Tin tức
Hướng dẫn cách đọc các chỉ số xét nghiệm nước tiểu khi mang thai
- 06/09/2021 | Xác định lộ trình xét nghiệm thai kỳ theo các mốc quan trọng
- 07/12/2021 | Mục đích, vai trò xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là gì?
- 18/01/2021 | Bác sĩ hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu
1. Tầm quan trọng của xét nghiệm nước tiểu khi mang thai
Việc khám thai định kỳ và phát hiện sớm các bất thường trong giai đoạn thai nghén giúp ngăn ngừa kịp thời các bệnh lý và biến chứng nguy hiểm xảy ra với người mẹ và thai nhi.
Vì vậy mẹ bầu cần phải làm xét nghiệm nước tiểu trong những lần tái khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe thông qua các chất khác nhau hiện diện trong nước tiểu. Dưới đây là một số loại bệnh lý có thể được phát hiện nếu mẹ bầu làm xét nghiệm nước tiểu khi mang thai:
1.1. Tiểu đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ xảy ra khi quá trình sản xuất insulin trong cơ thể bị rối loạn. Nếu xét nghiệm nước tiểu của thai phụ cho thấy hàm lượng đường huyết tăng cao thì cũng có liên quan đến tiểu đường thai kỳ. Khi có kết quả xét nghiệm nghi ngờ tình trạng này, bác sĩ sẽ cần dựa vào xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để kiểm tra chính xác xem liệu thai phụ có đang bị tiểu đường thai kỳ hay không.
Tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Bệnh chủ yếu gặp phải vào giai đoạn từ tuần thai thứ 24 trở đi, do đó hầu hết các mẹ bầu sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose trong khoảng thời gian này để chẩn đoán nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Trong trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì sẽ gây ảnh hưởng cho cả người mẹ và thai nhi như : đối với mẹ dễ bị sinh non, tiền sản giật, tăng nguy cơ đẻ mổ,... đối với thai nhi: thai to, suy hô hấp, vàng da sơ sinh,....
1.2. Xác định Ketone
Ketone là một loại hợp chất thường xuất hiện khi phân hủy chất béo, nó có tính axit và được giải phóng một lượng lớn vào trong nước tiểu ở những thai phụ mắc chứng đái tháo đường thai kỳ. Chỉ số Ketone trong giới hạn bình thường ở các mẹ bầu là từ 0,25 - 0,5 mmol/L (tương đương 2,5 - 5 mg/dL).
Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy nồng độ Ketone tăng cao thì mẹ bầu cần điều chỉnh lại chế độ ăn cho phù hợp nếu hàng ngày ăn quá nhiều đường và mất cân bằng dinh dưỡng. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.
1.3. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nếu phát hiện ra trong nước tiểu có sự xuất hiện của vi khuẩn thì có nghĩa là thai phụ đang có dấu hiệu bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Mức độ có thể từ nhẹ đến nặng. Trong trường hợp mẹ bầu không làm xét nghiệm định kỳ và không phát hiện cũng như xử lý sớm tình trạng này thì sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như: nhiễm trùng từ đường tiết niệu lan tới thận có thể làm tổn thương thận, chuyển dạ sinh non, thiếu máu, suy hô hấp. Ngoài ra nguy cơ sảy thai, thai lưu, nhiễm trùng sơ sinh và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cũng rất cao do mẹ nhiễm trùng tiết niệu nghiêm trọng.
Ngoài ra dấu hiệu tăng nồng độ pH và số lượng bạch cầu trong nước tiểu cũng cảnh báo tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. Đặc biệt khi xảy ra hiện tượng nhiễm trùng, có thể nhận ra sự hiện diện của nitrite trong nước tiểu.
Đối với những trường hợp này, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh cho thai phụ để kiểm soát nguy cơ nhiễm trùng ngay từ giai đoạn đầu.
1.4. Vấn đề về thận
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai còn giúp phát hiện ra các bệnh lý liên quan tới thận như hội chứng thận hư, viêm cầu thận,...
1.5. Đánh giá nguy cơ tiền sản giật
Vào giai đoạn những tháng cuối thai kỳ, nếu chỉ số protein tăng cao trong nước tiểu thì thai phụ sẽ phải đối mặt với chứng cao huyết áp và tiền sản giật. Bất cứ thai phụ nào cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này và nó vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng của cả thai phụ lẫn thai nhi nếu không được kiểm soát ngay từ sớm.
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai giúp đánh giá nguy cơ tiền sản giật
Những mẹ bầu được xác định nguy cơ tiền sản giật cao sẽ được thăm khám và theo dõi thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời nếu xảy ra biến chứng.
1.6. Chẩn đoán các bệnh lý lây qua đường tình dục
Nếu mẹ bầu thực hiện xét nghiệm nước tiểu thì có thể phát hiện được ra các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, lậu cầu, Chlamydia,... Những bệnh này làm tăng rủi ro sảy thai, sinh non, nhiễm trùng phổi và mắt của trẻ sơ sinh do vi khuẩn thâm nhập sâu vào bào thai khi còn ở trong bụng mẹ.
2. Nên tiến hành xét nghiệm nước tiểu khi mang thai ở đâu?
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai nói riêng và việc khám thai định kỳ nói chung là cần thiết, quan trọng đòi hỏi tính chính xác cao. Bởi vì chỉ cần những vấn đề bất thường nhỏ ở thai kỳ mà không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì có thể ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của mẹ và bé.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín, chất lượng được nhiều chị em phụ nữ tin tưởng chọn lựa trong việc thăm khám và xét nghiệm thai kỳ.
MEDLATEC đã và đang cung cấp dịch vụ thăm khám và theo dõi thai sản để các mẹ bầu lựa chọn, giúp các mẹ được theo dõi và sàng lọc thai kỳ ngay từ giai đoạn đầu mang thai cho đến khi kỳ sinh nở diễn ra. Trong quá trình thăm khám, thai phụ sẽ được các bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm tư vấn, chỉ định các loại xét nghiệm phù hợp, theo dõi thai kỳ bằng thiết bị siêu âm 3D, 4D hiện đại.
Bên cạnh xét nghiệm nước tiểu khi mang thai, các mẹ cũng cần làm các chẩn đoán thường quy khác khi đi khám thai định kỳ
Bên cạnh việc khám thai định kỳ tại viện, mẹ bầu cũng có thể đăng ký dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà vô cùng tiện lợi. Nhân viên y tế của MEDLATEC sẽ đến tận địa chỉ mà khách hàng đăng ký để tiến hành lấy mẫu máu và nước tiểu theo yêu cầu, sau đó mẫu sẽ được gửi về Trung tâm Xét nghiệm theo đúng quy trình và trả kết quả tận nơi.
Để được hướng dẫn chi tiết, cụ thể về cách thức đặt lịch khám hoặc lấy mẫu tại nhà, quý khách hàng hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC ngay từ hôm nay!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!