Tin tức

Hội chứng kháng Phospholipid nguy hiểm như thế nào?

Ngày 01/04/2020
KTV. Vũ Thị Nga - Trung tâm xét nghiệm MEDLATEC
Hội chứng kháng Phospholipid có thể xuất hiện ở tất cả các độ tuổi phổ biến nhất là ở độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi. Nó gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề như huyết tắc mạch, sảy thai tự nhiên, các vấn đề về tim, thận, giảm tiểu cầu,… Vậy những xét nghiệm nào được chỉ định để phát hiện hội chứng kháng Phospholipid?

1. APS là gì?

Hội chứng kháng Phospholipid (Antiphospholipid antibodies syndrome - APS) là tình trạng tăng đông qua trung gian kháng thể với đặc trưng là huyết khối động mạch hoặc tĩnh mạch tái đi tái lại và/hoặc bệnh lý về thai kỳ đi kèm với sự hiện diện của các kháng thể kháng Phospholipid (Anti Phospholipid antibodies - aPL) được tìm thấy qua xét nghiệm tương ứng.

Hội chứng kháng Phospholipid nguy hiểm như thế nào?

Hình 1: Kháng thể kháng phospholipid gây ra các cục huyết khối

Các kháng thể kháng phospholipid được dùng để hỗ trợ chẩn đoán APS gồm có:

  • Kháng thể kháng Cardiolipin (aCL) là một phospholipid, được xác định bằng phương pháp miễn dịch hóa phát quang tự động tại trung tâm xét nghiệm MEDLATEC.

  • Kháng thể β2 - Glycoprotein I (Anti β2 - BPI) được xác định bằng phương pháp ELISA khi không có mặt PL.

  • LA tìm kháng thể kháng đông lupus trong máu.

2. Nguyên nhân gây nên APS là gì?

Hội chứng kháng Phospholipid là một bệnh tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo nhầm ra các kháng thể chống lại chính các tế bào lành trong cơ thể và tạo ra các kháng thể khiến máu bị đông lại.

Một bệnh lý tiềm ẩn như rối loạn tự miễn có thể gây ra hội chứng kháng phospholipid.

Một số loại thuốc cũng là nguyên nhân gây ra hội chứng kháng phospholipid.

3. APS xảy ra khi nào?

Có 2 tình trạng lâm sàng chính khiến bác sĩ nghĩ rằng có thể bạn đang mắc APS:

Huyết khối xảy ra nhiều lần: tình trạng huyết khối có thể xảy ra ở động mạch hoặc tĩnh mạch không giải thích được thường gây ra tắc mạch máu ở các cơ quan trong cơ thể như não, tim, phổi,… đặc biệt là ở những người trẻ tuổi.

Sảy thai tự nhiên nhiều lần: Một hoặc nhiều biến cố lặp lại liên quan đến thai kỳ bao gồm sảy thai sau 10 tuần thai kỳ, sinh non do tiền sản giật nặng hoặc sảy thai quá nhiều lần < 10 tuần thai.Hội chứng kháng Phospholipid nguy hiểm như thế nào?

Hình 2: Hội chứng kháng Phospholipid ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai

Ngoài ra còn một số bệnh hoặc các triệu chứng lâm sàng khác như:

Bệnh/triệu chứng chính

Bệnh/các triệu chứng liên quan

Huyết khối tĩnh mạch.

Huyết khối tĩnh mạch sâu (màu da ở vùng tĩnh mạch bị huyết khối có xu hướng chuyển thành màu đen hoặc màu bất thường, sưng to ở chân, có sự mất cân bằng ở 2 chân).

Livedo reticularis (trên da xuất hiện các đám đường vằn tím do các mạch máu nhỏ căng lên).

Thuyên tắc phổi (đau ngực, khó thở, ho ra máu, nhịp tim nhanh,...)

Huyết khối tĩnh mạch nông (đau âm ỉ vùng tĩnh mạch, sưng, đỏ tấy, đau dọc theo vùng tĩnh mạch).

Huyết khối động mạch.

Đột quỵ.

Rối loạn chức năng van tim, dày van tim (khó thở, choáng, hồi hộp, đánh trống ngực, ngất,...)

Thiếu máu lên não.

Huyết khối cầu nối mạch vành, thiếu máu tim cục bộ (đau thắt ngực, khó thở, đổ mồ hôi, buồn nôn,...).

Hoại tử ngón và/hoặc loét chân.

Huyết khối động mạch ở chi.

Triệu chứng thần kinh chưa xác định nguyên nhân.

Đau nửa đầu, mệt mỏi, thay đổi khẩu vị, buồn nôn,....

Động kinh (co giật bắp thịt, sùi bọt mép, bất tỉnh, mất kiểm soát tiểu tiện, cắn lưỡi,...).

Múa vờn (miệng hà liên tục, chảy nhiều dãi, cử động múa vờn ở các đầu chi)

Thất điều tiểu não (nói khó, nuốt khó, khó khăn khi cử động mắt,...).

Các triệu chứng ở thận do nhiều nguyên nhân khác nhau như: huyết khối hoặc tăng sinh lớp áo trong dạng xơ động mạch/tĩnh mạch/cầu thận

Các triệu chứng xương khớp.

Đau khớp.

Viêm khớp.

Triệu chứng sản khoa.

Sản giật.

Tiền sản giật.

Mất thai sớm tuổi thai <10 tuần

Mất thai muộn tuổi thai >10 tuần

Các triệu chứng huyết học.

Giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân.

Thiếu máu tan máu tự miễn.

Bảng 1: Các triệu chứng lâm sàng thường gặp của hội chứng kháng phospholipid

4. Những biến chứng của APS

Những biến chứng của hội chứng kháng phospholipid có thể là:

  • Suy thận: Hội chứng có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng suy thận.

  • Đột quỵ: Một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ là lượng máu lên não bị giảm mà APS gây ra các cục huyết khối dẫn đến việc ngăn cản dòng máu lên não sẽ gây ra đột quỵ, có thể dẫn đến chấn thương thần kinh vĩnh viễn, chẳng hạn như tê liệt một phần hoặc mất khả năng nói.

  • Tim mạch: Một cục huyết khối ở chân có thể làm tắc nghẽn các van trong tĩnh mạch làm cho máu hạn chế chảy về tim sẽ gây ra hiện tượng sưng và đổi màu ở chi dưới. Ngoài ra có thể xảy ra là tổn thương tim.

  • Phổi: Cục huyết khối cũng có thể gây ra tắc mạch phổi.

  • Biến chứng thai kỳ: Một người phụ nữ mang thai mắc APS dễ xảy ra các biến chứng như: sảy thai, thai chết lưu, sinh non, thai chậm phát triển, và huyết áp cao nguy hiểm khi mang thai.

Hội chứng kháng Phospholipid nguy hiểm như thế nào?

Hình 3: Suy thận là một trong những biến chứng của APS

5. Cần làm để chẩn đoán APS

Để chẩn đoán một người có mắc hội chứng kháng phospholipid hay không thì cần phải tiến hành những xét nghiệm:

  • Kháng thể kháng Cardiolipin IgG và/hoặc IgM.

  • Anti phospholipid IgG và/hoặc IgM.

  • Anti β2-Glycoprotein IgG và/hoặc IgM.

  • LA.

Hội chứng kháng phospholipid gây ra rất nhiều biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cơ thể vì vậy khi cơ thể bạn cơ thể bạn có các triệu chứng kể trên nhất là phụ  nữ trong độ tuổi sinh sản cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ giáo sư và chuyên gia đầu ngành là một trong những lựa chọn tốt nhất đối với bạn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa hiện nay MEDLATEC tiếp nhận bảo lãnh viện phí cho các khách hàng có thẻ bảo hiểm của gần 40 công ty bảo hiểm khác nhau như: Bảo hiểm Bảo Việt, bảo hiểm nhân thọ Prudential, bảo hiểm dầu khí PVI, bảo hiểm BIDV, bảo hiểm Bảo Minh,...

Hiện tại MEDLATEC triển khai dịch vụ bảo lãnh viện phí tại 2 cơ sở:

  • Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: 42 - 44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.

  • Phòng khám Đa khoa MEDLATEC: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.

Gọi ngay đến số tổng đài 1900 565656 để được tư vấn các dịch vụ một cách nhanh chóng và chính xác.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.