Tin tức
Hỏi đáp: xét nghiệm beta hCG có cần nhịn ăn sáng không?
- 06/05/2020 | Kết quả xét nghiệm beta hCG giảm trong thai kỳ có nguy hiểm không?
- 06/05/2020 | Xét nghiệm beta hCG phát hiện sự có mặt của thai kỳ
1. Beta hCG sinh ra trong cơ thể khi nào?
Beta hCG là một loại hormone thai kỳ trong đó hCG là chữ viết tắt của “ Human Chorionic Gonadotropin”. Beta hCG được sinh ra trong khoảng một tuần sau khi thụ tinh và rụng trứng, vào lúc phôi bắt đầu làm tổ ở niêm mạc tử cung. Nồng độ của hormone này được phát hiện thông qua xét nghiệm beta hCG.
Ngay sau khi được sản sinh ra từ nhau thai, beta hCG sẽ nhanh chóng đi vào trong máu, nồng độ sẽ tăng lên dần và đạt tối đa khi thai được hai tháng rưỡi. Giai đoạn tiếp theo nồng độ của hormone sẽ giảm dần và đạt mức ổn định vào tháng thứ tư, cuối cùng là duy trì cho đến hết thai kỳ.
Beta hCG được sinh ra khoảng 1 tuần sau thụ tinh
Thông qua dây rốn, bánh nhau có nhiệm vụ nuôi dưỡng thai nhi suốt khoảng thời gian ở trong bụng mẹ, tạo ra hàng rào trao đổi chất giữa mẹ và thai. Đồng thời, bánh nhau cũng giữ chức năng tiết ra các hormone điều hòa quá trình mang thai, trong số đó có beta hCG.
Bản chất của beta hCG là một peptid, giữ vai trò kích hoạt các tế bào mầm phát triển và trưởng thành, kích thích hormone sinh dục, quyết định giới tính của thai nhi.
2. Thời điểm nào cần xét nghiệm beta hCG?
Các trường hợp phổ biến mà bác sĩ thường cho chỉ định xét nghiệm beta hCG bao gồm:
-
Chẩn đoán có thai hay không sau khi có các dấu hiệu nghi ngờ.
-
Kiểm tra và chẩn đoán thai trứng để tìm hướng điều trị.
-
Kết hợp với các xét nghiệm mang tầm kiểm soát để kiểm tra trường hợp thai nhi bị dị tật chẳng hạn như hội chứng Down.
-
Xác định độ tuổi của thai nhi thông qua nồng độ của beta hCG.
-
Kiểm tra bất kỳ dấu hiệu nào không bình thường của thai, điển hình như chửa ngoài dạ con.
-
Chẩn đoán nguy cơ sảy thai có thể xảy ra ở sản phụ.
-
Kiểm tra, chẩn đoán một số bệnh ung thư có nguồn gốc từ trứng hoặc từ tinh trùng.
Mối liên hệ giữa nồng độ beta hCG với tuổi của thai thể hiện bảng sau:
Nồng độ beta hCG (mIU/ml) | Tuổi thai |
<5 | Không mang thai |
5 - 50 | Thai được 3 tuần |
5 - 426 | Thai được 4 tuần |
18 - 7340 | Thai được 5 tuần |
1080 - 56500 | Thai được 6 tuần |
7650 - 229000 | Thai 7 - 8 tuần |
25700 - 288000 | Thai 9 - 12 tuần |
13300 - 254000 | Thai 13 - 24 tuần |
3640 - 117000 | Thai 25 - 40 tuần |
3. Xét nghiệm beta hCG có cần nhịn ăn sáng không?
Beta hCG sẽ được di chuyển vào trong máu và đào thải qua nước tiểu nên việc xét nghiệm beta hCG có thể tiến hành với mẫu máu sau 11 ngày mang thai hoặc mẫu nước tiểu sau 14 ngày sau khi thụ thai. Tuy nhiên, sẽ có khá nhiều người thắc mắc rằng liệu trước khi xét nghiệm beta hCG có cần nhịn ăn sáng giống như nhiều xét nghiệm khác hay không?
Với xét nghiệm beta hCG, các mẹ không nhất thiết phải nhịn ăn sáng. Tuy nhiên trước khi xét nghiệm 12 tiếng, mẹ không nên sử dụng các thức uống có vị ngọt như nước ép hoa, sữa, không sử dụng đồ uống có cồn hay ăn chè.
Không nhất thiết phải nhịn ăn sáng trước khi xét nghiệm beta hCG
Xét nghiệm bằng nước tiểu sẽ được thực hiện với que thử, nếu có thai, que thử sẽ xuất hiện hai vạch, nếu không có thì chỉ có một vạch như ban đầu. Tuy nhiên, hình thức này không thể biết được nồng độ của beta hCG nên không xác định được tuần tuổi của thai. Ngoài ra kết quả có thể bị ảnh hưởng do thời gian lấy mẫu, cách lấy mẫu nước tiểu,…
Với xét nghiệm máu, mẹ bầu không cần phải chuẩn bị bất cứ điều gì trước khi tiến hành. Kết quả xét nghiệm máu cũng cho kết quả chính xác về nồng độ beta hCG kể cả khi với hàm lượng thấp. Mẹ nên thực hiện xét nghiệm máu vào buổi sáng để có kết quả tốt nhất, tuy nhiên không cần phải nhịn ăn.
4. Tính chính xác của xét nghiệm beta hCG
Xét nghiệm beta hCG không phải lúc nào cũng luôn luôn chính xác được 100%. Vẫn có nhiều trường hợp kết quả xét nghiệm beta hCG cho âm tính giả hay dương tính giả.
Âm tính giả là hiện tượng bạn có thai nhưng kết quả xét nghiệm nước tiểu của bạn chỉ có một vạch hoặc xét nghiệm máu có nồng độ beta hCG dưới 5 mIU/ml. Nguyên nhân có thể do bạn xét nghiệm quá sớm khi nồng độ beta hCG còn rất thấp nên không thể cho kết quả chính xác.
Xét nghiệm beta hCG có thể có kết quả sai lệch
Dương tính giả là hiện tượng bạn chưa có thai nhưng kết quả xét nghiệm beta hCG lại cho biết bạn đã có em bé. Hiện tượng này có thể do nguyên nhân một loại kháng thể có mang theo những mảnh vỡ của beta hCG, các mảnh vỡ này khiến nồng độ beta hCG cao trong máu hoặc làm que thử nước tiểu xuất hiện 2 vạch.
Mọi xét nghiệm luôn có sai sót cũng giống như xét nghiệm beta hCG. Kết quả xét nghiệm chỉ cho bạn biết là bạn có thai hay chưa và theo dõi sự phát triển của thai nhi thông qua bánh nhau. Mẹ phải biết rằng xét nghiệm beta hCG không xác định được giới tính, cân nặng của thai và không biết được chỉ số IQ. Do vậy các mẹ bầu không nên quá lo lắng và để tâm đến nồng độ beta hCG mà hãy có chế độ chăm sóc thai nhi, chăm sóc bản thân thật hợp lý và khoa học.
Các mẹ bầu không nên thực hiện xét nghiệm beta hCG liên tục. Không cần nghĩ đến việc xét nghiệm beta hCG có cần nhịn ăn sáng hay không? Mẹ bầu có thể theo dõi sức khỏe của bé thông qua các chỉ số và phương tiện khác. Điều quan trọng là các mẹ cần có một chế độ nghỉ ngơi, thư giãn kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập để cơ thể mẹ và thai luôn khỏe mạnh. Và phải đảm bảo rằng mẹ luôn được kiểm tra sức khỏe định kỳ.Với mọi phụ nữ đang mang thai thì nên có lịch hẹn và thực hiện lịch trình theo dõi mà bác sĩ hướng dẫn.
Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp
Nếu bạn đang muốn tìm một địa chỉ tin cậy để thực hiện các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu thì Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một gợi ý cho bạn. Hãy nhanh chóng liên hệ hotline: 1900 565656 để được nhân viên tư vấn và đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!