Tin tức

Hội chứng tiểu đêm và những ảnh hưởng đến sức khỏe

Ngày 06/09/2022
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Tình trạng buồn đi tiểu, phải đi tiểu vào ban đêm không còn xa lạ đối với nhiều người. Đây là tình trạng khiến cho người bệnh phải thức giấc nhiều lần để đi tiểu tiện, làm giấc ngủ bị gián đoạn, lâu dần ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến người bệnh mệt mỏi, thần kinh suy nhược, giảm hiệu suất làm việc và hoạt động ngày kế tiếp. Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu đêm nhiều là cách đơn giản nhất đến nhận biết được bệnh lý và có phương pháp điều trị tiểu đêm hiệu quả. 

1. Nguyên nhân thần kinh

Ở người bình thường sẽ có chứa khoảng từ 300ml đến 400ml chất lỏng dung dịch bàng quang. Khi bàng quang chứa đầy nước tiểu được bài tiết từ thận xuống, cơ thể con người sẽ có phản xạ buồn tiểu. Bên cạnh đó, bàng quang cũng được kiểm soát bởi não, tủy sống, hệ thần kinh ngoại lai biên các đoạn S1, S2. Điều này có là chức năng của bàng quan cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan đến thần kinh và dẫn đến tình trạng tiểu đêm.

Hội chứng tiểu đêm xuất hiện vì những nguyên nhân nào?

Hội chứng tiểu đêm xuất hiện vì những nguyên nhân nào?

Đi tiểu nhiều vào ban đêm, dẫn đến tình trạng mất ngủ do các vấn đề liên quan đến thần kinh không còn hiếm gặp, chủ yếu đến từ các nguyên nhân sau:

1.1. Một số bệnh thần kinh

Tình trạng bí tiểu, tiểu không kiểm soát hay đi tiểu nhiều lần vào ban đêm có thể đến từ một số rối loạn thần kinh thông thường, bao gồm:

  • Đái tháo đường.

  • Hội chứng tủy sống bị chèn ép.

  • Xơ cứng rải rác từng đám.

  • Parkinson.

Trong đó, ngoại trừ nguyên nhân do tắc nghẽn bàng quang, nếu phụ nữ có độ tuổi từ 60 trở lên bị bí tiểu thường xuyên thì cũng có thể do lão hóa, hệ thống thần kinh bàng quang bị ảnh hưởng, thường được nghĩ tới trong chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến tiểu về đêm.

Tiểu đêm thường phổ biến hơn ở những người cao tuổi

Tiểu đêm thường phổ biến hơn ở những người cao tuổi

1.2. Ngưng thở khi ngủ

Một nguyên nhân cơ bản khác của tình trạng tiểu đêm chính là chứng rối loạn giấc ngủ. Trong đó, chứng ngưng thở khi ngủ là một trong những chứng có thể làm tăng tần suất đi tiểu về đêm của người bệnh. Do đó, có thể cải thiện, điều trị tiểu đêm bằng cách điều trị bệnh lý ngưng thở khi ngủ.

2. Mất cân bằng dịch

Mất cân bằng dịch cũng là một nguyên nhân gây hội chứng tiểu đêm thường gặp. Sự mất cân bằng dịch trong cơ thể khiến cho lượng nước tiểu tăng cao hơn so với mức bình thường, khiến người bệnh đi tiểu nhiều về ban đêm. Cụ thể:

2.1. Tiểu nhiều bao gồm ngày và đêm

Thực tế, nguyên nhân của chứng đi tiểu nhiều vào ban đêm khá đa dạng. Trong đó, nếu cơ thể người bệnh bị mất cân bằng dịch với lượng nước tiểu lớn hơn mức >40ml/kg/24 giờ sẽ dẫn đến tình trạng đa niệu, đái tháo. Đa niệu sinh lý là do lượng nước trong ngày đưa vào cơ thể nhiều, như do uống nhiều nước, truyền nhiều dịch. Vì cơ thể luôn duy trì một lượng dịch cân bằng, do đó lượng nước dư thừa sẽ được thận đào thải gây ra đa niệu. Khi giảm lượng nước đưa vào, đa niệu sẽ hết. 

Đa niệu bệnh lý thường gặp trong các trường hợp sau:

  • Mắc bệnh lý đái tháo nhạt.

  • Giai đoạn đầu của suy thận. 

  • Giai đoạn hồi phục của 1 số bệnh lý cấp tính có thể có đa niệu như sau viêm gan cấp, giai đoạn đa niệu của suy thận cấp, giai đoạn đầu sau ghép thận,... 

  • Do yếu tố tâm lý tâm thần.

Tiểu đêm nhiều là dấu hiệu của mang thai?

Tiểu đêm nhiều là dấu hiệu của mang thai?

2.2. Tiểu nhiều vào ban đêm

Tiểu nhiều vào ban đêm dẫn đến mất ngủ đến từ việc cơ thể mất cân bằng dịch là tình trạng số lượng nước tiểu về đêm vượt mức 35% so với lượng nước tiểu trong suốt cả ngày, đến từ các nguyên nhân:

  • Sử dụng thuốc lợi tiểu quá sát với thời gian chuẩn bị đi ngủ.

  • Uống quá nhiều nước vào ban đêm.

  • Do tuổi tác có sự biến đổi về tiết hormon chống niệu.

  • Máu tĩnh mạch bị ứ lại có thể gây phù.

  • Tái phân bố dịch vào ban đêm do bị suy tim sung huyết.

Hầu như tình trạng tiểu nhiều về đêm chủ yếu đến từ nguyên nhân uống quá nhiều nước trong khoảng thời gian chuẩn bị đi ngủ, đặc biệt là những thức uống có chứa cồn và cafein khiến mức độ buồn tiểu cao. Do đó, cách tốt nhất để điều trị mất ngủ do tiểu đêm là nên hạn chế bổ sung lượng chất lỏng vào sát thời điểm ngủ đến cải thiện tình trạng này. Nếu không thể cải thiện, hãy thăm khám bác sĩ đến biết được nguyên nhân sớm và chữa trị kịp thời.

Thăm khám bác sĩ để điều trị tiểu đêm hiệu quả

Thăm khám bác sĩ để điều trị tiểu đêm hiệu quả

3. Rối loạn đường tiểu dưới

Tuổi càng cao thì chức năng cô đặc lượng nước tiểu để giúp cho giấc ngủ không bị gián đoạn sẽ hoạt động ngày càng kém. Cùng với đó, tuyến tiền liệt ở nam giới bị phì đại kích thước và những vấn đề về tiết niệu ở nữ giới gây nên những viêm nhiễm, dẫn đến bàng quang yếu hơn và phải giữ nước tiểu nhiều hơn, gây nên hội chứng tiểu nhiều vào ban đêm ở người lớn tuổi. Những nguyên nhân gây hội chứng tiểu đêm có thể kể đến như:

  • Bàng quang hoạt động liên tục quá mức cho phép.

  • Bệnh lý liên quan đến niệu đạo khiến cho dòng chảy từ bàng quang bị nghẽn lại.

  • Người bệnh quá nhạy cảm do các bệnh lý hoặc do mang thai.

  • Đường niệu đã bị nhiễm trùng.

  • Bị chứng viêm bàng quang mô kẽ.

4. Tuyến tiền liệt ở nam giới có dấu hiệu tăng sản lành tính

Phì đại tiền liệt tuyến còn được biết đến với cái tên tăng sản lành tính. Đây là một dạng bệnh lý tương đối phổ biến ở nam giới, đặc biệt là người sau độ tuổi 50. Chứng bệnh này cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh đi tiểu đêm nhiều. 

Đây là một dạng bệnh lý lành tính, không phải là ung thư thường gặp ở những người đàn ông lớn tuổi. Căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến số lượng khoảng 50% đàn ông có độ tuổi từ 51 đến 60 và chiếm khoảng 90% với đàn ông trên 80 tuổi.

Tiền liệt tuyến chính là bộ phận được bao quanh niệu đạo. Do đó, nếu bộ phận này tăng kích thước sẽ gây ảnh hưởng đến dòng chảy, làm tắc nghẽn dòng chảy. Cùng với đó, kích thước của bàng quang sẽ dày thêm và gây nên khó khăn trong việc làm trống nước tiểu.

Hoàn toàn có thể điều trị tiểu đêm đến từ nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt bằng điều trị y khoa. Để khắc phục tình trạng này, hãy đến thăm khám bác sĩ sớm để nhận hướng dẫn điều trị, tránh những biến chứng xấu xảy ra do phì đại tuyến tiền liệt gây nên.

Tiểu nhiều về đêm có thể là do bị chứng bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Tiểu nhiều về đêm có thể là do bị chứng bệnh phì đại tiền liệt tuyến

5. Do tác dụng phụ từ một số loại thuốc cụ thể

Tiểu đêm cũng có thể xảy ra do tác dụng của một số loại thuốc được người bệnh sử dụng trong điều trị một số bệnh lý. Các loại thuốc này thường có chức năng lợi tiểu, thường dùng để điều trị huyết áp hay điều trị chứng phù ngoại biên ở mắt cá và bàn chân. Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì cần được bác sĩ hướng dẫn và tư vấn, tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

Hội chứng tiểu đêm có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ về đêm. Do đó, nếu xuất hiện tình trạng tiểu nhiều về đêm liên tục cần phải nhận biết nguyên nhân để có biện pháp đối phó, xử lý kịp thời. Tốt hơn hết cần đến thăm khám bác sĩ để nhận biết được chính xác nguyên nhân thông qua bệnh sử và các thăm khám, kiểm tra lâm sàng. 

Việc xác định được nguyên nhân khiến người bệnh tiểu nhiều về đêm kết hợp với việc thay đổi thói quen sống và sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh. Đặc biệt, hội chứng tiểu nhiều về đêm sẽ được cải thiện tốt hơn rất nhiều.

Nếu Quý khách đang mắc hội chứng tiểu nhiều về đêm, có thể đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, để được thăm khám, chẩn đoán cũng như đưa ra giải pháp điều trị phù hợp. Hoặc Quý khách có thể liên hệ trực tiếp qua tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch thăm khám.

Bài viết cung cấp những nguyên nhân dẫn đến hội chứng tiểu đêm thường gặp ở mọi lứa tuổi. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn xác định được nguyên nhân gây nên bệnh và nhanh chóng có biện pháp điều trị, xử lý kịp thời.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.