đùi đôi với phụ nữ lớn tuổi (vẫn có thể xảy ra ở nam giới).
-
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng SONK đôi khi là vì bị gãy mỏi xương (tức là xương bị gãy sau những hoạt động thông thường thay vì bị chấn thương trực tiếp).
-
Một vài loại bệnh lý có tính di truyền cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh nhân bị hoại tử xương. Điển hình trong đó có thể kể đến một vài chứng bệnh như bị đông máu vì thiếu antithrombin III, bị thiếu hụt protein S - C hoặc một vài các kháng thể cardiolipin.
Sử dụng quá liều lượng corticoid cũng khiến xương bị hoại tử
3. Những dấu hiệu của bệnh
Bệnh nhân bị hoại tử xương có thể có những dấu hiệu sau đây:
3.1. Các triệu chứng lâm sàng
-
Vùng xương bị hoại tử đôi khi sẽ không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào trong khoảng từ vài tuần cho đến vài tháng đầu tiên (tính từ lúc mạch máu bị thương tổn). Người bệnh có thể cảm thấy đau và cơn đau sẽ tăng dần thời gian sau đó. Cùng với đó, khớp sẽ bị xẹp, cơn đau nặng hơn khi hoạt động nặng và giảm nhẹ dần khi người bệnh nghỉ ngơi.
-
Đối với vùng khớp háng, chứng hoại tử vô khuẩn có thể gây đau ở khu vực này và cũng có thể lan rộng ra các vị trí khác như mông hoặc đùi khiến cho bạn hoạt động khó khăn hơn.
-
Khớp gối bị hoại tử tự phát sẽ gây đau đột ngột dù không có bất cứ chấn thương nào. Vị trí các cơn đơn và tính chất khởi phát một cách đột ngột sẽ giúp người bệnh phân biệt được với chứng hoại tử cổ điển. Những cơn đau thường ở các khu vực như mâm chày và mặt trong lồi cầu của bộ phận xương đùi. Những cơn đau này thường chỉ xuất hiện khi bị tràn dịch khớp, khi có tác động vào và khiến cho bệnh nhân đi lại khó khăn hơn.
-
Chỏm xương cánh tay bị hoại tử thường ít đau và tỷ lệ bị tàn tật cũng thấp hơn so với những vị trí ở gối và khớp háng.
-
Nếu chứng hoại tử xương phát triển có thể khiến cho người bệnh bị đau và vận động khó khăn hơn. Có thể bị tràn dịch với phần dịch khớp không bị viêm, nhất là ở khu vực khớp gối.
Những dấu hiệu lâm sàng của bệnh
3.2. Dấu hiệu nhận biết qua hình ảnh học
Hình ảnh chụp X-quang xương khớp đôi khi không thể nhìn thấy được sự bất thường trong nhiều tháng. Tuy nhiên, thông qua hình chụp này, bác sĩ có thể phát hiện được những vùng bị xơ hóa và bị tăng thấu quang. Bên cạnh đó, dấu hiệu liềm trăng ở dưới sụn, bị xẹp bề mặt sụn cũng như bị biến đổi thoái hóa rõ ràng hơn sẽ xuất hiện vào các giai đoạn sau.
Khi tiến hành chụp X-quang xương khớp sẽ cho ra được một hình ảnh bình thường hoặc có thể là không rõ chẩn đoán. Vì vậy, bệnh nhân thường được chỉ định chụp MRI xương vì mức độ đặc hiệu cũng như hiệu quả cho ra cao hơn nhiều. Tốt nhất là bệnh nhân nên chụp MRI cho cả hai khớp háng.
Xạ hình xương sẽ có độ đặc hiệu cũng như mức độ nhạy thấp hơn so với hình thức chụp MRI xương nên rất ít khi được bác sĩ chỉ định. Rất ít trường hợp được chụp CT - Scan dù chúng vẫn có giá trị để có thể phát hiện được những tổn thương ở khớp mà chúng ta không thể nhìn thấy được ở trên các tấm phim chụp X-quang và cả MRI.
Hình chụp cho thấy xương bị hoại tử
Những xét nghiệm máu sẽ có khá ít giá trị đối với việc phát hiện chứng bệnh hoại tử xương. Thế nhưng, việc làm xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra được những loại bệnh lý đi kèm khác một cách bất thường ví dụ như hemoglobin, chứng rối loạn đông máu hoặc chứng bệnh rối loạn lipid máu.
Nhìn chung, hoại tử xương là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu khả nghi nào, bệnh nhân cần nhanh chóng tìm đến chuyên khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám và đưa ra phương án điều trị kịp thời. Bệnh viện đã có gần 30 năm kinh nghiệm với đội ngũ y bác sĩ giỏi và máy móc hiện đại như máy chụp CT, MRI, X-quang,... giúp việc chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.
Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn sở hữu Trung tâm Xét nghiệm tiên tiến đạt chuẩn ISO 15189:2012. Song song với đó, bệnh viện là đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp cho chứng chỉ CAP. Để đặt lịch thăm khám, Quý khách có thể liên hệ với bệnh viện qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!