Tin tức
Hội chứng chân không yên: phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
- 10/12/2020 | Hội chứng chân không yên: nguyên nhân và cách điều trị
- 03/08/2021 | 7 kỹ thuật giúp chẩn đoán u thần kinh nội tiết hiện nay
- 30/07/2021 | Đau thần kinh tọa nên nằm nệm gì để có giấc ngủ ngon
1. Hội chứng chân không yên gây ảnh hưởng như thế nào?
Tên bệnh của hội chứng chân không yên là Willis-Ekbom, bệnh liên quan đến rối loạn hệ thống thần kinh, nguyên nhân chính xác hiện chưa được xác định rõ. Các nhà khoa học đã tìm ra ở những bệnh nhân này, có sự xuất hiện của cơn xung động thần kinh bất thường, không thể kiểm soát liên tục xuống chân. Vì thế, người bệnh luôn trong trạng thái muốn vận động, di chuyển, nhất là khi nằm hoặc nghỉ ngơi.
Hội chứng chân không yên xuất hiện ở mọi lứa tuổi
Bất cứ ai cũng có thể mắc hội chứng chân không yên kể cả trẻ nhỏ hay người trưởng thành, nam giới hay nữ giới. Song đối tượng mắc bệnh nặng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khỏe là ở độ tuổi trung niên, cao tuổi. Không ít bệnh nhân mắc hội chứng chân không yên này nhưng không biết đến bệnh cũng như đi khám và điều trị.
Khi hội chứng chân không yên mới xuất hiện, triệu chứng có thể không rõ ràng, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống nên khó phát hiện bệnh. Người bệnh chỉ muốn vận động, di chuyển nhiều hơn bình thường, khi nghỉ ngơi kéo dài sẽ có cảm giác khó chịu, thôi thúc.
Nếu hội chứng chân không yên nặng hơn, triệu chứng xuất hiện thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân ở trong trạng thái khó chịu, bứt rứt, ngứa ngáy như có kim chích ở chân. Cảm giác này nặng hơn khi nghỉ ngơi, nằm hoặc ngồi, giảm bớt khi di chuyển. Ở một số bệnh nhân, triệu chứng không thể kiểm soát này cũng xuất hiện ở bộ phận khác như hai cánh tay.
Hội chứng chân không yên xuất hiện vào đêm làm rối loạn giấc ngủ
Hầu hết hội chứng chân không yên biểu hiện triệu chứng rõ ràng vào buổi tối hoặc đêm, đến buổi sáng sẽ giảm bớt. Tình trạng này khiến bệnh nhân phải thường xuyên di chuyển, ảnh hưởng đến cả giấc ngủ và những thời gian nghỉ ngơi khác. Sức khỏe vì thế cũng bị ảnh hưởng, tình trạng mệt mỏi do thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc sẽ xuất hiện.
Đa phần bệnh nhân mắc hội chứng chân không yên khi bệnh nặng, triệu chứng nặng nề mới tìm đến các y bác sĩ để điều trị. Lúc này việc điều trị khó khăn hơn, đôi khi chỉ có thể duy trì và kiểm soát triệu chứng.
Dựa trên triệu chứng và ảnh hưởng của hội chứng chân không yên đến sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ xem xét chẩn đoán phân biệt và xác định bệnh. Từ đó có biện pháp điều trị thích hợp.
2. Điều trị và kiểm soát hội chứng chân không yên
Hiện nay, chẩn đoán và điều trị hội chứng chân không yên đều gặp nhiều khó khăn do khả năng đáp ứng của mỗi bệnh nhân khác nhau. Thuốc có thể chỉ cải thiện triệu chứng trong thời gian ngắn, người bệnh phải sống chung với căn bệnh suốt đời.
Phát hiện sớm giúp điều trị hiệu quả hội chứng chân không yên
2.1. Phương pháp điều trị hội chứng chân không yên
Có rất nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị hội chứng chân không yên, song mỗi bệnh nhân với đặc điểm bệnh sẽ đáp ứng với các loại thuốc khác nhau. Rất khó để lựa chọn đúng thuốc đáp ứng tốt cho người bệnh, vì thế có thể phải thay đổi thuốc điều trị liên tục nếu không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc tái phát sau khi ngưng dùng thuốc.
Cụ thể, những nhóm thuốc thường chỉ định điều trị hội chứng chân không yên bao gồm:
Dopaminergic
Thuốc này có tác dụng dẫn truyền thần kinh của Dopamin lên não.
Benzodiazepines
Thuốc an thần này có tác dụng cải thiện giấc ngủ, giảm thức giấc đột ngột do hội chứng chân không yên. Tuy nhiên, không nên sử dụng kéo dài và lạm dụng lượng lớn do ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thường khiến bệnh nhân mệt mỏi vào ban ngày.
Thuốc Neupro, Levodopa, Reqip, Mirapex
Các nhóm thuốc này có tác dụng cải thiện triệu chứng tốt cho bệnh nhân mắc hội chứng chân không yên mức độ trung bình đến nặng.
Thuốc giảm đau Narcotic
Thuốc giảm đau được chỉ định khi bệnh nhân gặp tình trạng đau nhiều, có thể đáp ứng tốt hoặc không nhưng không nên lạm dụng trong thời gian dài.
Thuốc chống động kinh và co giật
Triệu chứng hội chứng chân không yên cũng được cải thiện với các nhóm thuốc này, song cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị bằng thuốc có thể cải thiện triệu chứng bệnh
Phát hiện và điều trị sớm hội chứng chân không yên giúp người bệnh cải thiện sức khỏe và chất lượng giấc ngủ, cũng như ngăn ngừa biến chứng cho khả năng vận động sau này. Các chuyên gia luôn khuyên người bệnh nên kết hợp điều trị bằng thuốc với vật lý trị liệu, cải thiện và chăm sóc tại nhà.
2.2. Chăm sóc cải thiện cho bệnh nhân mắc hội chứng chân không yên
Bệnh nhân nặng cần điều trị kết hợp thuốc với biện pháp chăm sóc tại nhà, với hội chứng chân không yên từ nhẹ đến trung bình chỉ cần duy trì lối sống khoa học, thói quen tốt cho sức khỏe là đã cải thiện bệnh rất tốt.
Các biện pháp giúp cải thiện tình trạng hội chứng chân không yên cũng như tăng khả năng vận động, hoạt động chân bao gồm:
Massage chân nhẹ nhàng
Có thể tự học massage chân tại nhà hàng ngày, ngâm thuốc thảo mộc hoặc nước muối ấm. Bạn có thể tìm đến các địa chỉ Massage uy tín để thực hiện liệu trình điều trị hiệu quả.
Tập thể dục thường xuyên
Nên chọn các bài tập tăng cường sức khỏe, vận động toàn thân trong đó có chân phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Tắm nắng, chườm nóng lạnh vào chân
Tắm nắng không những giúp cơ thể tổng hợp Canxi tốt hơn mà còn giúp giảm cảm giác đau nhói do hội chứng chân không yên gây ra. Biện pháp chườm nóng lạnh vào chân cũng có tác dụng tương tự.
Tạo thói quen ngủ đúng giờ giúp hạn chế gián đoạn do hội chứng chân không yên
Nghỉ ngơi hợp lý
Giấc ngủ thường bị ảnh hưởng do hội chứng chân không yên, điều bạn cần làm là nên kế hoạch và thực hiện tốt việc ngủ đủ giấc, đúng giờ.
Ngưng sử dụng chất kích thích
Các thức uống có cồn như rượu bia, hút thuốc lá, cafe hoặc các thức uống chứa caffeine khác đều nên hạn chế.
Mặc dù hội chứng chân không yên không nguy hiểm đến sức khỏe song triệu chứng nó gây ra gây khó khăn cho cuộc sống, giảm chất lượng giấc ngủ. Vì thế hãy chủ động điều trị khi những triệu chứng đầu tiên xuất hiện, bệnh sẽ được cải thiện.
Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!